Tết đến, trên bàn thờ gia tiên mỗi gia đình đều trưng bày mâm ngũ quả, đây là nét văn hóa độc đáo của dân tộc, thể hiện quan niệm tâm linh của người dân ở từng vùng văn hóa. Nhiều người vẫn cho rằng ngũ tức là 5 loại quả. Theo tôi quan niệm này tuy đúng nhưng chưa đủ. Ngũ ở đây ứng với 5 hành: kim, mộc, thủy, hỏa thổ.

Mâm ngũ quả ngày xuân

Quan niệm về mâm ngũ quả ở mỗi vùng, mỗi địa phương khác nhau phụ thuộc vào hoàn cảnh sống, quan niệm riêng của mỗi vùng. Có khi chỉ gồm hai, ba loại quả, nhưng cũng có khi tới hàng chục loại khác nhau. Chính sự linh hoạt trong cách chọn quả để chưng thể hiện tính đa dạng văn hóa vùng miền và tính ứng xử của văn hóa trong cộng đồng dân cư. 5 trạng thái cấu thành vũ trụ gồm: Kim, mộc, thủy, hỏa thổ tương ứng với các màu. Kim màu trắng, mộc màu xanh, thủy màu đen, hỏa màu đỏ, thổ màu vàng, và mâm ngũ quả cũng lung linh 5 sắc màu đó. Các quả thường được bày vào dịp tết là: Bưởi, chuối, hồng, cam, quýt, quất, xoài, táo, đào, na (mãng cầu), đu đủ, dưa hấu... Tất cả đều là sản phẩm được tạo nên bởi sự giao hòa của trời đất (càn khôn), là kết quả lao động của con người. Mâm ngũ quả miền Bắc   Manqua.jpg   Ở miền Bắc mâm ngũ quả thể hiện rõ nét triết lí âm dương và quan niệm ngũ hành. Những loại trái cây phổ biến trong mâm ngũ quả gồm: Chuối xanh - ứng với mùa xuân (hành mộc), phật thủ màu vàng tượng trưng cho hành thổ, hồng và các loại quả màu đỏ (kể cả ớt sừng) ứng với hành hỏa, các loại quả màu trắng (đào, roi…) ứng với hành kim, mận, hồng xiêm ứng với hành thủy… Đặc biệt, trong cách chưng mâm ngũ quả thể hiện sự giao hòa đất trời cũng như sự tương hỗ giữa các hành. Chẳng hạn, chuối xanh chọn nãi lớn, đặt giữa mâm, để ngửa theo quan niệm nó giống như bàn tay hứng lấy tinh hoa đất trời, đặc biệt tinh hoa của một năm mới. Quả phật thủ được đặt trong lòng nãi chuối như bàn tay chấp thành, cầu mong hạnh phúc cho một năm. Các loại quả khác đặt chung quanh tượng trưng cho sự quần tụ. Đồng thời mâm ngủ quả còn thể hiện nét đẹp thẩm mĩ trong việc lựa chọn màu sắc cân đối, hài hòa. Mâm ngũ quả miền Trung. Do điều kiện khó khăn về thiên nhiên nên mâm ngũ quả của người Trung có phần khiêm tốn. Thường thì mâm ngũ quả được đơm theo kiểu có gì đơm đó. Tuy nhiên họ tránh những quả mang ý “xui rủi”. Đó là những quả khi phát âm chúng mang những yếu tố “không may”. Trong mâm ngũ quả miền Trung cúng có chuối nhưng chuối nhỏ chứ không phải là loại chuối quả dài và to như miền Bắc. Quả thơm (dứa) với ý nghĩa mang lại sự thơm thảo, quả lựu, quả bưởi. Đặc biệt người miền Trung rất chuộng quýt vì theo quan niệm quýt mang lại sự phát tài, no đủ. Có khi quýt chưng thành một mâm riêng đặt cạnh mâm ngủ quả. Mâm ngũ quả của người miền Trung thể hiện sự mộc mạc, đơn giản nhưng rất nỗi chân tình. Đây là nét vốn quý của văn hóa đời sống tinh thần con người nơi đây. Mâm ngũ quả miền Nam   MamquaNamBo.jpg   Do sự ưu đãi về thiên nhiên nên mâm ngũ quả của người miền Nam được “kén chọn” một cách kĩ lưỡng, chú trọng nhiều đến yếu tố may rủi. Các loại quả phổ biến thường: Mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài. Nói theo cách người dân Nam Bộ tên các loại quả này tạo thành câu nối: “Cầu sung vừa (dừa) đủ xoài”. Ngoài ra, không thể thiếu cặp dưa hấu. Dưa hấu ruột đỏ vỏ xanh, tượng trưng cho lòng trung nghĩa và trinh tiết của người dân phương Nam Nếu như ở miền Bắc, hầu như tất cả các loại quả đều có thể bày lên bàn thờ, kể cả quả ớt mang vị cay đắng, miễn sao mâm ngũ quả trông đẹp mắt là được; thì người miền Nam lại có sự kiêng cữ. Mâm ngũ quả của người miền Nam không bao giờ có chuối, vì loại quả này tên gọi có âm giống từ “chúi”, thể hiện sự nguy khó. Quả cam cũng không được có mặt trong mâm ngũ quả ngày Tết, vì câu “quýt làm cam chịu”. Tuy mỗi miền có những quan niệm khác nhau trong việc chưng mâm ngũ quả ngày tết. Dù mang vẻ nào đi nữa mâm ngũ quả trên bàn thờ gia tiên là hình ảnh tiêu biểu cho tết cổ truyền của dân tộc, một trong những yếu tố cấu thành bàn thờ gia tiên: “Hương, đăng, hoa, quả”. Qua đó hướng đến một nét đẹp truyền thống nhớ về nguồn cuội, thể hiện sự kính nhớ và ước mong nhiều an lành, may mắn. Chưng bày mâm ngũ quả trên bàn thờ của gia đình trong những ngày tết mang ý nghĩa giữ gìn bản sắc văn hóa độc đáo của dân Việt. Chính vì vậy, người dân Việt dù ở phương trời nào, đến ngày tết cổ truyền vẫn không bỏ qua tục lệ này, như một sự nhắc nhở, cho bản thân và cho con cháu, về cội nguồn của mình.

Ý NHẠC (Ẩm thực Việt Nam)


Về Menu

Mâm ngũ quả ngày xuân

bi và trí Ông lê thành Ân tân tổng lãnh sự mỹ nhớ lắm Tạp bút Lề đời Bánh bèo gạo lứt Niệm Phật Tạp bút Lề đời ÃƒÆ ÏÇ Hoà thượng Vĩnh Gia 般若蜜 お仏壇 お手入れ 唐安琪丝妍社 Ngủ 四重恩是哪四重 보왕삼매론 cha mẹ là nguồn mạch của sự 浄土真宗 お守り Thịt đỏ làm tăng nguy cơ ung thư vú テス hoà Chế Gene và môi trường tác động lớn đến Ca ÐÑÑ 若我說天地 Phật ngọc Dâng trào lòng kính çŠ 鼎卦 静坐 本事 佛 山風蠱 高島 フォトスタジオ 中百舌鳥 加持成佛 是 î 做人處事 中文 怎么面对自己曾经犯下的错误 Nguyên nhân nhiều người trẻ bị æ å 一真法界 阿罗汉需要依靠别人的记别 đâu là dấu hiệu nhận biết sớm bệnh 佛教讲的苦地 达赖和班禅有啥区别 ç¾ 持咒 出冷汗 Mùi hương nếp å ç æžœ