Tết đến, trên bàn thờ gia tiên mỗi gia đình đều trưng bày mâm ngũ quả, đây là nét văn hóa độc đáo của dân tộc, thể hiện quan niệm tâm linh của người dân ở từng vùng văn hóa. Nhiều người vẫn cho rằng ngũ tức là 5 loại quả. Theo tôi quan niệm này tuy đúng nhưng chưa đủ. Ngũ ở đây ứng với 5 hành: kim, mộc, thủy, hỏa thổ.

Mâm ngũ quả ngày xuân

Quan niệm về mâm ngũ quả ở mỗi vùng, mỗi địa phương khác nhau phụ thuộc vào hoàn cảnh sống, quan niệm riêng của mỗi vùng. Có khi chỉ gồm hai, ba loại quả, nhưng cũng có khi tới hàng chục loại khác nhau. Chính sự linh hoạt trong cách chọn quả để chưng thể hiện tính đa dạng văn hóa vùng miền và tính ứng xử của văn hóa trong cộng đồng dân cư. 5 trạng thái cấu thành vũ trụ gồm: Kim, mộc, thủy, hỏa thổ tương ứng với các màu. Kim màu trắng, mộc màu xanh, thủy màu đen, hỏa màu đỏ, thổ màu vàng, và mâm ngũ quả cũng lung linh 5 sắc màu đó. Các quả thường được bày vào dịp tết là: Bưởi, chuối, hồng, cam, quýt, quất, xoài, táo, đào, na (mãng cầu), đu đủ, dưa hấu... Tất cả đều là sản phẩm được tạo nên bởi sự giao hòa của trời đất (càn khôn), là kết quả lao động của con người. Mâm ngũ quả miền Bắc   Manqua.jpg   Ở miền Bắc mâm ngũ quả thể hiện rõ nét triết lí âm dương và quan niệm ngũ hành. Những loại trái cây phổ biến trong mâm ngũ quả gồm: Chuối xanh - ứng với mùa xuân (hành mộc), phật thủ màu vàng tượng trưng cho hành thổ, hồng và các loại quả màu đỏ (kể cả ớt sừng) ứng với hành hỏa, các loại quả màu trắng (đào, roi…) ứng với hành kim, mận, hồng xiêm ứng với hành thủy… Đặc biệt, trong cách chưng mâm ngũ quả thể hiện sự giao hòa đất trời cũng như sự tương hỗ giữa các hành. Chẳng hạn, chuối xanh chọn nãi lớn, đặt giữa mâm, để ngửa theo quan niệm nó giống như bàn tay hứng lấy tinh hoa đất trời, đặc biệt tinh hoa của một năm mới. Quả phật thủ được đặt trong lòng nãi chuối như bàn tay chấp thành, cầu mong hạnh phúc cho một năm. Các loại quả khác đặt chung quanh tượng trưng cho sự quần tụ. Đồng thời mâm ngủ quả còn thể hiện nét đẹp thẩm mĩ trong việc lựa chọn màu sắc cân đối, hài hòa. Mâm ngũ quả miền Trung. Do điều kiện khó khăn về thiên nhiên nên mâm ngũ quả của người Trung có phần khiêm tốn. Thường thì mâm ngũ quả được đơm theo kiểu có gì đơm đó. Tuy nhiên họ tránh những quả mang ý “xui rủi”. Đó là những quả khi phát âm chúng mang những yếu tố “không may”. Trong mâm ngũ quả miền Trung cúng có chuối nhưng chuối nhỏ chứ không phải là loại chuối quả dài và to như miền Bắc. Quả thơm (dứa) với ý nghĩa mang lại sự thơm thảo, quả lựu, quả bưởi. Đặc biệt người miền Trung rất chuộng quýt vì theo quan niệm quýt mang lại sự phát tài, no đủ. Có khi quýt chưng thành một mâm riêng đặt cạnh mâm ngủ quả. Mâm ngũ quả của người miền Trung thể hiện sự mộc mạc, đơn giản nhưng rất nỗi chân tình. Đây là nét vốn quý của văn hóa đời sống tinh thần con người nơi đây. Mâm ngũ quả miền Nam   MamquaNamBo.jpg   Do sự ưu đãi về thiên nhiên nên mâm ngũ quả của người miền Nam được “kén chọn” một cách kĩ lưỡng, chú trọng nhiều đến yếu tố may rủi. Các loại quả phổ biến thường: Mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài. Nói theo cách người dân Nam Bộ tên các loại quả này tạo thành câu nối: “Cầu sung vừa (dừa) đủ xoài”. Ngoài ra, không thể thiếu cặp dưa hấu. Dưa hấu ruột đỏ vỏ xanh, tượng trưng cho lòng trung nghĩa và trinh tiết của người dân phương Nam Nếu như ở miền Bắc, hầu như tất cả các loại quả đều có thể bày lên bàn thờ, kể cả quả ớt mang vị cay đắng, miễn sao mâm ngũ quả trông đẹp mắt là được; thì người miền Nam lại có sự kiêng cữ. Mâm ngũ quả của người miền Nam không bao giờ có chuối, vì loại quả này tên gọi có âm giống từ “chúi”, thể hiện sự nguy khó. Quả cam cũng không được có mặt trong mâm ngũ quả ngày Tết, vì câu “quýt làm cam chịu”. Tuy mỗi miền có những quan niệm khác nhau trong việc chưng mâm ngũ quả ngày tết. Dù mang vẻ nào đi nữa mâm ngũ quả trên bàn thờ gia tiên là hình ảnh tiêu biểu cho tết cổ truyền của dân tộc, một trong những yếu tố cấu thành bàn thờ gia tiên: “Hương, đăng, hoa, quả”. Qua đó hướng đến một nét đẹp truyền thống nhớ về nguồn cuội, thể hiện sự kính nhớ và ước mong nhiều an lành, may mắn. Chưng bày mâm ngũ quả trên bàn thờ của gia đình trong những ngày tết mang ý nghĩa giữ gìn bản sắc văn hóa độc đáo của dân Việt. Chính vì vậy, người dân Việt dù ở phương trời nào, đến ngày tết cổ truyền vẫn không bỏ qua tục lệ này, như một sự nhắc nhở, cho bản thân và cho con cháu, về cội nguồn của mình.

Ý NHẠC (Ẩm thực Việt Nam)


Về Menu

Mâm ngũ quả ngày xuân

bà nước mắt ngày xưa nay đã trở thành Tháng Giêng thưởng thức buffet chay คนเก ยจคร าน 二哥丰功效 爐香讚全文 thÃ Æ 仏壇 おしゃれ 飾り方 Thiền chữa chứng cô đơn ở người 曹村村 オンライン坐禅会で曹洞宗の教えを学ぶ lời phật dạy về tình yêu nam nữ yêu Thêm hai món chay vào thực đơn nhà 班禅额尔德尼 佛教算中国传统文化吗 ไๆาา แากกา 閩南語俗語 無事不動三寶 Lời thề giữa rừng thiêng 墓 購入 Bắt bệnh theo thời tiết ly cong uan 饿鬼 描写 饒益眾生 皈依是什么意思 Bức thư của một chú cún Ä áº 천태종 대구동대사 도산스님 Miên man phố Bài thuốc đông y trị sởi 築地本願寺 盆踊り いいお墓 金沢八景 樹木葬墓地 อธ ษฐานบารม 供灯的功德 lắng nghe công án thiền trong hai ca khúc cầu nguyện có được kết quả như ý 佛经讲 男女欲望 lịch sử phật giáo việt nam 必使淫心身心具断 chương viii thời kỳ đầu của phật 精霊供養 phat phap 白骨观 危险性 Giáo 曹洞宗総合研究センター 五戒十善 Đậu nành thực phẩm chay tốt cho sức sân chơi lý thú của tuổi 迴向 意思 市町村別寺院数順位 飞来寺 Ngọn lửa Quảng Đức và biến cố Phật