Sự giao thoa và tương tác kéo dài hàng chục thế kỷ giữa hai nền văn minh Trung Hoa và Việt Nam đã tạo nên mối quan hệ khắng khít giữa Phật giáo Việt Nam và Phật giáo Trung Hoa trong các lãnh vực triết học, văn học, ngôn ngữ, nghệ thuật
Lược sử Phật Giáo Trung Quốc

...

LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO TRUNG QUỐC
(Từ thế kỷ thứ I sau CN đến thế kỷ thứ X)


LỜI GIỚI THIỆU 

...  Do vậy, khi bàn về Phật giáo Việt Nam người ta không thể không đề cập đến Phật giáo Trung Hoa. Đây là lý do khiến Ban Giáo Dục Tăng Ni Trung Ương đặc biệt chú trọng và sớm đưa “Lịch sử Phật giáo Trung Quốc” vào chương trình giảng dạy ngay từ bậc Trung cấp Phật học. Tuy nhiên, những biên khảo, trước tác đang sử dụng về lĩnh vực này lại chưa được phong phú. Trong bối cảnh như thế, việc ra đời cuốn “Lược Sử Phật Giáo Trung Quốc” do đại đức Viên Trí biên soạn đáng được khích lệ.

Đại đức Viên Trí, sau khi tốt nghiệp tiến sĩ Phật học tại đại học Delhi, Ấn Độ, đã trở về nước giảng dạy tại các học viện Phật giáo Việt Nam ở thành phố Hồ Chí Minh và Huế. Với kiến thức, kinh nghiệm đã tích lũy trong thời gian học tập, nghiên cứu ở nước ngoài, cũng như phương pháp giảng dạy trong thời gian hai năm qua tại các học viện Phật giáo Việt Nam, đại đức chứng tỏ là một giảng viên có nhiều triển vọng.

Tập sách “Lược Sử Phật Giáo Trung Quốc” bao gồm tám chương, trình bày một cách chi tiết, rõ ràng bối cảnh xã hội của từng thời kỳ mà sự ảnh hưởng qua lại giữa Phật giáo và xã hội Trung Quốc xảy ra trong quá trình tồn tại và phát triển, và những nét đặc thù của Phật giáo Trung Quốc có thể giúp người đọc dễ dàng hiểu rõ vấn đề. Điều này cho thấy khả năng và sự nghiêm túc của soạn giả trong lãnh vực nghiên cứu. Đây là một công trình biên khảo có giá trị, rất cần cho giới nghiên cứu, các giảng viên cũng như tăng, ni sinh các trường Trung cấp, Cao đẳng cũng như Học viện Phật giáo Việt Nam trong việc tìm hiểu Phật giáo Trung Quốc nói chung, và Phật giáo Trung Quốc từ thế kỷ thứ I sau CN đến thế kỷ thứ X nói riêng.

Hân hạnh giới thiệu tác phẩm này đến tăng, ni sinh và quý vị độc giả.

H.T Tiến sĩ Thích Chơn Thiện
Viện trưởng HVPGVN tại Huế
Trưởng Ban Giáo Dục Tăng Ni - TƯGHPGVN

 

 


LỜI NÓI ĐẦU

Lược sử Phật giáo Trung Quốc là giáo trình biên soạn để giảng dạy tại các Học viện Phật giáo Việt Nam. Với mục đích như thế, chắc chắn phần nghiên cứu cũng sẽ bị giới hạn, nhưng phương pháp nghiên cứu và nội dung của cuốn sách này vẫn được trình bày như là một công trình khoa học lịch sử nhằm tôn trọng và đảm bảo tính trung thực và khách quan trong khả năng có thể. Những hoàn cảnh văn hóa, chính trị, tín ngưỡng, tôn giáo từ khi Phật giáo du nhập từ thế kỷ thứ I sau CN cho đến thế kỷ thứ X sau CN và những bối cảnh xã hội qua đó một số khuynh hướng tín ngưỡng hoặc trường phái tư tưởng được hình thành được đặc biệt chú trọng. Lý do là vì, theo thiển ý của chúng tôi, tất cả mọi thứ văn hóa, vật thể hay phi vật thể, đều hướng tới con người, phục vụ con người mà được hình thành và tồn tại. Tôn giáo, bao gồm cả Phật giáo, cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, điều cần lưu ý ở đây là, khác với mọi hệ thống triết học-chính trị, tôn giáo là nhu cầu muôn thuở của con người; vì theo sử gia người Mỹ, A. Toynbee, đặc tính của một nền văn minh là sự biểu lộ về tôn giáo của nó, và văn minh được quyết định bởi phẩm chất của tôn giáo mà nó dựa vào[1]. Nói khác đi, muốn hiểu con người và đất nước Trung Hoa, người ta không thể không tìm hiểu lịch sử tôn giáo, đặc biệt là Phật giáo Trung Hoa. Trong định hướng này, chúng tôi biên soạn tập sách “Lược sử Phật giáo Trung Quốc”. Với kiến thức khiêm tốn và tài liệu còn nhiều hạn chế, thiếu sót là điều không thể tránh được. Chúng tôi rất mong nhận được sự chỉ giáo cũng như mọi ý kiến phê bình, đóng góp, vì đó sẽ là nguồn tài liệu quý để hoàn thiện cuốn sách trong những lần tái bản sắp tới.

Cuối cùng, xin cám ơn các tác giả của những tác phẩm đã làm nền tảng cho sự ra đời của cuốn sách này.

Soạn giả cẩn chí
Viên Trí

 

 


MỤC LỤC

 LỜI GIỚI THIỆU

 LỜI NÓI ĐẦU

 CHƯƠNG I: BỐI CẢNH XÃ HỘI TQ TRƯỚC KHI PHẬT GIÁO DU NHẬP

 CHƯƠNG II: THỜI KỲ TRUYỀN BÁ VÀ HỘI NHẬP

 CHƯƠNG III: GIAI ĐOẠN QUAN HỆ VÀ HỢP TÁC

 CHƯƠNG IV: PHẬT GIÁO DƯỚI THỜI NAM BẮC TRIỀU

 CHƯƠNG V: PHẬT GIÁO DƯỚI BA TRIỀU ĐẠI: CHU - TÙY - ĐƯỜNG

 CHƯƠNG VI: CÁC TÔNG PHÁI PHẬT GIÁO TRUNG HOA

 CHƯƠNG VII: TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TĂNG ĐOÀN PHẬT GIÁO

 CHƯƠNG VIII: PHIÊN DỊCH VÀ ẤN HÀNH PHẬT ĐIỂN TRUNG HOA


Về Menu

lược sử phật giáo trung quốc luoc su phat giao trung quoc tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

tot 弥陀寺巷 念空王啸 五痛五燒意思 пѕѓ 佛教名词 人生是 旅程 風景 vì sao lại bỏ tết ta theo tết tây 八吉祥 cư sĩ nguyễn văn hiếu 怎么面对自己曾经犯下的错误 仏壇 拝む 言い方 Cao khổ qua đậu bắp trị tiểu đường ห พะ 寺院 募捐 佛教中华文化 不空羂索心咒梵文 hoÃƒÆ Gởi người em phương xa 三身 曹洞宗 長尾武士 æ 寺院 Om một số nhận định về kỳ thi diễn 提等 mai tho truyen 1905 bài văn vần cảm thương những linh hồn Châm cứu có phải là trị liệu hiệu Vài về Đức Dhakpa Tulku Rinpoche 閩南語俗語 無事不動三寶 Ä i 麓亭法师 Nét cổ Thăng Long Ç ト妥 Hương cốm ngày xuân Ăn một lượng nhỏ sô cô la mỗi ngày โภชปร ตร 5 chất dinh dưỡng cần thiết cho 5 biểu hiện thiếu vitamin thường thấy 人鬼和 hoc phat và à Khánh Hòa Lễ húy nhật Tổ khai sơn 能令增长大悲心故出自哪里 轉識為智 Ä Æ 閼伽坏的口感 梵僧又说 我们五人中