Giữ cho tinh thần yên tĩnh là rất quan trọng, giúp con người bình tâm, giảm stress, mệt mỏi.

	Luyện thở giảm stress

Luyện thở giảm stress

Giữ yên tĩnh thường có ba cách: Đếm thầm hơi thở, điều chỉnh hơi thở và theo dõi nhịp thở.

Giữ cho tinh thần yên tĩnh là rất quan trọng, giúp con người bình tâm, không suy nghĩ những điều xung quanh, giảm stress, mệt mỏi. Giữ yên tĩnh thường có ba cách: Đếm thầm hơi thở, điều chỉnh hơi thở và theo dõi nhịp thở.

Đếm thầm hơi thở

Sau khi làm giãn toàn thân ta có thể chuyển sang cách đếm hơi thở, cách này dễ hơn canh giữ bộ phận cơ thể vì nó theo dõi một sự vận động.

Cách đếm:

Có thể đếm thầm lúc hít vào (thường dùng cho người khoẻ), đếm thầm lúc thở ra (thường dùng cho người huyết áp cao), đếm cả lúc hít vào và thở ra (dùng cho người bệnh mạn tính nói chung).

Có hai cách đếm:

một là: Đếm từ 1 - 10 rồi lại đếm lại 3 - 5 lần như thế, nghỉ một lúc cho thoải mái rồi lại đếm lại, cho đến khi thôi tập mục này;

Hai là đếm từ lúc bắt đầu đến lúc thôi tập, cách này thường xuất hiện đột nhiên quên mất không biết đã đếm đến bao nhiêu hoặc đếm nhầm, ta nghỉ một lúc rồi lại đếm lại coi như không có chuyện gì.

Cần đếm một cách nhẹ nhàng thoải mái không phải khẩn trương vội vàng gì. Ví dụ, đếm thầm khi hít vào: 1 - thở ra; 2 - thở ra; 3 - thở ra... đếm thầm khi thở ra: Hít vào - 1; Hít vào - 2; hít vào - 3... đếm thầm khi hít vào và thở ra: 0 - 1; 0 - 2; 0 - 3;...

Điều chỉnh hơi thở

Tức là dùng ý điều chỉnh hơi thở theo một nhịp điệu nhất định, phù hợp với yêu cầu của luyện thở. Yếu lĩnh của luyện thở là hít vào không dùng sức, thở ra không quá độ, chuyển tiếp giữa thở ra và hít vào phải nhẹ nhàng tự nhiên.

Thường sau khi làm giãn rồi ta chuyển sang điều chỉnh hơi thở. Cách tập này góp phần nâng cao sức hoạt động của thần kinh và nội tạng khác.

Theo dõi hơi thở


Tức là chú ý theo dõi hoạt động của hơi thở. Bước này thường là bước nối tiếp của điều chỉnh hơi thở. Khi hơi thở đã được điều chỉnh tốt, tinh thần yên tĩnh, ta chuyển sang nghe ngóng một cách thoải mái nhẹ nhàng cảm giác khi thở, từ lúc khí trời vào mũi đến khi có cảm giác thay đổi ở bụng và ngược lại.

Người huyết áp cao thường dùng cách này, nó nhẹ nhàng hơn canh giữ bộ phận cơ thể.

PGS.TS Phạm Thúc Hạnh (chưởng môn Khí công - Dưỡng sinh, Học viện Y học Cổ truyền Tuệ Tĩnh/ bee.net )


Về Menu

Luyện thở giảm stress

Lời nói trong sự giao tiếp theo Phật Ngôi nhà bên sông Ăn chay khoa học đạt sức khỏe vàng tam hoan hy Ăn trong ánh sáng mờ ảo dễ bị mập chua quan am Điều trị lo âu Trò chuyện hiệu quả An chay chưa chet va tai sinh Bệnh viêm phổi nguy hiểm ra sao Thương món khóm mít trộn chay của vợ hai khuynh huong lon trong lich su tu tuong phat Ngày mai con lấy chồng con duong cua nen va hoa Ăn nhiều thịt sẽ chết sớm hơn 楞嚴咒 福袋 chùa am tuong vÃ Æ Sức khỏe ht tinh khong khang dinh ngai khong he noi nam chá sợ hãi bai hoc tu chiec thuyen khong nguoi lai phải chăng đạo nào cũng tốt Đọc kinh giá trị bình yên chuyen do canh ba Ngủ ít làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch hiểu biết là con đường dẫn đến Khánh Hòa Lễ húy kỵ cố Đại lão 皈依的意思 Dinh dưỡng từ nấm ト妥 無分別智 5 yếu tố dự báo nguy cơ bệnh tim mạch Ngày càng có nhiều người bị viêm khớp Tránh những bệnh khi trời nắng nóng tin tam bat hoai hãy quan sát tâm thái khi họ mệt mỏi ấn thành đạo theo tinh thần thiền tông Ni trưởng Diệu Kim Vị pháp sư đa tài chùa phổ minh 腳底筋膜炎治療 怎么面对自己曾经犯下的错误 Giới thiệu về Tổ sư thiền Mat la prajnatara