Sử sách thường nhắc đến danh y Tuệ Tĩnh (thế kỷ XIV, đời Trần) như là người đầu tiên dùng thuốc Nam chữa bệnh cho người Nam với phương châm "Nam dược trị Nam nhân". Thế nhưng, trước Tuệ Tĩnh gần 300 năm, Thiền sư Nguyễn Minh Không (1066 - 1141) mới là người đầu tiên thực hiện điều này.

	Lý giải bí mật chữa bệnh "hóa hổ" của Vua Lý

Lý giải bí mật chữa bệnh "hóa hổ" của Vua Lý

Sử sách thường nhắc đến danh y Tuệ Tĩnh (thế kỷ XIV, đời Trần) như là người đầu tiên dùng thuốc Nam chữa bệnh cho người Nam với phương châm "Nam dược trị Nam nhân". Thế nhưng, trước Tuệ Tĩnh gần 300 năm, Thiền sư  Nguyễn Minh Không (1066 - 1141) mới là người đầu tiên thực hiện điều này.

Chuyện này, sách Đại Việt sử ký toàn thư có đề cập đến một cách sơ lược như sau: "Vua bị bệnh nặng, chữa thuốc không khỏi. Nhà sư Minh Không chữa khỏi, phong làm Quốc sư..." (theo Đại Việt sử ký toàn thư -  tập 1, trang 475). Theo tục truyền thì mình mẩy nhà vua mọc đầy lông lá như hổ, không thầy thuốc nào chữa khỏi. Triều đình sai sứ giả đi khắp dân gian, tìm người tài giỏi về chữa bệnh cho vua. Đến vùng Ninh Bình thì có nhà sư Minh Không nhận chữa.

 

Trước hết chúng ta thử tìm hiểu xem, vua Lý Thần Tông mắc bệnh gì mà bỗng nhiên lông lá mọc đầy người như hổ?

Đó chính là căn bệnh rậm lông, tên khoa học là Hypetrichose, thuộc dạng dị loạn: Bỗng nhiên ngứa ngáy rồi lông mọc khắp người, càng ngứa càng gãi thì lông lại càng mọc nhiều, đây là một căn bệnh rất hiếm gặp và khó chữa.   Chính căn bệnh này gây tâm lý bực bội, khó chịu, bẳn gắt khiến nhà vua hay quát tháo, mà sử ghi là "Tiếng như hổ gầm". Bệnh lạ thì cách chữa cũng lạ. Tương truyền  Nguyễn Minh Không đun một vạc dầu sôi, bỏ vào đấy 100 cái kim và bảo có ai dùng tay không mà lấy được kim trong chảo không? Mọi người đều lắc đầu, lè lưỡi. Nguyễn Minh Không thò tay vào chảo, lấy ra đủ 100 chiếc kim dễ dàng. Ông dùng kim này châm cứu và dùng gáo múc dầu sôi dội cho vua. Dội đến đâu lông lá rụng hết đến đấy.

Từ truyền thuyết về cách chữa bệnh kỳ lạ này, chúng ta có thể rút ra hai điều sự thật: Một là, Nguyễn Minh Không đã dùng kim châm cứu vào các huyệt để chữa bệnh. 100 chiếc kim nhúng trong vạc dầu, thật ra là 100 chiếc kim châm cứu, được nhúng vào chảo nước sôi để sát trùng mà thôi. Hai là, Nguyễn Minh Không đã dùng một chảo lớn hoặc là một cái vạc, sắc các loại thuốc, rồi dùng nước sắc này dội lên mình nhà vua. Tất nhiên là phải dội  nhiều lần thì bệnh mới khỏi, chứ không phải một lần mà đã khỏi được.

Vậy thì, Nguyễn Minh Không đã dùng những loại thuốc gì để chữa bệnh cho vua? Chúng ta biết rằng ở tại chùa Bái Đính, nơi Nguyễn Minh Không trụ trì, ông có trồng cả một vườn thuốc lớn, gọi là vườn Sinh Dược (vườn thuốc sống,  nay thuộc xã Gia Sinh, Gia Viễn, Ninh Bình).

Đó là các loại thuốc Nam, thu hái xong là dùng tươi (hoặc là phơi khô rồi dùng) để phân biệt với loại thuốc đã sao tẩm, bào chế sẵn đưa từ ngoài vào, mà ta quen gọi là thuốc Bắc. Chính nhờ vườn Sinh Dược này, thiền sư Nguyễn Minh Không đã chữa được nhiều bệnh cho người dân quanh vùng và trở thành danh y. Tiếng tăm của ông đã vang đến tận Kinh thành. Vì thế mới có câu hát đồng dao: "Tập tầm vông, có ông Nguyễn Minh Không, chữa cho vua khỏi hoá. Tập tầm vá, muốn chữa cho vua khỏi hoá, phải đón Nguyễn Minh Không"...

Rõ ràng là trước khi đến Kinh thành chữa bệnh cho vua Lý Thần Tông, ông đã hái mang theo từ vườn Sinh Dược của mình nhiều loại thuốc, cây thuốc có tác dụng chữa bệnh ngoài da. Đến kinh thành, ông cho bắc một chiếc chảo lớn, sắc các loại cây lá này, dùng nước tắm cho vua để chữa bệnh. Chính những cây thuốc Nam trong vườn Sinh Dược ở chùa Bái Đính đã chữa khỏi bệnh cho vua Lý Thần Tông, chứ không phải là vạc dầu sôi hay một phép chữa bệnh thần kỳ nào cả.

Có lẽ do vua Lý Thần Tông bị bệnh nặng đã lâu ngày nên thể trạng đã quá yếu nên sau khi được chữa khỏi bệnh, ông chỉ sống thêm được 2 năm 6 tháng. Nhà vua đã qua đời vào tháng 9/1138, chỉ hưởng dương 23 tuổi (1116  - 1138), ở ngôi được 11 năm.

Phan Duy Kha (bee.net)


Về Menu

Lý giải bí mật chữa bệnh "hóa hổ" của Vua Lý

phật giáo với tuổi trẻ ngày nay æ æ ấm Rối loạn giấc ngủ làm tăng nguy cơ tự 白骨观 危险性 Tản mạn cùng Nghĩ từ trái tim 妙善法师能入定 お墓の建て方 おすすめ ç æˆ Hạnh phúc 东宝法王 真实存在 Tết Bật mí số lượng calo trong trái cây hạnh phúc không phải là sự đi tìm thần chú đại bi viên ngọc của người 人间佛教 秽土成佛 Giới 禮佛大懺悔文 hanh trinh mang nhung yeu thuong Mỗi bệnh một loại nước rau quả Tạp xa Nghiep 修行人一定要有信愿行吗 楞嚴咒五大心咒 劉同舫 永代供養 東成 hÓi æ ¹æ å 佛经说人类是怎么来的 tranh cat dong vuon hoa phat húy 築地本願寺の年末恒例行事帰敬式 Những bữa cơm muộn Thể dục có lợi gì cho phụ nữ mang thai ÄÆ Tâm tình của Phật tử trong đêm diễu 中孚卦 phản Điều khó quên 曹洞宗宗務庁ホームページ hãy khéo chăm sóc cái tâm ほとけのかたより ท มาของพระมหาจ 祈祷カードの書き方 nam mô a di đà phật thanh van hien than trong cuoc doi duoi moi ç æŒ 饒益眾生