GNO - Mì ăn liền giàu chất béo, nhiều muối, giàu năng lượng và là sản phẩm chế biến công nghiệp.

Mì ăn liền không tốt cho tim mạch

GNO - Mì gói (mì ăn liền) tiện lợi, rẻ và dễ ăn nhưng lại có một số tác động không tốt lên sức khỏe. Hiện nay, mì gói đặc biệt phổ biến với người trẻ tuổi và là đặc trưng của một số nền văn hóa. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới đây báo cáo rằng ăn nhiều mì gói sẽ làm tăng nguy cơ hội chứng chuyển hóa (metabolic syndrome) dẫn đến các bệnh tim mạch và đột quỵ.

mi goi.jpg
Lời khuyên là: không ăn mì mỗi ngày và ăn mì có giới hạn

Theo nghiên cứu đăng trên Tạp chí Dinh dưỡng (The Journal of Nutrition) đầu tháng 8 qua, phụ nữ Hàn Quốc ăn nhiều mì gói có nguy cơ cao hơn với hội chứng này, bất kể các loại thực phẩm khác họ sử dụng và chế độ thể dục thể thao họ áp dụng. Người mắc hội chứng rối loạn chuyển hóa có huyết áp hoặc đường huyết cao, có nguy cơ cao với bệnh tim mạch, đột quỵ và tiểu đường.

Hyun Shin, đồng nghiên cứu công trình, nghiên cứu sinh Trường Y khoa Harvard tại Boston (The Harvard School of Public Health) cho biết: “Mặc dù ngon miệng và tiện lợi nhưng mì ăn liền làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa do có nhiều muối (sodium), các chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe và chỉ số đường huyết của thực phẩm cao.”

Shin và các đồng nghiệp ở Đại học Baylor Harvard đã phân tích tình hình sức khỏe và chế độ ăn của gần 11.000 người trưởng thành từ 19-64 tuổi ở Hàn Quốc, nơi tiêu thụ mì ăn liền lớn nhất thế giới (khoảng 3.4 tỉ gói mì năm 2010). Kết quả là, phụ nữ ăn mì ăn liền 2 lần 1 tuần có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa cao hơn các phụ nữ không ăn mì gói, không kể đến việc người này có chế độ ăn bình thường hay chế độ ăn nhiều thức ăn nhanh (fast food).

Tuy nhiên, có lẽ do khác biệt về mặt sinh học (tác động của hormone giới tính và cơ chế trao đổi chất) nên chưa thấy sự liên hệ giữa việc nam giới ăn mì và sự phát triển của hội chứng chuyển hóa, như ở nữ giới.

Mì ăn liền giàu chất béo, nhiều muối, giàu năng lượng và là sản phẩm chế biến công nghiệp. Đây là nguyên nhân làm cho mì ăn liền không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai ăn nhiều mì ăn liền cũng bị tác động giống nhau. Điều quan trọng là ý thức được mì là sản phẩm chế biến sẵn và có nhiều tác động không tốt đến sức khỏe.

Các thực phẩm chế biến sẵn hầu hết đều chứa nhiều đường và muối với mục đích là để bảo quản được lâu. Lời khuyên là: không ăn mì mỗi ngày và ăn mì có giới hạn. Có thể ăn một ít mì trộn với rau cải và các thực phẩm tươi không qua chế biến sẵn sẽ tốt hơn.

Trần Trọng Hiếu (Theo The Live Science)


Về Menu

Mì ăn liền không tốt cho tim mạch

Mối quan hệ thầy thuốc trong cuộc chơi nầy Hấp thụ nhiều caffeine có hại hay không 崔红元 Độ người hấp hối theo kinh tạng 10 dieu day con de co mot gia dinh hanh phuc 佛法怎样面对痛苦 chua ha giáo dục ngày nay dưới góc nhìn phật lễ tưởng niệm thánh tử đạo thích 佛教典籍的數位化結集 Phật giáo Đà Lạt sẽ hạ thủy 7 đóa mục đích cuộc đời là g ì 人间佛教 秽土成佛 和尚为何多高寿 ท มาของพระมหาจ 7 công dụng tuyệt vời của tỏi với 插入法人份热饭擦擦擦擦擦擦擦擦擦擦擦擦 san Làm sao biết chứng hiếu động thái quá độc đáo lễ hằng thuận của 14 cặp Chùa Phú Thạnh Chùa Truông 妙善法师能入定 大乘教 nh脙茠脝 dao but qua nhan thuc moi tu tanh di da 7 tiep theo お墓のお tỳ Miến dong và rau đậu xào chay Trẻ tự kỷ dễ mắc các bệnh đường Đại hội Tim mạch Đông Nam Á lần thứ ngoi hòa thượng thích bửu lai truyện lục tổ huệ năng phần cuối thấy điềm lành có phải là dấu hiệu 祈祷カードの書き方 thử suy tư về hai mặt của tri thức บทสวดพาห งมหากา 8 công dụng tốt cho sức khỏe của truyện lục tổ huệ năng phần cuối ón 什么是佛度正缘 佛经说人类是怎么来的 Nghi lễ đời người trong các tôn giáo 経å 茶湯料とは Làm gì để giảm biểu hiện của Tưởng niệm Hòa thượng Tổ Khánh Anh that ra chung ta deu giong nhau