Trung quán luận dạy chúng sanh tu tập từ bỏ chấp thủ chứng nhập tánh không , còn Duy thức học dạy chúng sanh chuyển thức phân biệt thành trí vô phân biệt chứng nhận duy thức tánh
Luận Đại Thừa Bách Pháp

Trung quán luận dạy chúng sanh tu tập từ bỏ chấp thủ chứng nhập tánh không , còn Duy thức học dạy chúng sanh chuyển thức phân biệt thành trí vô phân biệt chứng nhận duy thức tánh .

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
GIÁO TRÌNH MÔN DUY THỨC HỌC

Dùng để giảng dạy trong các Trường Trung Cấp Phật Học)
Biên Soạn Thích Long Vân
(Ủy Viên Ban Hoằng Pháp T. Vĩnh Long)

LỜI NÓI ĐẦU

Giáo trình này là một sự cố gắng giải thích về tác phẩm "Đại thừa bách pháp minh môn luận" của Bồ Tát Thế Thân, thuộc Tạng luận chuyên nghiên cứu về giáo lý Duy Thức Học của Đạo Phật.

Trong giáo trình này, chúng tôi đã có sự tham khảo nhiều sách dịch và giải thích về duy thức học của các bậc Tiền bối, trong đó chính yếu dựa trên cuốn Duy Thức Nhập Môn của HT Thích Thiện Hoa vì đây chính là chiếc chìa khóa để chúng ta mở cửa bước vào tòa nhà đồ sộ của duy thức học.

Vĩnh Long, ngày 10-11- 2008

THÍCH LONG VÂN

Kính ghi

BÀI I

KHÁI QUÁT VỀ HỌC THUYẾT DUY THỨC


Duy thức học là môn học chuyên nghiên cứu và khảo sát về nhân sinh và vũ trụ thuộc hệ thống của nền triết học Phật giáo. Theo sự phân tích của các Học giả Phật học, người ta cho rằng triết học Phật giáo có thể chia ra làm 3 hệ thống tư tưởng :

Tư tưởng của Ngài Long Thọ (Nagarjuna) chủ trương ''không'' tức là nội tâm và ngoại cảnh đều không thật có.
Tư tưởng của Ngài Vô Trước (Asanga)và Thế Thân (Vasubandhu) chủ trương duy thức.
Học thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ (savartivada) bao gồm: Kinh Lượng Bộ (sautratika)và Đại Tỳ Bà Sa (Vaibhasaka) Kinh Lượng Bộ căn cứ vào bộ Thành Thật Luận làm căn bản và Tỳ Bà Sa căn cứ vào Câu Xá Luận làm căn bản .

Nhất thiết Hữu bộ chủ trương thực hữu.

Duy thức học không chấp nhận quan điểm tất cả điều hiện hữu của Nhất thiết Hữu bộ, hay tất cả đều không có gì của Trung Quán. Học thuyết duy thức ra đời, xuất hiện bằng tư tưởng coi như đứng giữa 2 chủ thuyết trên.

Tức là không phủ nhận hoàn toàn triệt để các tư tưởng trên mà chấp nhận cái có lý và phủ nhận cái không có lý, lập trường của duy thức đồng quan niệm với Trung quán luận là chủ trương tất cả các pháp ngoại cảnh không thật có.

Nhưng duy thức khẳng định sự hiện hữu của vạn vật ngoại cảnh là cho sự phân biệt của thức. Tuy nhiên Duy thức học không đồng quan điểm với Trung quán là tâm thức cũng giã hữu không thực có.

Vì thức là năng phân biệt, năng liễu tri. Nếu tâm thức là giã hữu thì làm sao phân biệt được ngoại cảnh, làm sao thấy được chân lý.

Duy thức học đồng quan điểm với phái Nhất Thiết Hữu Bộ ở chỗ mặt dầu sự vật nội tâm có thật, là giả danh nhưng bản chất sự vật là thật có. Thế nhưng duy thức học phủ nhận ngoại cảnh là giả hữu ,đối lập nhất thiết hữu bộ cho là thật có.

Tóm lại, tuy nhận thức về lời Phật dạy có khác nhau ,thuyết thì hữu thuyết thì vô, thuyết thức có cảnh không... nhưng đều đúng với chân lý Phật giáo cả, tuy sự trình bày có khác nhau nhưng tất cả hướng dẫn chúng sanh tu tập để trở về cứu cánh Niết bàn (nirvana)

Trung quán luận dạy chúng sanh tu tập từ bỏ chấp thủ chứng nhập tánh không , còn Duy thức học dạy chúng sanh chuyển thức phân biệt thành trí vô phân biệt chứng nhận duy thức tánh .

_________________


BÀI II

LƯỢC SỬ VỀ DUY THỨC HỌC


Duy thức học hay Pháp tướng tông được giảng dạy ngay khi Đức Phật còn tại thế được ghi lại trong sáu bộ Kinh như :

v Kinh Lăng già

v Kinh Giải thâm mật

v Kinh Như lai xuất hiện công đức trang nghiêm

v Kinh A tỳ đạt ma

v Kinh Hoa nghiêm

v Kinh Mật nghiêm

Khoảng 900 năm sau khi Đức Phật diệt độ, có 2 luận sư Phật học nổi tiếng là Ngài Vô trước và Thế Thân lập ra trường phái Duy thức học.

Tương truyền rằng ngài Vô Trước nhập định lên cõi trời Đâu xuất (Tusita heaven) nghe Bồ Tát Di Lặc dạy về duy thức bao gồm các tác phẩm như : Du già sư địa luận ,Đại thừa trang nghiêm kinh luận, Thập địa kinh luận và Biện trung biên luận và sau này ngài Vô trước làm ra các bộ luận như:

1. Hiển dương Thánh giáo luận

2. Nhiếp đại thừa luận

3. Đại thừa A tỳ đạt ma tạp luận

Sau đó ngài Thế Thân, em của ngài Vô Trước sáng tác thêm gồm :

Duy thức tam thập tụng

Duy thức nhị thập tụng

Đại thừa bách pháp minh môn luận.

Duy thức học do hai anh em Vô Trước lập ra và sau đó lan tràn khắp ấn độ cho đến thế kỉ 6 AD tức 200 năm sau kể từ khi học thuyết này ra đời có nhiều luận sư duy thức học xuất hiện như:

Hỏa Biện

Thân Thắng

Đức Tuệ

Trần Na

An Tuệ

Nan Đà

Hộ Pháp

Huyền Trang

Khuy Cơ

Từ đây, Duy thức học lan tràn khắp đất nước Trung hoa ,sang Nhật rồi khắp miền á đông.

Tại Nhật bản ,học thuyết duy thức đã phát triển mạnh mẽ và trở thành một nước đứng đầu về duy thức học trên thế giới.

_________________________


BÀI III

TIỂU SỬ BỒ TÁT THẾ THÂN


Bồ Tát Thế Thân (Vasubandhu) sanh tại Bá Lộ Sa (Purusapura).Ngày nay là thành phố Peshawar, Vương quốc Gandhara (nơi tạc tượng Phật nổi tiếng )vào năm 316 AD tức 860 năm sau khi Đức Phật diệt độ. Ngài là người con thứ hai trong gia đình Bà La Môn cha là Kiều Thi Ca (Kausika ) mẹ là Tỷ Lân Trì ( Vikica)

Ngài sinh ra được một năm sau khi anh của ngài là Vô Trước trở thành tu sĩ Phật giáo

Vasubandhu có nghĩa là vị thân thuộc của Thiên Đế Thích nên dịch ra tiếng việt là Thế Thân (The Kinsman of God)

Thời niên thiếu, Ngài tiếp nhận nền triết lý Bà La Môn từ người cha của mình và sau đó ngài tu theo tiểu thừa Phật Giáo với học phái Nhứt Thiết Hữu Bộ, lấy luận Tỳ Bà Sa làm căn bản. Sau khi nghiên cứu bộ luận này, ngài có một ít nghi ngờ về giá trị và sự thích hợp. Sau đó ngài đi đến cái vùng Kasmir (Trung tâm của Nhứt thiết hữu bộ)để nghiên cứu thêm bốn năm nữa.

Sau khi nghiên cứu, ông ta cho rằng luận Tỳ Bà Sa này không phải là cứu cánh của Đạo Phật và trở về quê nhà sáng tác 600 bài kệ được gọi là Câu Xá Luận và trở thành giáo chủ của trường phái Nhất Thiết Hữu Bộ.Từ đó,Ngài đi du phương hoằng hóa truyền bá tư tưởng tiểu thừa Phật Giáo và đả phá tư tưởng Đại thừa Phật giáo.

Biết được thái độ của người em mình như vậy nên ngài Vô Trước quyết định đưa em mình vào con đường đại thừa.

Vô Trước sai hai người đệ tử mang kinh luận đại thừa đến đọc cho Thế Thân nghe. Sau khi nghe đọc hết các kinh luận đại thừa, Thế Thân nhận ra Phật Giáo đại thừa rất thâm sâu về cả lý thuyết lẫn thực hành. Hối hận vì xưa kia hủy báng Đại thừa.

Ngài định "cắt lưỡi để tạ tội". Các đệ tử của ngài Vô Trước thấy thế khuyên Thế Thân nên đến gặp Ngài Vô Trước. nghe lời khuyên Thế Thân đến gặp anh mình và tại đây một sự thảo luận về Tư tưởng Đại thừa Phật Giáo được diễn ra giữa hai anh em.

Vô Trước khuyên Ngài Thế Thân nên sử dụng cái lưỡi và sự hiểu biết của mình để nghiên cứu và truyền bá Phật Giáo Đại thừa.Từ đó Ngài chuyên tâm sáng tác Đại thừa luận, Duy thức luận, xiển dương chánh nghĩa đại thừa.

Khi Ngài còn tu bên Tiểu thừa, Ngài đã sáng tác được 500 bộ luận và khi hướng theo Đại thừa, ngài sáng tác thêm được 500 bộ luận nữa nên người đời gọi Ngài là " Thiên Bộ Luận Sư"

Giảng:

_________________________


BÀI IV

PHẦN I: CHÁNH VĂN


Hỏi: Như lời Phật dạy: "Tất cả các pháp đều vô ngã".Vậy cái gì là "tất cả các pháp" và sao gọi là "vô ngã"?

Đáp: Tất cả các pháp tuy nhiều nhưng tóm lại có một trăm pháp, chia làm 5 loại:

I. Tâm Vương: có 8 món

II. Tâm Sở Hữu Pháp: có 51 món

III. Sắc Pháp: có 11 món

IV. Tâm Bất Tương Ưng Hành Pháp: có 24 món

V. Vô Vi Pháp: có 6 món

GIẢNG GIẢI:

I.TÂM PHÁP hay TÂM VƯƠNG ( 8 món)

1. Nhãn Thức ( cái biết của con mắt )

2. Nhĩ Thức ( cái biết của lỗ tai )

3. Tỷ Thức ( cái biết của lỗ mũi )

4. Thiệt Thức ( cái biết của lưỡi )

5. Thân Thức ( cái biết của thân thể )

6. Ý Thức ( cái biết của ý ). Ý thức là phạm vi của cái biết, ý thức làm chủ 5 thức trên đặc tánh của nó là phân biệt.

7. Mạt Na Thức: Chấp ngã hay còn gọi là Ý căn

8. A Lại Da Thức: Tích tập, chứa nhóm.

Tám thức này còn gọi là Bát thức tâm vương, vì tám món tâm này có công năng thù thắng hơn hết như ông vua có oai quyền thế lực thống trị thiên hạ nên gọi là nhứt thiết tối thắng cố.

II . TÂM SỞ

Tâm sở xuất phát từ câu " Tâm vương chi sở hữu pháp" để chỉ cho các pháp đó là pháp sở hữu của tâm vương.

Tâm Sở Hữu Pháp lược gồm có 51 món, phân làm 6 nhóm:

1. Biến Hành Tâm sở có 5: Xúc,Tác ý, Thọ, Tưởng và Tư

2. Biệt Cảnh Tâm Sở có 5: Dục, Thắng giải, Niệm, Định và Tuệ

3. Thiện Tâm sở có 11: Tín, Tàm, Quý, Vô tham, Vô sân, Vô si, Tinh tấn, Khinh an, Bất phóng dật, Hành xã và Bất hại.

4. Căn Bản Phiền Não có 6: Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi và Ác kiến (bất chánh kiến)

Ác kiến có 5: Thân kiến, Biên kiến, Tà kiến, Kiến thủ và Giới cấm thủ

5. Tùy phiền não có 20 được chia làm 3 loại:

a.Tiểu Tùy có 10: Phẩn, Hận, Phú, Não, Tật, San, Cuống, Xiểm, Hại, Kiêu.

b. Trung tùy có 2: Vô tàm, Vô quý.

c. Đại tùy có 8: Trạo cử, Hôn trầm, Bất tín, Giải đãi, Phóng dật, Thất niệm, Tán loạn, Bất chánh tri.

6. Bất Định có 4: Hối, Miên, Tầm, Tư

III. SẮC PHÁP

Sắc Pháp là do hai món tâm vương và tâm sở mà hiện ra cảnh tượng gọi là sắc pháp (nhị sở hiện ảnh cố)

Sắc pháp lược có 11 món:

+ Năm căn: Nhãn căn, Nhĩ căn, Tỷ căn, Thiệt căn và Thân căn.

+ Sáu trần: Sắc trần, Thinh trần, Hương trần, Vị trần, Xúc trần và Pháp trần.

IV. TÂM BẤT TƯƠNG ƯNG HÀNH PHÁP

Do 3 món Tâm vương, Tâm sở và Sắc pháp mà thành ra 24 món sai khác gọi là Tâm bất tương ưng hành. Lược gồm 24 món:

Đắc, Mạng căn, Chúng đồng phận, Dị sanh tánh, Vô tưởng định, Diệt tận định, Vô tưởng báo, Danh thân, Cú thân, Văn thân, Sanh, Trụ, Lão, Vô thường, Lưu chuyển, Định dị, Tương ưng, Thế tốc, Thứ đệ, Thời, Phương, Số, Hòa hiệp tánh và Bất hòa hiệp tánh.

V. VÔ VI PHÁP

Do bốn món Tâm vương, Tâm sở, Tâm bất tương ưng hành và sắc pháp nên hiện ra 6 pháp Vô vi. Vô Vi pháp lược giải gồm có 6:

Hư Không vô vi, Trạch diệt vô vi, Phi trạch diệt vô vi, Bất động diệt vô vi, Tưởng thọ diệt vô vi và Chơn như vô vi.

_________________________


BÀI V

PHẦN II


Luận chủ trả lời câu hỏi thứ hai: "sao gọi là vô ngã ?"

Vô Ngã gồm có 2: Nhơn vô ngã (Bổ đặc già la vô ngã) và Pháp vô ngã.

1. Nhơn Vô ngã:

Chữ ngã gọi là chủ thể. Thông thường, chữ ngã nghĩa là: Ta, Tôi thuộc ngôi thứ nhất của đại danh từ, tức là chỉ một con người nào đó được gọi là chủ tể. Chủ là tự tại, Tể là sai xử phán đoán.

Người đời chấp có ngã như chấp có thân mạng sống, thấy mình được tự tại, tự chủ và tự quyền sai khiến phán đoán.

Theo Thánh giáo, cái được gọi là Ngã cần phải hội đủ những yếu tố sau đây:

- Chủ tể: Nghĩa là không bị chi phối và lệ thuộc bất cứ một thế lực nào.

- Cái đoán: Tự nó là tự nó, không một lý do nào, một sự kiện nào làm cho nó tốt hoặc xấu đi được.

- Bất biến: Vô thỉ cũng thế mà vô chung cũng thế. Không có lúc sanh cũng không có lúc diệt.

- Tự tại: bất động, như như.

Như vậy chữ ngã theo Thánh giáo hoàn toàn thoát ra khỏi sự chi phối của vô thường, biến dị của không gian và thời gian.

2. Pháp Vô Ngã:

Pháp gọi là Quỹ trì. Qũy nghĩa là có khuôn mẫu nhất định, dể khiến người ta hiểu biết được.Trì là giữ gìn tính chất của nó chưa bị hư mất.

Ví dụ: Cái bàn, Cái ghế...mỗi thứ là một pháp, không cái nào lẫn lộn với cái nào.

Mỗi Pháp có 3 đặc điểm : Thật, Đức và Nghiệp.

a.Thật : có sự thật, thật có.

b.Đức : Tính chất , mỗi pháp đều có tính chất riêng.

c.Nghiệp : dùng làm gì?

Chữ pháp theo Thánh giáo gồm những sở tu như: Tứ đế, Ngũ uẩn, Thập Nhị Nhân Duyên v.v...

Những pháp sở chứng như A la Hán, Bồ đề, Niết bàn... cũng chỉ là giả mà nói.

Như vậy, chúng sanh chấp thân và tâm này là thật , là ta nên gọi là nhân ngã, chấp núi sông, đất liền , tất cả sự vật bên ngoài đều thật có, như thế gọi là pháp ngã .

Vì nhơn không thật mà pháp cũng không thật có , nên Phật gọi là tất cả pháp vô ngã. Duy Thức Học thuyết minh, ngã và pháp đều do Duy thức biến hiện.

_________________________


BÀI VI

1. Nguyên Văn :

"Nhứt thế pháp giả,

Lược hữu ngũ chủng

Nhứt giả tâm pháp

Nhị giả tâm sở hữu pháp

Tam giả sắc pháp

Tứ giả tâm bất tương ưng hành pháp

Ngũ giả vô vi pháp"


2. Dịch nghĩa:

Hết thảy các pháp lược có 5 loại:

Một là tâm pháp

Hai là tâm sở hữu pháp

Ba là sắc pháp

Bốn là tâm bất tương ứng hành pháp

Năm là vô vi pháp

3. Giải Thích:

Tâm - Ý – Thức

Chữ "Tâm" có rất nhiều nghĩa nhưng tóm lại có 6 nghĩa:

1.Tập khởi: Chứa nhóm và phát khởi. Nghĩa này thuộc về thức thứ 8 ( A lại Da thức). Vì thức này có công nặng chứa nhóm chủng tử của các pháp rồi phái khởi ra hiện hành.

2. Tích tập: nghĩa này thuộc về 7 thức trước (nhãn thức ,nhĩ thức ,tỷ thức ,thiệt thức ,thân thức ,ý thức và mạt na thức). Vì bảy thức trước này có công năng chứa nhóm các pháp hiện hành để huân vào tàng thức.

3.Duyên lự : Duyên cảnh khởi ra sự phân biệt. Tám thức đều tự duyên cảnh rồi khởi ra phân biệt

4.Thức: Là hiểu biết, phân biệt. Cả tám thức đều có công dụng hiểu biết và phân biệt về đối tượng sở duyên (cảnh).

5. Ý: Sanh diệt tương tục không gián đoạn. Cả tám thức đều niệm niệm sanh diệt tương tục không gián đoạn.

6. Tâm- Ý- Thức: Theo đặc tính của mỗi thức thì thức thứ 8 nghĩa là Tích tập gọi là Tâm. Thức thứ 7 sanh diệt tương tục nên gọi là Ý, 6 thức trước gọi là Tiền lục thức gọi là Thức.

_________________________


BÀI VII

BỐN PHẦN


Các Tâm vương và Tâm sở khi tiếp xúc với đối tượng ngoại cảnh gồm có bốn phần:

1. Tướng phần(images)

2. Kiến phần ( activities)

3. Tự chứng phần.

4. Chứng tự chứng phần

1.Tướng phần: Là phần thuộc về hình tướng, ngoại cảnh, phần đối tượng sở duyên của kiến phần thức.

Ví dụ: Tướng phần của nhãn thức là phần hình ảnh thuộc về sắc trần ( visible from) của một sự vật .( thuộc cảnh tướng)

Đệ Thất thức( thức thứ 7) lấy kiến phần của thức thứ 8 gồm tướng trạng của ngã và pháp làm tướng phần sở duyên của nó. ( thuộc tâm tướng )

Đệ Bát thức lấy chủng tử, căn thân, và khí thới giới làm tướng phần sở duyên của nó ( tâm tướng)

2. Kiến phần: Là phần tác dụng năng duyên, khả năng sự nhận thức của thức.

Ví dụ: Nhãn thức, kiến phần là phần tác dụng của tâm thức để nhìn thấy hình tướng sự vật qua con mắt.

Thân thức, kiến phần là phần tác dụng của tâm thức để cảm biết về sự xúc chạm của sự vật qua thân thể.

3. Tự Chứng phần: Là tính tự chứng tri của thức, dùng để chứng biết cái phần năng duyên (kiến phần) là sai hay không sai, đúng hay không đúng.

4. Chứng Tự Chứng phần: Tính chứng tri của thức dùng để xác định cái phần minh kiến của tự chứng phần.

Như thế, một khi thức tiếp xúc, duyên với một đối tượng liên quan đến ngoại cảnh, muốn nhận thức một cách đích xác, đúng đắn cần phải trải qua bốn phần. Hai phần: Kiến và Tướng là phần ngoài của thức và còn phần Tự chứng phần và Chứng tự chứng phần là phần bên trong của thức.

_________________________


BÀI VIII

BA CẢNH


Ba cảnh là: Tánh cảnh, Độc ảnh cảnh và Đới chất cảnh

Tánh Cảnh:

Là cảnh có tính chất thật, khi tâm thức duyên ngay nơi tự tướng của cảnh ấy mà không có trãi qua sự phân biệt nên gọi là Tánh cảnh

Độc ảnh cảnh: gồm có 2 loại: Vô chất độc ảnh cảnh và Hữu chất độc ảnh cảnh.
Vô chất độc ảnh cảnh:

Là cảnh không có thực chất chỉ do trí tưởng tượng biến ra, như ma quỷ, Ngọc hoàng, Thượng đế.

Hữu chất độc ảnh cảnh:

Là ý thức duyên nơi chủng tử và hiện hành của 5 thức trước là tiền ngũ thức mượn đó làm chất mà biến ra cảnh tượng, hoặc khi tâm thức duyên cảnh vô vi. Cảnh này tuy không có hình sắc nhưng nó vẫn có thể tướng của nó nên cũng gọi là Hữu chất độc ảnh cảnh.

Đới chất cảnh: có 2 loại: Chơn đới chất và tợ đợi chất
Chơn đới chất cảnh:

Là cảnh thuộc về cảnh của tâm duyên tâm, như thức thứ 7 lấy kiến phần của thức thứ 8 làm chất cảnh, những cảnh này thuộc nội giới nên gọi là chơn đới chất cảnh.

Tợ đới chất cảnh:

Là phần cảnh thuộc về tâm giới duyên sắc, như ý thức duyên cảnh ngũ trần bên ngoài, lấy tướng đó làm cảnh sở duyên của mình nên gọi là đới chất, bởi duyên cảnh này từ sự phân biệt mà có không thuộc về hiện lượng nên gọi là tợ đới chất cảnh.

_________________________


BÀI IX

BA LƯỢNG – BA TÁNH


I. BA LƯỢNG: Là Hiện Lượng, Tỷ Lượng, Phi Lượng.

Khi Tâm vương và Tâm sở đo lường các cảnh có tướng trạng khác nhau:

Hiện Lượng: "Lượng" tức là sự phân biệt, so đo, hiểu biết.

Hiện lượng là lượng biết không phân biệt đối với các cảnh, lìa sự phân biệt về danh nghĩa, chủng loại, dùng chánh trí hiển hiện mà nhận thức gọi là hiện lượng.

Tỷ lượng: "Tỷ" có nghĩa là so sánh, suy luận, đối chiếu, suy đoán.

Chân Tỷ lượng là lượng suy đoán đúng

Tợ Tỷ lượng là lượng suy đoán sai

Tỷ lượng là lượng biết nhờ các duyên tương tợ mà xét đoán ra.

Phi lượng:

Là lượng biết sai lầm giống như hiện lượng, tỷ lượng mà không phải hiện lượng tỷ lượng. Sự biết tợ hiện lượng, tợ tỷ lượng gọi là Phi lượng.

II. BA TÁNH

Ba Tánh gồm có: Thiện tánh, Ác tánh và Vô Ký tánh.

Thiện tánh:

Là những gì có lợi cho mình và người trong hiện tại cũng như trong vị lai.

Ác tánh:

Là những gì làm tổn hại cho mình và người trong hiện tại hoặc tương lai

Vô Ký tánh:

Là pháp làm cho mình và người trong hiện tại hoặc trong tương lai không nhất định chịu sự thuận nghịch vui khổ.

_________________________


BÀI X

BA THỌ - NĂM THỌ


Thọ Tâm sở chia làm 3 loại: Khổ thọ, Lạc thọ và Xả thọ. Hoặc 5 loại: Khổ thọ, Lạc thọ, Ưu thọ, Hỷ thọ và Xả thọ.

Thọ khổ và Thọ ưu đều lãnh nạp cảnh tướng nghịch, cảm giác bức bách về thân là khổ thọ. Bức bách về tâm gọi là Ưu thọ

Thọ hỷ và Thọ lạc đều lãnh nạp cảnh tướng thuận.

Cảm giác làm cho thân vui thích gọi là Lạc thọ, làm cho tâm vui thích gọi là Hỷ thọ.

Xã thọ lãnh nạp cảnh trung dung, đối với thân và tâm không vui thích hay bức bách, cho nên gọi là bất khổ bất lạc thọ.

_________________________


BÀI XI

CHÍN DUYÊN VỚI CÁC THỨC


Chín duyên bao gồm:

1. Không gian:

Như khi con mắt tiếp xúc với đối tượng, giữa mắt và đối tượng có một khoảng cách không gian mới có thể nhận biết được cảnh một cách rõ ràng.

2. Minh: Là ánh sáng, nhờ ánh sáng mà mắt thấy rõ được sự vật

3.Căn: Nhờ Phù trần căn tiếp xúc với đối tượng mới phát sinh ra thức phân biệt

4. Cảnh: Có đối tượng

5. Tác ý: Là khởi ý tiếp xúc với đối tượng

6. Phân biệt y: Nhờ ý thức phân biệt

7. Nhiễm tịnh y: Một phần nương thức thứ bảy( Mạt na thức)

8. Căn bản y:Nương theo thức thứ 8 (A lại gia thức)

9. Chủng tử y: Chủng tử nào thì thân sanh hiện hành chủng tử ấy.

TÁM THỨC VÀ CHÍN DUYÊN

1. Nhãn thức có 9 duyên:

Hư không, ánh sáng, căn, cảnh, tác ý, phân biệt y, nhiễm tịnh y, căn bản y và chủng tử y.

2. Nhĩ thức có 8 duyên:

Các duyên dồng như Nhãn thức chỉ trừ một duyên là ánh sáng.

3. Ba thức có 7 duyên:

Tỷ, Thiệt và Thân chỉ còn 7 duyên, các duyên đồng như nhãn thức chỉ bớt hai duyên là hư không và ánh sáng.

Ý thức có 5 duyên:

Căn, cảnh, tác ý, căn bản y và chủng tử

Mạt Na thức có 3 duyên:

Căn cảnh, tác ý và chủng tử

A lại gia thức có 4 duyên:

Căn cảnh, tác ý và chủng tử

BÀI KỆ HỌC THUỘC LÒNG

Nhãn thức cữu duyên sanh

Nhĩ thức duy tùng bát

Tỷ thiệt thân tam, thất

Hậu tam, ngũ, tam, tứ

Nghĩa:

Nhãn thức có chín duyên

Nhỉ thức chỉ còn tám

Tỷ thiệt thân còn bảy

Ba thức sau năm ba bốn.

_________________________


Bài XII

TAM GIỚI CỬU ĐỊA


Tam giới gồm có: cõi dục , cõi sắc và cõi vô sắc.
Cửu địa có khi còn gọi là Cữu hữu hoặc cữu chúng sanh cư hoặc cữu tình cư. Nghĩa là chỗ cư trú của các loài hữu tình.
Dục giới 1. Ngũ thú tạp cư địa
Sắc giới 2. Ly, sanh hỷ lạc địa

3. Định sanh hỷ lạc địa

4. Ly hỷ diệu lạc địa

5. Xả niệm thanh tịnh địa

c.Vô sắcgiới

6. Không vô biên xứ địa

7. Thức vô biên xứ địa

8. Vô sở hữu xứ địa

9. Phi tưởng phi phi tưởng xứ địa

I. BA GIỚI VÀ CHÍN ĐỊA

a. Hiền:

+ Tư lương vị:

1.Thập trụ,2. Thập hạnh

3. Thập hồi hướng

+ Tứ gia hạnh vị:

1. Noãn, 2. Đảnh

3. Nhẫn, 4. Thứ đệ nhất

b. Thánh:

1. Hoan hỷ địa, 2. Ly cấu địa, 3. Phát quang địa, 4. Diệm huệ địa, 5. Nan thắng địa, 6. Hiện tiền địa, 7. Viễn hành địa, 8. Bất động địa, 9. Thiện huệ địa, 10. Pháp Vân địa.

II. BỒ TÁT CÓ HAI:

_________________________

BÀI XIII

TÂM VƯƠNG


I.Định nghĩa:

Tâm vương hay còn gọi là Tâm pháp là tự tánh của thức gồm 8 món. Tám món này rất thù thắng , tự tại và tự chủ giống như 8 ông Vua có quyền hành cai trị đất nước nên gọi là Tâm vương.

Tám Tâm Vương là:

1.Tiền Ngũ Thức (Năm thức trước)

Năm thức trước là năm sự hiểu biết hiển bày ra nơi ngoài thân thể con người.

1.Nhãn thức:

Nhãn là con mắt, thức là hiểu biết. Như vậy hiểu biết qua con mắt gọi là nhãn thức , thức này nương nhãn căn khởi ra tác dụng phân biệt vế sắc trần.

2.Nhĩ thức:

Nhĩ là lỗ tai, thức là hiểu biết. Hiểu biết qua lổ tai gọi là nhĩ thức. Thức này nương nơi nhĩ căn khởi ra tác dụng phân biệt về thinh trần.

3.Tỷ thức:

Tỷ là lỗ mũi ,thức là hiểu biết. Hiểu biết qua lỗ mũi gọi là tỷ thức. Thức này nương nơi tỷ căn khởi ra phân biệt về hương trần.

4.Thiệt thức:

Thiệt là cái lưỡi, thức là hiểu biết. Hiểu biết qua miệng lưỡi gọi là thiệt thức. Thức này nương nơi thiệt căn khởi ra tác dụng phân biệt vị trần.

5.Thân thức:

Thân là thân thể, thức là hiểu biết. Hiểu qua toàn bộ thân thể gọi là thân thức. Thức này nương nơi thân căn, khởi ra tác dụng phân biệt về xúc trần.

II . Bài Tụng Thứ Nhất:

Âm:

Tánh cảnh, hiện lượng, thông tam tánh

Nhãn, nhĩ, thân tam nhị địa cư

Biến hành, biệt cảnh, thiện thập nhất

Trung nhị, đại bát, tam, sân, si.

Nghĩa:

Tánh cảnh, hiện lượng, thông ba tánh

Nhãn, nhĩ, thân ba ở nhị địa

Biến hành, Biệt cảnh, Thiện mười một

Trung hai, Đại tám, tham sân si.


GIẢI NGHĨA:

Năm thức này đối với 3 cảnh (Tánh cảnh, Độc ảnh cảnh, Đới chất cảnh) thì chỉ có Tánh cảnh.

Trong 3 Lượng (Hiện lượng ,Tỉ lượng, Phi lượng) thì chúng chỉ có Hiện lượng.

Trong 3 Tánh thì chúng có đủ (Thiện tánh, Ác tánh, Vô ký tánh )

Ở cõi Sơ địa (dục giới ) có đủ mặt cả năm thức nhưng lên tới cõi Nhị địa thì chỉ còn ba thức là nhãn, nhĩ và thân.

Đối với Tâm sở thì 3 thức này tương ứng với 34 món tâm sở

Năm món biến hành (xúc, tác ý, thọ, tưởng ,tư), năm món Biệt cảnh (dục, thắng giải, niệm, định, huệ), mười một món Thiện (tín, tàm, quý, vô tham, vô sân, vô si, tinh tấn, khinh an, bất phóng dật, hành xã, bất hại) hai món Trung tùy( Vô tàm, vô quý), tám món Đại tùy ( trạo cữ, hôn trầm, bất tín, giải đải, phóng dật, thất niệm, tán loạn , bất chánh tri), ba món Căn bản phiền não là tham, sân, si.

III . Bài Tụng Thứ Hai:

Âm :

Ngũ thức đồng y như tịnh sắc căn

Cửu duyên, bát, thất hảo tương lân

Hiệp tam, ly nhị, quán trần thế

Ngu giả nan phân thức dữ căn.


Nghĩa :

Năm sắc cùng nương tịnh sắc căn

Chín ,tám,bảy duyên ưa gần nhau

Ba hiệp, hai rời duyên trần cảnh

Kẻ ngu khó phân thức và căn


GIẢI NGHĨA

Căn là giác quan, năm căn là 5 giác quan của sự hiểu biết.

Căn có hai: Phù trần căn và Tịnh sắc căn.

+ Phù trần căn: là những giác quan hiển bày ra bên ngoài thân thể, khiến cho mọi người có thể nhìn thấy được một cách dễ dàng. Những giác quan này như: Mắt, tai, mũi, lưỡi, miệng, toàn bộ thân thể và chúng được gọi là phù trần căn.

+ Tịnh sắc căn: hay còn gọi là Thắng nghĩa căn là những giác quan rất tinh tế và nhạy bén nằm ở phía bên trong thân thể của con người. Tịnh sắc căn ở đây tức chỉ cho hệ thống thần kinh của mắt, tai, mũi, lưỡi và toàn bộ thân thể.

Năm Thức trước đều nương 5 cái tịnh sắc căn nhờ đó mà các duyên mới sanh ra được.

Nhãn thức có 9 duyên

Nhĩ thức có 8 duyên
Tỷ, Thiệt và Thân chỉ có 7 duyên

Trong 3 thức: Tỷ, Thiệt và Thân hiệp trần cảnh mới duyê7n được cảnh.

Nhãn thức và Nhĩ thức phải hở trần cảnh thì mới duyên được cảnh.

Người phàm phu và hàng nhị thừa do vì chấp pháp nặng nề cho nên khó phân biệt cái nào là Thức, cái nào là Căn. Do vậy, đều gọi là Ngu giả.

IV Bài Tụng Thứ Ba:

Âm:

Biến tướng quán không duy hậu đắc

Quả trung du tự bất thuyên chơn

Viên minh sơ phát thành vô lậu

Tam loại phân thân tức khổ luân.


Nghĩa:

Trí hậu đắc biến tướng, không quán

Khi chứng quả còn chẳng nói chơn

Viên minh vừa phát thành vô lậu

Phân thân ba loại dứt khổ luân.


- GIẢI NGHĨA

Năm thức trước không có Căn bản trí mà chỉ có Hậu đắc trí, khi duyên với chân như thì nó chỉ biến lại tướng phần của 2 món chân như là ngã không, pháp không mà duyên.

Khi thức thứ 8 trở nên vô lậu và chuyển thành Đại viên cảnh trí, thì năm thức trước cũng thành vô lậu và chuyển thành: Thành sở tác trí. Trí huệ mà họ đạt được đều áp dụng vào mục đích làm lợi lạc cho tất cả quần sanh nên Họ thị hiện ra ba loại thân:

Thân đại hoá: Tức Thắng ứng thân, Thân này dùng để giáo hóa hàng Đại thừa bồ tát.
Thân tiểu hóa: Tức Liệt ứng thân, Thân này giáo hóa hàng Tam hiền bồ tát, Nhị thừa, Phàm phu.
Thân tùy loại hóa: Thân này tùy theo loại chúng sanh mà hóa hiện.

_________________________


BÀI XIV

Ý THỨC


Thức thứ 6 còn gọi là Ý thức. Thức này nương vào Ý căn ( mạt na thức) mà khởi ra tác dụng phân biệt về pháp trần nên gọi là ý thức.

Trong tám thức, thức thứ 6 rất lanh lẹ và khôn ngoan hơn hết (độc hữu nhứt cá tối linh ly), nó đóng vai trò chủ chốt trong việc tạo tác nghiệp dẫn mãn. Mọi suy nghĩ để làm việc thiện thì nó đứng đầu, mưu kế toan tính hại người thì nó trên hết (công vi thủ tội vi khôi). Thức này cũng có công năng chấp ngã và chấp pháp.

Thức thứ sáu là cơ quan đầu não, trung tâm của cảm giác. Trong khi năm thức trước tiếp xúc với 5 đối tượng ngoại cảnh, nếu không có thức thứ 6 cộng tác trợ giúp thì cảm giác đó không được minh liễu. Vì thế thức thứ 6 có hai chiều hướng hoạt động:

Khi năm căn tiếp xúc với 5 cảnh bên ngoài, ý thức căn cứ vào đối tượng của 5 căn mà có sự phân biệt, lúc đó gọi là ngũ câu ý thức.
Chỉ riêng một mình ý thức hoạt động riêng lẽ tự tưởng tượng cảnh và tự duyên mà không cần sự cộng tác của 5 căn hoặc giác quan gọi là đầu độc ý thức.

Có 4 trường hợp ý thức hoạt động riêng lẽ:

- Tán vị ý thức: Nghĩa là ý thức hoạt động trong lúc tâm hồn phân tán(không có định.

- Mộng trung ý thức: Nghĩa là ý thức hoạt động trong lúc nằm mơ.

- Loạn trung ý thức: là ý thức hoạt động trong lúc điên loạn.

- Định trung ý thức: là ý thức hoạt động trong lúc thiền định.

Có 5 trường hợp ý thức không hiện khởi :

1. Sanh về cõi trời Vô tưởng

2. Người tu Vô tưởng định thì thức thứ 6 không hiện hành

3. Người tu Diệt tận định thì diệt hết tiền thất thức

4. Ngủ mê không chiêm bao

5. Chết giất

☺☺☺


I. Bài Tụng Thứ Nhất:

Âm:

Tam tánh, tam lượng, thông tam cảnh

Tam giới luân thời dị khả tri

Tương ưng tâm sở ngũ thập thất

Thiện ác lâm thời biệt phối chi


Nghĩa:

Ba tánh, Ba lượng và Ba cảnh

Luân chuyển ba cõi dễ thấy biết

Tương ưng năm mươi mốt món tâm sở

Thiện ác đến thời riêng phối hiệp.


GIẢI NGHĨA:

- Thức thứ 6 đối với Ba cảnh thì còn đủ 3 cảnh: Tánh cảnh, Đới chất cảnh, Độc ảnh cảnh.

- Đối với Ba lượng thì có đủ Ba lượng: Hiện lượng, Tỷ lượng, Phi lượng.

- Đối với Ba tánh: Thiện tánh, Ác tánh, Vô ký tánh có đủ ba.

- Đối với Ba cõi và chín địa thì ý thức đều có mặt .

- Trong 9 duyên thức thứ 6 chỉ có 5 duyên là căn, cảnh, tác ý, căn bản, và chủng tử.

- Đối với Tâm sở thì nó tương ứng với 51 món tâm sở gồm có 5 món Biến hành, 5 Biệt cảnh, 11 Thiện, 6 Căn bản phiền não, 20 Tùy phiền não và 4 Món bất định.

- Khi thức này nghĩ tới thiện thì chỉ riêng Thiện tâm sở phối hợp. Còn nếu thức này nghĩ tới việc ác thì 6 căn bản phiền não và 20 món tùy phối hợp tác chiến.

☺☺☺


II. Bài Tụng Thứ Hai:

Âm:

Tánh, Giới, Thọ tam hằng chuyển dịch

Căn, Tùy, Tín đẳng tổng tương liên

Động thân phát ngữ độc vi tối

Dẫn, mãn năng chiêu nghiệp lực khiên.


Nghĩa:

Tánh, Giới, Thọ ba thường biến đổi

Căn, Tùy, Tín chung nhau liên tiếp

Thân động ,miệng nói nó hơn hết

Dẫn nghiệp, mãn nghiệp thọ quả báo.


GIẢI NGHĨA

Thức thứ 6 đối với Ba tánh ( thiện, ác, vô ký), đối với ba giới( dục, sắc, vô sắc), đối với năm Thọ (lạc, hỷ, khổ, ưu, trung tính) thì nó luôn luôn thay đổi như lúc thiện lúc ác, lúc ở cõi này lúc ở cõi kia, lúc vui, lúc buồn không có định. Trong 51 món tâm sở chẳng hạn như: Căn bản phiền não, Tùy phiền não... luôn cùng nhau phối hợp với thức này làm cho thân động miệng nói. Do vậy, thức này là hơn hết cho nên nó tạo ra dẫn nghiệp và mãn nghiệp để thọ lấy quả báo về sau.

III. Bài Tụng Thứ Ba:

Âm:

Phát khởi sơ tâm Hoan hỷ địa

Cu sanh du tự hiện triền miên

Viễn hành địa hậu thuần vô lậu

Quán sát viên minh chiếu đại thiên


Nghĩa:

Khi đạt sơ tâm Hoan hỷ địa

Cu sanh ngã, pháp hiện vẫn còn

Viễn hành về sau thuần vô lậu

Quán sát tròn đầy khắp đại thiên


GIẢI NGHĨA:

Có 3 thời kỳ Ý thức đoạn diệt phiền não trở thành vô lậu:

1.Khi lên bật Sơ địa tức Hoan Hỉ Địa thì phân biệt ngã chấp và pháp chấp (do sự chấp trước của mạt na thức cộng với ý thức) được đoạn diệt. Nhưng câu sanh ngã chấp (do thức thứ 7 và thức thứ 8 hợp tác hoặc là kết hợp mà các hiện tượng vạn pháp trong thế gian đều phát khởi) và pháp chấp vẫn còn hiện hành và tiềm tàng trong A lại gia thức, chưa có thể chinh phục và đoạn trừ được.

2. Khi lên đến Viễn Hành Địa (thất địa) thức vô biên xứ trở lên thì mới đoạn trừ được chủng tử câu sanh của ngã chấp và chinh phục được hiện hành của pháp chấp. Lúc bấy giờ thì thức thứ 6 mới thuần vô lậu.

3. Khi lên tới quả vị Phật thì đoạn trừ được chủng tử câu sanh của pháp chấp. Lúc này thức thứ 6 chuyển thành Diệu Quan Sát Trí, quán sát chiếu soi cả tam thiên đại thiên thế giới và tùy theo căn cơ của mỗi loài chung sanh mà thuyết pháp hóa độ.

_________________________


BÀI XV

MẠT NA THỨC


I. Định nghĩa:

Mạt na tiếng Phạn gọi là Manas, còn gọi là ý căn bởi vì thức này làm căn (giác quan) của ý thức, thức thứ 6 nương vào thức này mà phát sanh. Còn gọi là thức thứ Bảy, và Truyền tống thức vì thức này có công năng truyền các pháp hiện hành vào Tàng thức và đưa ra ngoài các chủng tử khởi ra hiện hành.

Tánh chất của Thức Mạt na là luôn luôn so đo và tính toán, tướng trạng của Mạt na thức là luôn luôn chấp ngã và chấp pháp một cách kiên cố, do vì nó duyên với kiến phần của thức A lại gia.

II. Bài Kệ Thứ Nhất:

Âm:

Đới chất, hữu phú thông tình bản

Tùy duyên chấp ngã lượng vi phi

Bát Đại, Biến hành, Biệt cảnh huệ

Tham, si, ngã kiến, Mạn, tương tùy


Nghĩa:

Đới chất, hữu phú thông Bảy Tám

Tùy duyên chấp ngã thuộc phi lượng

Tám đại, biến hành, biệt cảnh huệ

Tham, si.,ngã mạn, thường theo nhau.


GIẢI NGHĨA:

Thức Mạt na đối với Ba cảnh, thức này chỉ có đới chất cảnh. Đối với Ba tánh thức này chỉ thuộc về hữu phú vô ký tánh. Hữu phú có nghĩa là nhận tất cả tánh dù thiện hay ác và không phân biệt nên gọi là Vô ký tánh (phi thiện, phi ác).

Thông Tình bản là khi thức Thứ bảy duyên với thức thứ Tám, kiến phần năng duyên của đệ thất thức thuộc tánh hữu phú vô ký thông về tình.Tướng phần sở duyên (kiến phần của đệ bát thức) từ nơi bản chất của đệ bát thức mà có, thuộc tánh vô phú vô ký thông về phần bản.

Tùy duyên chấp ngã lượng vi phi: Mạt na thức nương vào kiến phần của thức A lại gia mà tạo ra một cái sở duyên của riêng mình. Do vậy mà Mạt na thức ái chấp A lại gia như một đối tượng của bản ngã, trong Ba lượng thức này thuộc về phi lượng.

Bát đại, Biến hành, Biệt cảnh huệ : Về tâm sở, thức này tương ưng với 18 món : 5 Tâm sở Biến hành (xúc,tác ý,thọ tưởng,tư) 8 món Đại tùy Phiền não (trạo cữ, hôn trầm, bất tín, giải đãi, phóng dật, thất niệm, tán loạn và bất chánh tri) và Tâm sở Huệ trong 5 món Biệt cảnh

Huệ tâm sở có 2 loại : Chánh huệ và Cuồng huệ, Mạt na vọng chấp ngã pháp cho nên chỉ tương ưng với cuồng huệ. Và cuối cùng là tương ưng với 4 món Căn bản phiền não là Tham, Si, Mạn, Ngã kiến

III. Bài Kệ Thứ Hai:

Âm:

Hằng thẩm tư lương ngã tương tùy

Hữu tình nhựt dạ trấn hôn mê

Tứ hoặc, Bát đại tương ưng khởi

Lục chuyển hô vi " Nhiễm tịnh y"


Nghĩa:

Luôn xét đo lường theo chấp ngã

Hữu tình ngày đêm bị mê mờ

Bốn Hoặc, Tám Đại chung nhau khởi

Sáu thức gọi là "Nhiễm tịnh y"


GIẢNG NGHĨA:

Thẩm có nghĩa là Tư lượng: Tức là luôn có sự thẩm sát, so đo, tính toán ở bên trong nội tâm gọi là thẩm.

Hằng là sự hoạt động luôn luôn không ngừng nghĩ. Trong tám thức, thức thứ 8 có hằng mà không có thẩm, Thức thứ 7 vừa thẩm lại vừa hằng, Thức thứ 6 có thẩm mà không hằng, Tiền ngũ thức không hằng cũng không thẩm.

Do vì thức thứ Bảy chấp ngã một cách kiên cố cho nên hữu tình chúng sanh bị trôi lăng trong sanh tử và không tự nhận biết được.

Thức Mạt na tương ưng với 4 Căn bản phiền não và tám Đại tùy phiền não.

Nhiễm tịnh y tức là căn bản của sự nhiễm và tịnh. Y tức là chỗ y cứ, là nền tảng là căn bản. Thức thứ 7, nó là nền tảng nhiễm tịnh cho 6 thức trước.

Nếu mạt na thức bị che lấp và bị si mê quá nhiều thì Thức thứ 6 và 5 Thức trước sẽ bị nhiễm nhiều. Còn nếu thức thứ 7 được giải thoát nhẹ nhàng thì 6 thức trước cũng nhẹ nhàng giải thoát. Vì thế cho nên gọi là nhiễm tịnh y.

IV. Bài Kệ Thứ Ba:

Âm:

Cực hỷ sơ tâm, bình đẳng tánh

Vô công dụng hạnh ngã hằng thôi

Như Lai hiện khởi tha thọ dụng

Thập địa bồ tát sở bị côi.


Dịch nghĩa

Đến sơ địa thành Bình đẳng trí

Đến vô công dụng thì phá ngã

Như Lai hiện thân tha thọ dụng

Giáo hóa hàng Thập địa Bồ tát


GIẢI NGHĨA

Khi tu chứng đến bậc Hoan Hỷ địa (sơ địa) thì Mạt Na thức chuyển thành Bình Đẳng Tánh trí và khi đến Bất Động địa (cõi thứ 8) cũng gọi là Vô công dụng hạnh. Lúc bấy giờ người tu mới diệt trừ được chủng tử ngã và pháp. Khi chứng đến qủa Phật thì thức phân biệt trở thành Trí Vô Phân biệt mà hiện ra ba thân thọ dụng đến giáo hóa hàng Thập địa Bồ Tát.

_________________________


BÀI XVI

A LẠI DA THỨC


Thức A Lại Da, tiếng Phạn gọi là Alayavijnana. Nó có nhiều tên gọi khác nhau:

1. Đệ Bát thức: Tức là thức thứ 8 theo thứ tự từ nhãn thức, nhĩ, tỷ thức... cho đến thức Thứ tám là Đệ bát thức.

2.A Lại Da Thức: Trung Hoa dịch là Tàng thức. Chữ Tàng có 3 nghĩa:

a. Năng tàng:

Năng có nghĩa là khả năng, công năng giữ gìn. Tàng có nghĩa là bảo trì và cất chứa và duy trì những hạt giống của vạn pháp.

b. Sở tàng:

Là chổ bị chứa chủng tử của các pháp hay chính A Lại Da là toàn bộ các chủng tử đó.

c.Ngã ái chấp tàng:

Thức A Lại Da bị Đệ thất thức Mạt na chấp trước kiến phần làm tự ngã nên thường luyến ái.

I. Bài Tụng Thứ Nhất

Âm:

Tánh duy vô phú ngũ biến hành

Giới, địa tùy tha nghiệp lực sanh

Nhị thừa bất liễu, nhơn mê chấp

Do thử năng hưng luận chủ tranh


Nghĩa:

Tánh vô phú và năm biến hành

Ba cõi chín địa tùy nghiệp sanh

Nhị thừa không rõ sanh mê chấp

Bởi thế nên chi luận chủ tranh


GIẢI NGHĨA

Thức A Lại Da đối với 3 tánh thuộc về Vô phú vô ký tánh.

Trong 51 món Tâm sở hữu pháp thức này chỉ tương ưng với 5 món biến hành.

Trong ba thọ chỉ tương ưng với xã thọ

Trong ba cảnh thì chỉ có tánh cảnh.

Trong 3 lượng thì chỉ c&oac
 

   

Về Menu

luận đại thừa bách pháp luan dai thua bach phap tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Ngày cuối năm nói về chuyện ăn chay Thêm đường vào thức uống sẽ gây tăng tieng chuong nhu loi phat ï¾ï½½ N 抢罡 có nên tu tập trong hoàn cảnh ở nguyên hanh phuc chan thuc Mùa Vu Lan lắng lòng nhớ mẹ Già bÓi họa Mùa Vu Lan lắng lòng nhớ mẹ mot ht a friend dinh nghia qua 24 chu cai chinh Lễ húy kỵ lần thứ 258 Tuệ Bích magnesium buon oi ta xin chao mi mot thai do tam linh chuan bi vung vang hon cung cua Khổ qua kho nấm đông cô Tứ Ä Hoa Æ phà p chua sung nghiem phat a di da hot Gỏi dưa leo NhÃƒÆ 泰卦 từ ái căn bản của nhân quyền Nhân Chiều 西南卦 mai thọ truyền Một thời làm điệu quốc địa tạng vương su tich phat ba nam hai quan am niệm phật chớ cầu phước báo hưởng pham tam linh cao nhat ky những tác dụng tương phản của tâm