Lòng Từ, Bi, Hỷ, Xả là một tình cảm xuất phát từ trái tim, không cần có lý do hay điều kiện gì đặc biệt
Lòng từ

Lòng Từ, Bi, Hỷ, Xả là một tình cảm xuất phát từ trái tim, không cần có lý do hay điều kiện gì đặc biệt.


Đời sống càng khó khăn, trái tim của con người càng khô cằn và con người từ từ trở thành ốc đảo trong biển rừng xi măng, từ đó tâm hồn con người không còn chổ neo, rồi tự mình lập một mãnh đất riêng, đặt tên cho nó là của Tôi và xây lên một hàng rào bảo vệ nó.

Từ sự lo sợ cái hàng rào sẽ bị phá ủy, cho nên phải đấu tranh, mà đấu tranh không giữ được, biến thành khổ đau và đồng thời sự hiện hữu của hàng rào này đã làm mất đi cái thế giới bên ngoài của chính mình.

Do đó trên phương diện khách quan thì cái hàng rào này hàm chứa : sự lo sợ, khổ đau và mất mát và nếu không còn sự lo sợ, khổ đau hay mất mát, thì mãnh đất riêng của Tôi sẽ là một nơi cảm thấy an toàn, yên tĩnh để có thể bình tâm nhận xét mọi việc trong cuộc sống bên trong và bên ngoài của xã hội, qua sự nhận thức cái hay, cái dở, cái tốt, cái xấu, điều lành, điều ác ...

Chính nhờ những yếu tố này mà con người có thể tự biết mình và làm khác mình với thế giới xung quanh, bằng sự thay đổi cách nhìn, cách sống, với mục đích trở nên hoàn thiện và lớn lên trong xã hội.

Từ nhận thức để hành động, là một lẽ sống cao đẹp, là một cái nhìn tích cực đến với cuộc đời bằng sự chia sẻ niềm vui với người khác, là pháp tu tập cho bản thân để phát triễn tâm linh để tạo nghiệp lành.

Khi trái tim trở thành một người học Phật thì lòng Từ, Bi, Hỷ, Xả sẽ là lẽ sống để thực hành trong mọi hoàn cảnh chứ không phải là giáo thuyết. Bốn chữ này không phải là đề tài mới trong Phật học, nhưng nó không củ và rất cần thiết cho cuộc sống hiện tại. Con người sống thường có hai cái vui :

Cái vui thứ nhất là cái vui ngắn ngủi giả tạm, cái vui này còn bị phiền não chi phối vì có tham, sân, si đòi hỏi.

Còn vui thứ hai là cái vui bền bỉ chân thật, cái vui thể hiện bằng lòng Từ, Bi, Hỷ, Xả của chính mình, để cho tất cả đều được an vui.

Lòng Từ, Bi, Hỷ, Xả trong cuộc sống bình đẳng của Đức Phật trong Kinh Từ Bi có ghi như sau :

"Nguyện cho mọi người và mọi loài đươc sống trong an toàn và hạnh phúc, tâm tư hiền hậu và thảnh thơi / Nguyện cho tất cả các loài sinh vật trên trái đất đều được sống an lành, những loài yếu, những loài mạnh, những loài cao, những loài thấp, những loài lớn,những loài nhỏ, những loài ta có thể nhìn thấy, những loài ta không thể nhìn thấy, những loài ở gần, những loài ở xa, những loài đã sinh và những loài sắp sinh / Nguyện cho đừng loài nào sát hại loài nào, đừng ai coi nhẹ tính mạng của ai, đừng ai vì giận hờn hoặc ác tâm mà mong cho ai bị đau khổ và khốn đốn."

Từ, Bi, Hỷ, Xả là bốn đức tính sẳn có trong lòng mỗi người :

Từ, tiếng phạn Maitrī, मैत्री, chủ cách giống cái số ít, maitra, मैत्र, có động từ gốc mitra मित्र trung tính ghép từ hai chữ [mith-ra] và tiếng pali là Mettā, có nghĩa nhiều nghĩa như : tình thương, tình bạn, lòng nhân ái đối với người khác, không giai cấp.

Bi, tiếng phạn và pali là Karuṇa, करुणcó nghĩa là, thương xót cho, có thể giảm thiểu khổ đau cho, an ủi cho, buồn vì cái buồn của người khác, khổ vì cái khổ của người khác, cảm thông sâu sắc với người, giải tỏa nghi ngờ, giúp tránh lỗi lầm, hoà giải xung đột.

Hỷ, tiếng phạn và pali là Muditā, मुदित, có động từ gốc √ मुद्mud_1, có nghĩa là, vui cái vui bên ngoài mang đến, cảm nhận cái hạnh phúc chung với thiên hạ, sanh khởi Niềm vui là cho tất cả mọi người, niềm vui tràn đầy an bình và hạnh phúc.

Xả, tiếng phạn là upekṣā, उपेक्षा, và pali là Upekkha, có nghĩa là, tha thứ, từ bỏ, không khác biệt, không dính mắc, không bám viú, nhìn cùng khắp, không bị giới hạn bởi.

Từ, Bi, Hỷ, Xả là bốn chữ để Phật cho người học Phật, một cách sống thật sự cần thiết, hữu ích và quan trọng. Điều quan trọng hơn là nh ững người học phải hiểu thật kỹ và thực hành chúng thật đúng đắn trong đời sống hàng ngày.

Có thương yêu và được yêu thương, thì mới hạnh phúc cho mình, cho người và cho cả mọi loài. Cuộc sống, không thể nào thiếu được sự thương yêu và được yêu thương, không có nó cuộc sống sẽ bị đảo lộn.

Kính bút

TS Huệ dân
 

   

Về Menu

lòng từ long tu tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

thẠn 霊園 横浜 ç¹ i Pháp 金宝堂のお得な商品 市町村別寺院数順位 tuc 佛经讲 男女欲望 永平寺宿坊朝のお勤め doi song la mong manh 福慧圆满的究竟佛是怎样成呢 色登寺供养 随喜 皈依是什么意思 già n Thưởng thức các món ngon tại Ẩm thực 一念心性 是 墓地の販売と購入の注意点 Lễ hội Ẩm thực chay Phong vị Huế 9 công dụng tuyệt vời của các 必使淫心身心具断 佛教教學 浄土宗 2006 tột cùng của phật pháp là an lạc คนเก ยจคร าน 己が身にひき比べて 金剛經 ゆいじょごぎゃくひほうしょうぼう ไๆาา แากกา 五戒十善 圆顿教 sự cố chấp của đàn ông vì quan niệm ส วรรณสามชาดก อธ ษฐานบารม 市町村別寺院数 Lên chùa lạy Phật kết 荐拔功德殊胜行 Trăng 水子葬儀のお礼品とお祝いの方法 饒益眾生 お墓参り 忍四 蒋川鸣孔盈 おりん 木魚のお取り寄せ อธ ษฐานบารม สวนธรรมพ นท กข GiÒi ประสบแต ความด 飞来寺 å