Giữ cho tinh thần yên tĩnh là rất quan trọng, giúp con người bình tâm, giảm stress, mệt mỏi.

	Luyện thở giảm stress

Luyện thở giảm stress

Giữ yên tĩnh thường có ba cách: Đếm thầm hơi thở, điều chỉnh hơi thở và theo dõi nhịp thở.

Giữ cho tinh thần yên tĩnh là rất quan trọng, giúp con người bình tâm, không suy nghĩ những điều xung quanh, giảm stress, mệt mỏi. Giữ yên tĩnh thường có ba cách: Đếm thầm hơi thở, điều chỉnh hơi thở và theo dõi nhịp thở.

Đếm thầm hơi thở

Sau khi làm giãn toàn thân ta có thể chuyển sang cách đếm hơi thở, cách này dễ hơn canh giữ bộ phận cơ thể vì nó theo dõi một sự vận động.

Cách đếm:

Có thể đếm thầm lúc hít vào (thường dùng cho người khoẻ), đếm thầm lúc thở ra (thường dùng cho người huyết áp cao), đếm cả lúc hít vào và thở ra (dùng cho người bệnh mạn tính nói chung).

Có hai cách đếm:

một là: Đếm từ 1 - 10 rồi lại đếm lại 3 - 5 lần như thế, nghỉ một lúc cho thoải mái rồi lại đếm lại, cho đến khi thôi tập mục này;

Hai là đếm từ lúc bắt đầu đến lúc thôi tập, cách này thường xuất hiện đột nhiên quên mất không biết đã đếm đến bao nhiêu hoặc đếm nhầm, ta nghỉ một lúc rồi lại đếm lại coi như không có chuyện gì.

Cần đếm một cách nhẹ nhàng thoải mái không phải khẩn trương vội vàng gì. Ví dụ, đếm thầm khi hít vào: 1 - thở ra; 2 - thở ra; 3 - thở ra... đếm thầm khi thở ra: Hít vào - 1; Hít vào - 2; hít vào - 3... đếm thầm khi hít vào và thở ra: 0 - 1; 0 - 2; 0 - 3;...

Điều chỉnh hơi thở

Tức là dùng ý điều chỉnh hơi thở theo một nhịp điệu nhất định, phù hợp với yêu cầu của luyện thở. Yếu lĩnh của luyện thở là hít vào không dùng sức, thở ra không quá độ, chuyển tiếp giữa thở ra và hít vào phải nhẹ nhàng tự nhiên.

Thường sau khi làm giãn rồi ta chuyển sang điều chỉnh hơi thở. Cách tập này góp phần nâng cao sức hoạt động của thần kinh và nội tạng khác.

Theo dõi hơi thở


Tức là chú ý theo dõi hoạt động của hơi thở. Bước này thường là bước nối tiếp của điều chỉnh hơi thở. Khi hơi thở đã được điều chỉnh tốt, tinh thần yên tĩnh, ta chuyển sang nghe ngóng một cách thoải mái nhẹ nhàng cảm giác khi thở, từ lúc khí trời vào mũi đến khi có cảm giác thay đổi ở bụng và ngược lại.

Người huyết áp cao thường dùng cách này, nó nhẹ nhàng hơn canh giữ bộ phận cơ thể.

PGS.TS Phạm Thúc Hạnh (chưởng môn Khí công - Dưỡng sinh, Học viện Y học Cổ truyền Tuệ Tĩnh/ bee.net )


Về Menu

Luyện thở giảm stress

กรรม รากศ พท 仏壇 通販 禅诗精选 พนะปาฏ โมกข 盂蘭盆会 応慶寺 四念处的修行方法 Con 百工斯為備 講座 Bá i nÃ Æ y 一日禅修 cõi 迴向 意思 vào trong huyễn mộng cũng ゆいじょごぎゃくひほうしょうぼう 五戒十善 福慧圆满的究竟佛是怎样成呢 sinh con 普集餓鬼陀羅尼梵羽 î 一仏両祖 読み方 不可信汝心 汝心不可信 上座部佛教經典 Û Ò 度母观音 功能 使用方法 一念心性 是 加持 4 thói quen xấu làm da lão hóa nhanh 應 無 所 住 而 生 其 心 ß doc bai tho coi vo thuong cua han thien luong ï¾ 父母呼應勿緩 事例 cầu Nghi lễ đời người theo quan điểm 霊園 横浜 惨重 金宝堂のお得な商品 行願品偈誦 四比丘 自悟得度先度人 Tác động của gene và béo phì khoang cach giua ly thuyet va thuc hanh イス坐禅のすすめ Tiểu sử Hòa thượng Kesaravinayo Maha ï¾ ï½ 放下凡夫心 故事 thé 若我說天地