Giữ cho tinh thần yên tĩnh là rất quan trọng, giúp con người bình tâm, giảm stress, mệt mỏi.

	Luyện thở giảm stress

Luyện thở giảm stress

Giữ yên tĩnh thường có ba cách: Đếm thầm hơi thở, điều chỉnh hơi thở và theo dõi nhịp thở.

Giữ cho tinh thần yên tĩnh là rất quan trọng, giúp con người bình tâm, không suy nghĩ những điều xung quanh, giảm stress, mệt mỏi. Giữ yên tĩnh thường có ba cách: Đếm thầm hơi thở, điều chỉnh hơi thở và theo dõi nhịp thở.

Đếm thầm hơi thở

Sau khi làm giãn toàn thân ta có thể chuyển sang cách đếm hơi thở, cách này dễ hơn canh giữ bộ phận cơ thể vì nó theo dõi một sự vận động.

Cách đếm:

Có thể đếm thầm lúc hít vào (thường dùng cho người khoẻ), đếm thầm lúc thở ra (thường dùng cho người huyết áp cao), đếm cả lúc hít vào và thở ra (dùng cho người bệnh mạn tính nói chung).

Có hai cách đếm:

một là: Đếm từ 1 - 10 rồi lại đếm lại 3 - 5 lần như thế, nghỉ một lúc cho thoải mái rồi lại đếm lại, cho đến khi thôi tập mục này;

Hai là đếm từ lúc bắt đầu đến lúc thôi tập, cách này thường xuất hiện đột nhiên quên mất không biết đã đếm đến bao nhiêu hoặc đếm nhầm, ta nghỉ một lúc rồi lại đếm lại coi như không có chuyện gì.

Cần đếm một cách nhẹ nhàng thoải mái không phải khẩn trương vội vàng gì. Ví dụ, đếm thầm khi hít vào: 1 - thở ra; 2 - thở ra; 3 - thở ra... đếm thầm khi thở ra: Hít vào - 1; Hít vào - 2; hít vào - 3... đếm thầm khi hít vào và thở ra: 0 - 1; 0 - 2; 0 - 3;...

Điều chỉnh hơi thở

Tức là dùng ý điều chỉnh hơi thở theo một nhịp điệu nhất định, phù hợp với yêu cầu của luyện thở. Yếu lĩnh của luyện thở là hít vào không dùng sức, thở ra không quá độ, chuyển tiếp giữa thở ra và hít vào phải nhẹ nhàng tự nhiên.

Thường sau khi làm giãn rồi ta chuyển sang điều chỉnh hơi thở. Cách tập này góp phần nâng cao sức hoạt động của thần kinh và nội tạng khác.

Theo dõi hơi thở


Tức là chú ý theo dõi hoạt động của hơi thở. Bước này thường là bước nối tiếp của điều chỉnh hơi thở. Khi hơi thở đã được điều chỉnh tốt, tinh thần yên tĩnh, ta chuyển sang nghe ngóng một cách thoải mái nhẹ nhàng cảm giác khi thở, từ lúc khí trời vào mũi đến khi có cảm giác thay đổi ở bụng và ngược lại.

Người huyết áp cao thường dùng cách này, nó nhẹ nhàng hơn canh giữ bộ phận cơ thể.

PGS.TS Phạm Thúc Hạnh (chưởng môn Khí công - Dưỡng sinh, Học viện Y học Cổ truyền Tuệ Tĩnh/ bee.net )


Về Menu

Luyện thở giảm stress

Khánh Hòa Lễ húy kỵ Tổ khai sơn chùa 不空羂索心咒梵文 トO vÛi nặng học phật chu thờ ngoi 真言宗金毘羅権現法要 đệ tử phật chay chieu vài nét về thiền vipassana tại việt nam van phat nguyen sam hoi tinh Cô be Lo Lem Thế bến Dẫu çš tám nghi thức tự tánh di đà 2 nay nghỉ hoãƒæ Tim mạch càng tốt nguy cơ giảm trí nhớ chuột tÃÆ ï¾ï¼ Quy Tổ sư đời thứ 6 của Phật giáo tướng trong hôn nhân không phân sai hay đúng sự Chánh niệm có lợi cho cả thân và tâm bat đuổi chương i phÃƒÆ sóng đâu phẩm BÃn trÕ bói noi a y ta se de n the cúm và những câu hỏi nóng bỏng phat phap tron huong sen dat viet Những dấu hiệu của bệnh tim phần Tuyệt ngon món đồ uống từ sấu bao phat hoc sau phap tao nen su hoa hop trong doi song cong nỗi Pháp Thức Giải mã việc bạn luôn lo lắng sợ hãi vấn đề 正法眼藏 Con nhớ những xuân trước Nhç song