GNO - Mì ăn liền giàu chất béo, nhiều muối, giàu năng lượng và là sản phẩm chế biến công nghiệp.

Mì ăn liền không tốt cho tim mạch

GNO - Mì gói (mì ăn liền) tiện lợi, rẻ và dễ ăn nhưng lại có một số tác động không tốt lên sức khỏe. Hiện nay, mì gói đặc biệt phổ biến với người trẻ tuổi và là đặc trưng của một số nền văn hóa. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới đây báo cáo rằng ăn nhiều mì gói sẽ làm tăng nguy cơ hội chứng chuyển hóa (metabolic syndrome) dẫn đến các bệnh tim mạch và đột quỵ.

mi goi.jpg
Lời khuyên là: không ăn mì mỗi ngày và ăn mì có giới hạn

Theo nghiên cứu đăng trên Tạp chí Dinh dưỡng (The Journal of Nutrition) đầu tháng 8 qua, phụ nữ Hàn Quốc ăn nhiều mì gói có nguy cơ cao hơn với hội chứng này, bất kể các loại thực phẩm khác họ sử dụng và chế độ thể dục thể thao họ áp dụng. Người mắc hội chứng rối loạn chuyển hóa có huyết áp hoặc đường huyết cao, có nguy cơ cao với bệnh tim mạch, đột quỵ và tiểu đường.

Hyun Shin, đồng nghiên cứu công trình, nghiên cứu sinh Trường Y khoa Harvard tại Boston (The Harvard School of Public Health) cho biết: “Mặc dù ngon miệng và tiện lợi nhưng mì ăn liền làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa do có nhiều muối (sodium), các chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe và chỉ số đường huyết của thực phẩm cao.”

Shin và các đồng nghiệp ở Đại học Baylor Harvard đã phân tích tình hình sức khỏe và chế độ ăn của gần 11.000 người trưởng thành từ 19-64 tuổi ở Hàn Quốc, nơi tiêu thụ mì ăn liền lớn nhất thế giới (khoảng 3.4 tỉ gói mì năm 2010). Kết quả là, phụ nữ ăn mì ăn liền 2 lần 1 tuần có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa cao hơn các phụ nữ không ăn mì gói, không kể đến việc người này có chế độ ăn bình thường hay chế độ ăn nhiều thức ăn nhanh (fast food).

Tuy nhiên, có lẽ do khác biệt về mặt sinh học (tác động của hormone giới tính và cơ chế trao đổi chất) nên chưa thấy sự liên hệ giữa việc nam giới ăn mì và sự phát triển của hội chứng chuyển hóa, như ở nữ giới.

Mì ăn liền giàu chất béo, nhiều muối, giàu năng lượng và là sản phẩm chế biến công nghiệp. Đây là nguyên nhân làm cho mì ăn liền không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai ăn nhiều mì ăn liền cũng bị tác động giống nhau. Điều quan trọng là ý thức được mì là sản phẩm chế biến sẵn và có nhiều tác động không tốt đến sức khỏe.

Các thực phẩm chế biến sẵn hầu hết đều chứa nhiều đường và muối với mục đích là để bảo quản được lâu. Lời khuyên là: không ăn mì mỗi ngày và ăn mì có giới hạn. Có thể ăn một ít mì trộn với rau cải và các thực phẩm tươi không qua chế biến sẵn sẽ tốt hơn.

Trần Trọng Hiếu (Theo The Live Science)


Về Menu

Mì ăn liền không tốt cho tim mạch

6 5 nghịch lý không thể ngược đời hơn Món chay tháng giêng tot go cua vo thuong 優良蛋 繪本 quang ngu cua hoa thuong la hanh que son o chuong Đừng quên dọn dẹp trí não 6 nguyên tắc quan trọng trong ăn uống khi Ngăn ngừa bệnh Gout bằng cách nào Hơi thở sâu giúp tăng hiệu quả điều 梵僧又说 我们五人中 chuong iv vua a duc va dai thien Steve Jobs một Phật tử đã làm thay có nên thờ cả chúa và phật trên một nang tam mười điều chớ vội tin theo lời phật sanh tu su dai sam tu la coi phuc tự lực mới thực là tu tam biet du la nguoi giau nhat thien ha chênh Phật giáo lơ i thờ phật lễ phật và cúng phật cáo ç¾ chuong ii å œæ å å 1993 Du ng khi hoa mai hoc cach giu lua cho tinh yeu va hon nhan bức tình thư đầy cảm xúc của gs cao Mâm ngũ quả ngày xuân hòa thượng thích thanh từ giảng giải về với yên tử nhân 709 năm phật hoàng ăn chay đối với giới trẻ dao ban ve dao phat cung nguyen cong tru Ly tán giữa vàng son 佛陀会有情绪波动吗 지장보살본원경 원문 day con niem phat nhất tâm Sen làng đã mọc 2 cha me LÃ Ý nghĩalạy Hồng danh sám hối phat day 8 phap de song an lac