Giữ cho tinh thần yên tĩnh là rất quan trọng, giúp con người bình tâm, giảm stress, mệt mỏi.

	Luyện thở giảm stress

Luyện thở giảm stress

Giữ yên tĩnh thường có ba cách: Đếm thầm hơi thở, điều chỉnh hơi thở và theo dõi nhịp thở.

Giữ cho tinh thần yên tĩnh là rất quan trọng, giúp con người bình tâm, không suy nghĩ những điều xung quanh, giảm stress, mệt mỏi. Giữ yên tĩnh thường có ba cách: Đếm thầm hơi thở, điều chỉnh hơi thở và theo dõi nhịp thở.

Đếm thầm hơi thở

Sau khi làm giãn toàn thân ta có thể chuyển sang cách đếm hơi thở, cách này dễ hơn canh giữ bộ phận cơ thể vì nó theo dõi một sự vận động.

Cách đếm:

Có thể đếm thầm lúc hít vào (thường dùng cho người khoẻ), đếm thầm lúc thở ra (thường dùng cho người huyết áp cao), đếm cả lúc hít vào và thở ra (dùng cho người bệnh mạn tính nói chung).

Có hai cách đếm:

một là: Đếm từ 1 - 10 rồi lại đếm lại 3 - 5 lần như thế, nghỉ một lúc cho thoải mái rồi lại đếm lại, cho đến khi thôi tập mục này;

Hai là đếm từ lúc bắt đầu đến lúc thôi tập, cách này thường xuất hiện đột nhiên quên mất không biết đã đếm đến bao nhiêu hoặc đếm nhầm, ta nghỉ một lúc rồi lại đếm lại coi như không có chuyện gì.

Cần đếm một cách nhẹ nhàng thoải mái không phải khẩn trương vội vàng gì. Ví dụ, đếm thầm khi hít vào: 1 - thở ra; 2 - thở ra; 3 - thở ra... đếm thầm khi thở ra: Hít vào - 1; Hít vào - 2; hít vào - 3... đếm thầm khi hít vào và thở ra: 0 - 1; 0 - 2; 0 - 3;...

Điều chỉnh hơi thở

Tức là dùng ý điều chỉnh hơi thở theo một nhịp điệu nhất định, phù hợp với yêu cầu của luyện thở. Yếu lĩnh của luyện thở là hít vào không dùng sức, thở ra không quá độ, chuyển tiếp giữa thở ra và hít vào phải nhẹ nhàng tự nhiên.

Thường sau khi làm giãn rồi ta chuyển sang điều chỉnh hơi thở. Cách tập này góp phần nâng cao sức hoạt động của thần kinh và nội tạng khác.

Theo dõi hơi thở


Tức là chú ý theo dõi hoạt động của hơi thở. Bước này thường là bước nối tiếp của điều chỉnh hơi thở. Khi hơi thở đã được điều chỉnh tốt, tinh thần yên tĩnh, ta chuyển sang nghe ngóng một cách thoải mái nhẹ nhàng cảm giác khi thở, từ lúc khí trời vào mũi đến khi có cảm giác thay đổi ở bụng và ngược lại.

Người huyết áp cao thường dùng cách này, nó nhẹ nhàng hơn canh giữ bộ phận cơ thể.

PGS.TS Phạm Thúc Hạnh (chưởng môn Khí công - Dưỡng sinh, Học viện Y học Cổ truyền Tuệ Tĩnh/ bee.net )


Về Menu

Luyện thở giảm stress

bồ tát đạo hay tám tiết thơ giúp tập vÃ Æ 念佛人多有福气 Dấu hiệu và một số cách phòng tránh toi khói 5 công dụng bất ngờ của Aspirin vì sao tôi theo đạo phật 11 diễn viên テp chùa diệu quang phat giao dem lai loi ich gi cho tuoi tre sự thật đường tu ภะ nơi hoang vu phận người su dong gop cua duc dalai lama thu 14 cho nen tu niem tin Mùa lê ki ma tÙi PhÃƒÆ p nam dien vien lu luong vy dong vai duc phat thich đức phật với thí dụ về ngựa Bưởi Khánh Hòa Lễ húy kỵ cố Đại lão hoa Cung tiễn kim quan cố Hòa thượng Thích làm thế nào để không trở thành nạn chùa thiên khánh Đông Y và các vị thuốc quen thuộc ban coi sach ve nguon Ca o pho Đa i la o Ho a thươ ng Thi ch Sự tĩnh lặng của một người go Làm bắp cải cuốn cho mâm cỗ chay Tim mạch càng tốt nguy cơ giảm trí Món chay rằm cuối bát nhã và tình yêu ngày sống Thiều Chửu nhân vật Phật giáo xuất Hoa Hi mo rong long dong nhat ky dang suy ngam cua mot nguoi truoc Vu lan a hoài niệm về một vị trưởng lão ni Ký ức xôi nấm nấu dâng thầy Tin nhắn của mẹ con troi lan trong sinh tu la con gap lai nhau thay nhan duyen la thay phap