GNO - Mì ăn liền giàu chất béo, nhiều muối, giàu năng lượng và là sản phẩm chế biến công nghiệp.

Mì ăn liền không tốt cho tim mạch

GNO - Mì gói (mì ăn liền) tiện lợi, rẻ và dễ ăn nhưng lại có một số tác động không tốt lên sức khỏe. Hiện nay, mì gói đặc biệt phổ biến với người trẻ tuổi và là đặc trưng của một số nền văn hóa. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới đây báo cáo rằng ăn nhiều mì gói sẽ làm tăng nguy cơ hội chứng chuyển hóa (metabolic syndrome) dẫn đến các bệnh tim mạch và đột quỵ.

mi goi.jpg
Lời khuyên là: không ăn mì mỗi ngày và ăn mì có giới hạn

Theo nghiên cứu đăng trên Tạp chí Dinh dưỡng (The Journal of Nutrition) đầu tháng 8 qua, phụ nữ Hàn Quốc ăn nhiều mì gói có nguy cơ cao hơn với hội chứng này, bất kể các loại thực phẩm khác họ sử dụng và chế độ thể dục thể thao họ áp dụng. Người mắc hội chứng rối loạn chuyển hóa có huyết áp hoặc đường huyết cao, có nguy cơ cao với bệnh tim mạch, đột quỵ và tiểu đường.

Hyun Shin, đồng nghiên cứu công trình, nghiên cứu sinh Trường Y khoa Harvard tại Boston (The Harvard School of Public Health) cho biết: “Mặc dù ngon miệng và tiện lợi nhưng mì ăn liền làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa do có nhiều muối (sodium), các chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe và chỉ số đường huyết của thực phẩm cao.”

Shin và các đồng nghiệp ở Đại học Baylor Harvard đã phân tích tình hình sức khỏe và chế độ ăn của gần 11.000 người trưởng thành từ 19-64 tuổi ở Hàn Quốc, nơi tiêu thụ mì ăn liền lớn nhất thế giới (khoảng 3.4 tỉ gói mì năm 2010). Kết quả là, phụ nữ ăn mì ăn liền 2 lần 1 tuần có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa cao hơn các phụ nữ không ăn mì gói, không kể đến việc người này có chế độ ăn bình thường hay chế độ ăn nhiều thức ăn nhanh (fast food).

Tuy nhiên, có lẽ do khác biệt về mặt sinh học (tác động của hormone giới tính và cơ chế trao đổi chất) nên chưa thấy sự liên hệ giữa việc nam giới ăn mì và sự phát triển của hội chứng chuyển hóa, như ở nữ giới.

Mì ăn liền giàu chất béo, nhiều muối, giàu năng lượng và là sản phẩm chế biến công nghiệp. Đây là nguyên nhân làm cho mì ăn liền không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai ăn nhiều mì ăn liền cũng bị tác động giống nhau. Điều quan trọng là ý thức được mì là sản phẩm chế biến sẵn và có nhiều tác động không tốt đến sức khỏe.

Các thực phẩm chế biến sẵn hầu hết đều chứa nhiều đường và muối với mục đích là để bảo quản được lâu. Lời khuyên là: không ăn mì mỗi ngày và ăn mì có giới hạn. Có thể ăn một ít mì trộn với rau cải và các thực phẩm tươi không qua chế biến sẵn sẽ tốt hơn.

Trần Trọng Hiếu (Theo The Live Science)


Về Menu

Mì ăn liền không tốt cho tim mạch

sự sống tốt đẹp hay không là tùy 必使淫心身心具断 还愿怎么个还法 thơ mặc giang từ bài số 1311 đến số tuyển tập 10 bài số 132 Khánh Hòa Lễ húy nhật Hòa thượng những cung bậc cơm chay 1 2 3 ta đi ăn chay ý nghĩa tịnh độ phật giáo tuổi trẻ học phật pháp qua internet 8 cách giúp tăng sức đề kháng giữ giới là con đường tươi sáng cho VÃ Æ Scan não có thể giúp dự báo nguy cơ tự gọi hồn con trở về nhung goc nhin doi thuong ve thoi gian một xung ho trong chua the nao cho dung 菩提阁官网 Đà Nẵng Tưởng niệm lần thứ 35 ngày chăm sóc người bệnh có phước báu gì ha tinh ngay dau dong dai the chi bo tat Tảo xoắn có nhiều công dụng tốt cho chuỗi ngọc trân bảo pháp thí điều ước giản đơn Chuyện đời của một sư cô Sỏi đỏ giấy bổi vàng Chia nhỏ bữa ăn giúp ăn ngon miệng và trả 9 Lễ hoài niệm tổ sư cành hoa sen màu xanh cÃn họa phước đến từ đâu Sen Hồ Tây soi day chuyen dinh menh clip về luật nhân quả làm chúng ta phải niem Caffeine làm tăng nguy cơ sẩy thai ưng thư thích chơn thiện toa thien niem phat Nụ cười của người đàn ông khuyết thé nam yeu to dao duc ma chung ta can phai hoc nguoi muoi lam dieu dang de suy ngam trong cuoc song tinh thần vô ngã vị tha trong văn đằng sau câu chuyện vị đại gia ngày Vu lan cúng dường bố thí đúng