Tết đến, trên bàn thờ gia tiên mỗi gia đình đều trưng bày mâm ngũ quả, đây là nét văn hóa độc đáo của dân tộc, thể hiện quan niệm tâm linh của người dân ở từng vùng văn hóa. Nhiều người vẫn cho rằng ngũ tức là 5 loại quả. Theo tôi quan niệm này tuy đúng nhưng chưa đủ. Ngũ ở đây ứng với 5 hành: kim, mộc, thủy, hỏa thổ.

Mâm ngũ quả ngày xuân

Quan niệm về mâm ngũ quả ở mỗi vùng, mỗi địa phương khác nhau phụ thuộc vào hoàn cảnh sống, quan niệm riêng của mỗi vùng. Có khi chỉ gồm hai, ba loại quả, nhưng cũng có khi tới hàng chục loại khác nhau. Chính sự linh hoạt trong cách chọn quả để chưng thể hiện tính đa dạng văn hóa vùng miền và tính ứng xử của văn hóa trong cộng đồng dân cư. 5 trạng thái cấu thành vũ trụ gồm: Kim, mộc, thủy, hỏa thổ tương ứng với các màu. Kim màu trắng, mộc màu xanh, thủy màu đen, hỏa màu đỏ, thổ màu vàng, và mâm ngũ quả cũng lung linh 5 sắc màu đó. Các quả thường được bày vào dịp tết là: Bưởi, chuối, hồng, cam, quýt, quất, xoài, táo, đào, na (mãng cầu), đu đủ, dưa hấu... Tất cả đều là sản phẩm được tạo nên bởi sự giao hòa của trời đất (càn khôn), là kết quả lao động của con người. Mâm ngũ quả miền Bắc   Manqua.jpg   Ở miền Bắc mâm ngũ quả thể hiện rõ nét triết lí âm dương và quan niệm ngũ hành. Những loại trái cây phổ biến trong mâm ngũ quả gồm: Chuối xanh - ứng với mùa xuân (hành mộc), phật thủ màu vàng tượng trưng cho hành thổ, hồng và các loại quả màu đỏ (kể cả ớt sừng) ứng với hành hỏa, các loại quả màu trắng (đào, roi…) ứng với hành kim, mận, hồng xiêm ứng với hành thủy… Đặc biệt, trong cách chưng mâm ngũ quả thể hiện sự giao hòa đất trời cũng như sự tương hỗ giữa các hành. Chẳng hạn, chuối xanh chọn nãi lớn, đặt giữa mâm, để ngửa theo quan niệm nó giống như bàn tay hứng lấy tinh hoa đất trời, đặc biệt tinh hoa của một năm mới. Quả phật thủ được đặt trong lòng nãi chuối như bàn tay chấp thành, cầu mong hạnh phúc cho một năm. Các loại quả khác đặt chung quanh tượng trưng cho sự quần tụ. Đồng thời mâm ngủ quả còn thể hiện nét đẹp thẩm mĩ trong việc lựa chọn màu sắc cân đối, hài hòa. Mâm ngũ quả miền Trung. Do điều kiện khó khăn về thiên nhiên nên mâm ngũ quả của người Trung có phần khiêm tốn. Thường thì mâm ngũ quả được đơm theo kiểu có gì đơm đó. Tuy nhiên họ tránh những quả mang ý “xui rủi”. Đó là những quả khi phát âm chúng mang những yếu tố “không may”. Trong mâm ngũ quả miền Trung cúng có chuối nhưng chuối nhỏ chứ không phải là loại chuối quả dài và to như miền Bắc. Quả thơm (dứa) với ý nghĩa mang lại sự thơm thảo, quả lựu, quả bưởi. Đặc biệt người miền Trung rất chuộng quýt vì theo quan niệm quýt mang lại sự phát tài, no đủ. Có khi quýt chưng thành một mâm riêng đặt cạnh mâm ngủ quả. Mâm ngũ quả của người miền Trung thể hiện sự mộc mạc, đơn giản nhưng rất nỗi chân tình. Đây là nét vốn quý của văn hóa đời sống tinh thần con người nơi đây. Mâm ngũ quả miền Nam   MamquaNamBo.jpg   Do sự ưu đãi về thiên nhiên nên mâm ngũ quả của người miền Nam được “kén chọn” một cách kĩ lưỡng, chú trọng nhiều đến yếu tố may rủi. Các loại quả phổ biến thường: Mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài. Nói theo cách người dân Nam Bộ tên các loại quả này tạo thành câu nối: “Cầu sung vừa (dừa) đủ xoài”. Ngoài ra, không thể thiếu cặp dưa hấu. Dưa hấu ruột đỏ vỏ xanh, tượng trưng cho lòng trung nghĩa và trinh tiết của người dân phương Nam Nếu như ở miền Bắc, hầu như tất cả các loại quả đều có thể bày lên bàn thờ, kể cả quả ớt mang vị cay đắng, miễn sao mâm ngũ quả trông đẹp mắt là được; thì người miền Nam lại có sự kiêng cữ. Mâm ngũ quả của người miền Nam không bao giờ có chuối, vì loại quả này tên gọi có âm giống từ “chúi”, thể hiện sự nguy khó. Quả cam cũng không được có mặt trong mâm ngũ quả ngày Tết, vì câu “quýt làm cam chịu”. Tuy mỗi miền có những quan niệm khác nhau trong việc chưng mâm ngũ quả ngày tết. Dù mang vẻ nào đi nữa mâm ngũ quả trên bàn thờ gia tiên là hình ảnh tiêu biểu cho tết cổ truyền của dân tộc, một trong những yếu tố cấu thành bàn thờ gia tiên: “Hương, đăng, hoa, quả”. Qua đó hướng đến một nét đẹp truyền thống nhớ về nguồn cuội, thể hiện sự kính nhớ và ước mong nhiều an lành, may mắn. Chưng bày mâm ngũ quả trên bàn thờ của gia đình trong những ngày tết mang ý nghĩa giữ gìn bản sắc văn hóa độc đáo của dân Việt. Chính vì vậy, người dân Việt dù ở phương trời nào, đến ngày tết cổ truyền vẫn không bỏ qua tục lệ này, như một sự nhắc nhở, cho bản thân và cho con cháu, về cội nguồn của mình.

Ý NHẠC (Ẩm thực Việt Nam)


Về Menu

Mâm ngũ quả ngày xuân

上座部佛教經典 tham luan tai dai hoi dai bieu phat giao toan quoc 七五三 大阪 หล กการน งสมาธ 上巽下震 chua quan am tu พ ทธโธ ธรรมโม 寺庙的素菜 Xin lỗi hoa Quỳnh lễ giỗ Đệ tam tổ trúc lâm 父母呼應勿緩 事例 五観の偈 曹洞宗 Bình Định Lễ tiểu tường cố noi xau nguoi khac nhung hau qua va cach chuyen TT Huế Lễ húy nhật Tổ khai sơn tổ 皈依是什么意思 duoi Bến Tre Buffet chay gây quỹ mùa Trung thu bien Mối liên hệ giữa thầy học hạnh bồ tát phát nguyện đốt 市町村別寺院数順位 Thiên thời với sức khỏe 往生咒道教 白佛言 什么意思 ก จกรรมทอดกฐ น cả Trái 禅诗精选 弥陀寺巷 vÛi hòa thượng thích thiện chơn 1914 moi hieu duoc nhung dieu nhu the 忍四 Lễ Vu lan và tưởng niệm cố 簡単便利 戒名授与 水戸 åº ù 净土网络 truyện thơ vua chó lông bạc bo bo phương thuốc kỳ diệu tạp 元代 僧人 功德碑 Tổ đình Vạn Thọ tổ chức lễ vía Tổ 深恩正 niem ve cai chet gui me cua con ngay 8 độ thanh văn thừa thi hóa qua điệp khúc 118 オンライン坐禅会で曹洞宗の教えを学ぶ Hiến tặng trong Phật giáo 墓の片付け 魂の引き上げ зеркало кракен даркнет