So với gạo trắng, gạo lứt chứa nhiều dinh dưỡng nhưng lại khó ăn hơn. Gần đây, phong trào ăn gạo lứt trị bệnh cũng dần trở nên phổ biến. Tuy nhiên hầu hết vẫn ăn theo lời đồn mà ít ai hiểu đúng những công dụng cũng như cách ăn của loại thực phẩm dân dã này.

Lưu ý khi ăn gạo lứt muối mè

GL.jpg

Gạo lức, muối mè - Ảnh: MGĐ

Ngũ cốc giàu dinh dưỡng

Theo tài liệu của viện Dinh dưỡng quốc gia, gạo lứt là loại gạo chỉ xát vỏ trấu ngoài, còn nguyên lớp vỏ cám bên trong. Nhờ vậy, hạt gạo rất giàu chất xơ và có nhiều dưỡng chất quan trọng: các loại vitamin (B1, B2, B3, B6…), canxi, sắt, kẽm. Lượng đạm được giữ lại cũng khá cao (7,6% đạm/100g gạo). Phương pháp ăn gạo lứt, muối vừng trịbệnh được coi là công trình nghiên cứu của một giáo sư người Nhật. Sau khi được tổ chức Y tế thế giới công nhận, phong trào ăn loại thực phẩm này nhanh chóng lan ra nhiều nước.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, phó viện trưởng viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, gạo lứt nói chung có tác dụng tốt cho sức khoẻ. Do đó không riêng gì người bệnh mà người khoẻ mạnh cũng nên ăn để phòng ngừa bệnh tật. “Tuy nhiên nếu là thanh niên đang tuổi lớn thì hạn chế ăn với muối vừng vì sẽ không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như khi ăn với cá thịt, rau củ. Riêng với những người mắc các bệnh tiểu đường, rối loạn mỡ máu, béo phì… thì gạo lứt, muối vừng thật sự là thực phẩm lý tưởng để cải thiện sức khoẻ”, bà Lâm nhấn mạnh.

Ăn chậm, nhai nhuyễn

Do cũng là ngũ cốc như gạo trắng nên cơm gạo lứt có thể ăn với các đồ ăn kèm khác mà không kiêng kị gì. Tuy nhiên nếu nhằm mục đích trị bệnh thì phải ăn với muối vừng vì trong đó có lượng dầu thực vật cung cấp axít béo không no (tạo cảm giác no ảo) cần thiết cho người ăn. Nguyên tắc ăn là một chén cơm gạo lứt trộn đều với hai muỗng cà phê muối vừng. Có thể ăn bất kỳ lúc nào, trừ trước lúc đi ngủ hai tiếng. Trong quá trình ăn, nên nói “không” với các loại thực phẩm khác. “Khi ăn phải nhai chậm và kỹ để nước miếng tiết ra thật nhiều quyện với cơm giúp cho việc tiêu hoá được tốt. Nhai nhuyễn cũng sẽ giúp người ăn có cảm giác cơm thơm, ngọt hơn”, bà Lâm cho biết.

Cũng theo chỉ dẫn của bà Lâm, trước khi nấu nếu ngâm gạo trong nước ấm một lúc, sẽ đánh thức được thêm một số chất dinh dưỡng khác. Tuy nhiên cần lưu ý, vì gạo lứt có quá nhiều chất dinh dưỡng nên ăn sẽ lâu tiêu hơn cơm bình thường. “Tốt nhất chỉ những người đã trưởng thành hãy nên ăn. Còn trẻ em thì không nên, vì quá trình tiêu hoá chậm hơn người lớn”, bà Lâm nói.

Cách nấu gạo lứt, muối mè

Cho một chén gạo lứt + hai chén nước lạnh + 1/4 muỗng cà phê muối vào nồi, khuấy đều, đậy nắp thật kín. Sau 15 phút, hạ lửa riu riu đến khi cơm chín.

Vừng đen cho vào nước rửa sạch, phơi khô. Rang trên lửa nhỏ, khuấy liên tục. Đến khi mè nổ lách tách là chín. Cho vừng nguội vô cối nghiền (không phải giã) với muối theo tỷ lệ một muỗng cà phê muối với 14 - 20 muỗng mè.

Theo SGTT


Về Menu

Lưu ý khi ăn gạo lứt muối mè

Phật giáo à 修习希求利他之心 Chùa Quang Minh Đà Nẵng tinh thuong va su chuyen hoa 30 dieu khong nen tiep tuc lam voi ban than Các thực phẩm cho người bệnh thấp 4 lưu ý giúp tránh suy nhược tinh ban chat cua tinh thuong ngoi chua dep tren dao ly son Chữ Mách bạn địa chỉ quán cơm chay ngon Tuà Chẩn đoán đau nửa đầu bằng xét phật danh lợi chỉ là tạm thời bạn có tin tưởng tái sinh không lam gi khi chong ngoai tinh cong khai va ruong bo Lòng tốt Ngày Tết về chùa ăn chay dau nam huong ve tam biet nghiep va cong nghiep Cuộc làm thơ bồ tát thiên thủ thiên cuối đời trắng tay cầu nguyệnlà chánh tín hay mê tín ta đi để lại gì không chẠba giá trị đích thực của cuộc sống vu lan 必使淫心身心具断 dieu chuong bon phap 魔在佛教 tóm tái 般若蜜 Từ bức tượng Phật trong chiến bao tử mấy người có thể buông xả Văn Thiên 雙手合十擺在胸口位置 Thân Đức Phật một bậc Thầy lớn của sau bầu cử tại mỹ hạnh của người chùa linh Ứng sơn trà Thêm một chiếc lá rơi