GN - Cha tâm sự: kể từ ngày lên chùa và được một Phật tử ở xa về tặng bộ quần áo màu lam, mẹ quý lắm.

Mẹ & niềm tin bất hoại

GN - “Dù ai buôn bán đâu đâu

Cứ rằm tháng Bảy mưa ngâu thì về” (Ca dao)

Con về thăm mẹ vào một ngày mưa ngâu sùi sụt, cũng là mùa Vu lan, mùa Báo hiếu… Cha bảo: “Mẹ mày lên chùa từ sớm”! Con khẽ “dạ” một tiếng và không mấy ngạc nhiên, bởi đi chùa từ lâu đã là niềm vui của mẹ.

niemtinbathoai.jpg

Sinh ra ở làng quê nghèo chiêm trũng, suốt một đời, mẹ vất vả nắng mưa, quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Bốn chị em con khôn lớn, trưởng thành cũng nhờ “chín chữ cao sâu” ấy. Chúng cứ dần lớn lên từ trăm ngàn giọt mồ hôi thầm lặng của mẹ nhỏ xuống. Mẹ luôn bao dung, cao thượng, luôn lắng lo cho các con, và mẹ đã trở thành chỗ dựa tinh thần vững chãi, bình an nhất với chúng con.

Con nghe ngoại kể lại, mẹ thích lên chùa kể từ ngày ba trải qua trận bạo bệnh “thập tử nhất sinh”. Bà bảo: “Thuốc thang đều đã tìm đủ đường. Giờ chỉ cầu mong trời Phật che chở, cứu đỡ mới mong hy vọng”. Mẹ đã khóc cạn nước mắt. Thế rồi, chẳng hiểu vì sao, suốt từ đêm đó, ngồi bên giường bệnh của ba, mẹ đã thì thầm cầu nguyện “Nam-mô A Di Đà Phật”... Cứ thế, suốt một thời gian dài, mẹ chuyển sang ăn chay từ lúc nào con cũng không nhớ rõ, mẹ lại năng đi chùa Hàn Sơn (ngôi chùa ở xã bên cách nhà gần 10 cây số) cầu nguyện dù không phải là ngày lễ. Và sự thành tâm của mẹ đã được đền đáp. Mẹ vui sướng biết bao khi phép nhiệm màu đã đưa ba trở về từ cõi chết. Mẹ khóc vì biết ơn và vui sướng. Từ đó, mẹ luôn tin có Phật bên mình.

Bốn chị em con, mỗi đứa lập nghiệp một nơi, ít có dịp về thăm mẹ. Lần trước, mẹ gọi vào thăm cháu ngoại, mẹ không quên khoe: “Trên núi, sau nhà mình, mọi người đang xây chùa Tiên Sơn, lớn lắm con à! Vậy là từ nay, mẹ sẽ được lên chùa nhiều hơn”. Trong giọng nói của mẹ, con nhận thấy một niềm hoan hỷ, an nhiên. Rồi mẹ thủ thỉ bao nhiêu là chuyện liên quan đến ngôi chùa đang xây trên dãy núi sau nhà. “Dãy núi thiêng lắm con ơi. Giữa trưa nắng, anh Tần chăn bò nhìn thấy hai đứa trẻ khoảng chừng lên 4, lên 5, tóc để chỏm đào đuổi nhau, cười rả rích. Rồi bác Gái nhà mình một hôm đi hái củi lại nhìn thấy hai con heo, một lành lặn, một bị cụt đuôi chạy tung tăng trước mặt bác. Và cả ông Hấn có hôm một mình rong ruổi ra sau nhà giáp núi, ngạc nhiên thấy tiếng nhạc, tiếng trống nổi lên inh ỏi. Nhìn rõ mới hay toàn là những ông quan đội đai, mũ, đèn lồng,... nườm nượp bước đi như trẩy hội,...” Chỉ nghe mẹ kể thôi, con cũng ước được về nhà ngay để lên chùa lạy Phật.

Mẹ bảo: “Có chứng kiến cảnh mọi người góp công, góp sức, người khiêng gạch, người cõng nước, người mang cơm,... lên núi để xây chùa mới biết dân mình đoàn kết và tin yêu Phật lắm”. Mẹ đã ngoài 60 tuổi nhưng vẫn cùng các cô chú trong xóm góp gạo, thổi cơm để phục vụ đội thợ xây. Không chỉ có mẹ đâu, bà Nguyền xóm dưới, dù ngoài 70 tuổi vẫn chống gậy lê từng bước lên núi để góp cho chùa những bó rau xanh trồng được ở vườn nhà. Mẹ kể chuyện xây chùa, con nghe mà sống mũi cay xè vì hạnh phúc, tự hào về người dân quê mình, những con người chân chất, mộc mạc với tình nghĩa đằm sâu, cao cả.

Chưa một lần lên chùa nhưng qua lời mẹ kể, trong tâm trí con cũng đã đong đầy tình yêu Phật pháp. Một ngày mùa đông cách đây hơn mười năm, mẹ đau bụng quằn quại. Một mình cha vừa lo chạy gọi hàng xóm giúp, lại vừa thắp hương khấn vái ông bà, và không quên niệm Phật cho mẹ. Mẹ được đưa đi cấp cứu, nằm viện suốt cả tháng trời mới khỏi. Chị em con ở xa, chỉ thay phiên nhau về thăm mẹ được đôi lần. Lòng thương mẹ, nhớ cha chỉ lặng thầm trong ý nghĩ cầu nguyện của các con.

“Phật chẳng những che chở cho những ai biết tin yêu mà còn thấu hiểu và phù trợ cho những ước muốn bé nhỏ đời thường của con người”. Con nghe lại nhớ đến những câu chuyện cổ tích “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể. Nhưng câu chuyện về em trai của con càng khiến con nghĩ rằng Phật hiện hữu trong đời thường. Bốn năm sau khi cưới, cậu mợ đã từng ra Bắc, vào Nam với đủ thuốc, đủ thầy nhưng niềm mong mỏi một đứa con vẫn mãi là hy vọng mỏng manh. Đó cũng là nỗi lòng đau đáu của mẹ cho cậu con trai duy nhất trong nhà. Mấy hôm trước, nghe cậu gọi điện về báo mợ mới mang thai được hai tuần, mẹ cười trong nước mắt. Chắp tay vái Phật, khóe mắt mẹ lệ tràn.

Cha tâm sự: kể từ ngày lên chùa và được một Phật tử ở xa về tặng bộ quần áo màu lam, mẹ quý lắm. Sáng lên chùa làm công đức, chiều lên chùa niệm Phật, và cả khi dậy sớm tụng kinh, mẹ đều khoác lên mình bộ áo lam ấy. Mẹ còn thường xuyên đọc sách, nghe kinh kệ, nghe thuyết pháp nữa. Thế rồi, cha cũng thích lên chùa cùng mẹ để cầu nguyện sức khỏe, cầu bình an cho mình, cho con cháu.

Ngày rằm tháng Bảy, mưa ngâu rả rích, tiết trời bắt đầu sang thu. Mâm cơm cúng lễ rằm đã được mẹ chuẩn bị chu đáo, đủ đầy. Trong mùi hương trầm thoang thoảng, quyện vào tiếng chuông đồng trên núi theo gió vọng xuống, mẹ thành tâm, cung kính vái lạy. Con đứng bên mẹ, chắp tay nguyện cầu cho cha mẹ suốt đời hoan hỷ, bình an!

Lê Xuyên


Về Menu

Mẹ & niềm tin bất hoại

僧秉 Kinh Vu lan Khảo về nguồn gốcHán tạng ï¾ 佛教讲的苦地 Chị em nghiền thực phẩm chay mùa Vu お仏壇 お手入れ tat quan the am 欲移動 达赖和班禅有啥区别 gio 既濟卦 cây nêu và những giá trị tâm linh ngày 佛教中华文化 món chay mùa vu lan duc phat va nen hoa binh nhan loai 錫杖 ÐÐÐ 忉利天 điều quý giá nhất của đời người 4 bí quyết giúp sống lâu Sóc Trăng Chùa Hải Phước tổ chức lễ hòa 설두중현 個人墓地の種類と選び方 bạo lực học đường và những biện 唐朝的慧能大师 佛說父母恩重難報經 sư thầy trẻ thích ở rừng chồi non 佛说如幻三昧经 Không nên cho trẻ dưới 10 tuổi sử Ca å ç Chùa Phước Hải ペット供養 Ä Æ Si 大劫运数周备 hai huong van hanh cua tam ly 念南無阿彌陀佛功德 無分別智 Rau mùi Gia vị ngon thuốc quý 佛教与佛教中国化 南懷瑾 đại luận sư vô trước Phá Ÿ 怎么做早课 Kinh Tứ thập nhị chương そうとうしゅう uy 印顺法师关于大般涅槃经 提等