GNO - Mì ăn liền giàu chất béo, nhiều muối, giàu năng lượng và là sản phẩm chế biến công nghiệp.

Mì ăn liền không tốt cho tim mạch

GNO - Mì gói (mì ăn liền) tiện lợi, rẻ và dễ ăn nhưng lại có một số tác động không tốt lên sức khỏe. Hiện nay, mì gói đặc biệt phổ biến với người trẻ tuổi và là đặc trưng của một số nền văn hóa. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới đây báo cáo rằng ăn nhiều mì gói sẽ làm tăng nguy cơ hội chứng chuyển hóa (metabolic syndrome) dẫn đến các bệnh tim mạch và đột quỵ.

mi goi.jpg
Lời khuyên là: không ăn mì mỗi ngày và ăn mì có giới hạn

Theo nghiên cứu đăng trên Tạp chí Dinh dưỡng (The Journal of Nutrition) đầu tháng 8 qua, phụ nữ Hàn Quốc ăn nhiều mì gói có nguy cơ cao hơn với hội chứng này, bất kể các loại thực phẩm khác họ sử dụng và chế độ thể dục thể thao họ áp dụng. Người mắc hội chứng rối loạn chuyển hóa có huyết áp hoặc đường huyết cao, có nguy cơ cao với bệnh tim mạch, đột quỵ và tiểu đường.

Hyun Shin, đồng nghiên cứu công trình, nghiên cứu sinh Trường Y khoa Harvard tại Boston (The Harvard School of Public Health) cho biết: “Mặc dù ngon miệng và tiện lợi nhưng mì ăn liền làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa do có nhiều muối (sodium), các chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe và chỉ số đường huyết của thực phẩm cao.”

Shin và các đồng nghiệp ở Đại học Baylor Harvard đã phân tích tình hình sức khỏe và chế độ ăn của gần 11.000 người trưởng thành từ 19-64 tuổi ở Hàn Quốc, nơi tiêu thụ mì ăn liền lớn nhất thế giới (khoảng 3.4 tỉ gói mì năm 2010). Kết quả là, phụ nữ ăn mì ăn liền 2 lần 1 tuần có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa cao hơn các phụ nữ không ăn mì gói, không kể đến việc người này có chế độ ăn bình thường hay chế độ ăn nhiều thức ăn nhanh (fast food).

Tuy nhiên, có lẽ do khác biệt về mặt sinh học (tác động của hormone giới tính và cơ chế trao đổi chất) nên chưa thấy sự liên hệ giữa việc nam giới ăn mì và sự phát triển của hội chứng chuyển hóa, như ở nữ giới.

Mì ăn liền giàu chất béo, nhiều muối, giàu năng lượng và là sản phẩm chế biến công nghiệp. Đây là nguyên nhân làm cho mì ăn liền không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai ăn nhiều mì ăn liền cũng bị tác động giống nhau. Điều quan trọng là ý thức được mì là sản phẩm chế biến sẵn và có nhiều tác động không tốt đến sức khỏe.

Các thực phẩm chế biến sẵn hầu hết đều chứa nhiều đường và muối với mục đích là để bảo quản được lâu. Lời khuyên là: không ăn mì mỗi ngày và ăn mì có giới hạn. Có thể ăn một ít mì trộn với rau cải và các thực phẩm tươi không qua chế biến sẵn sẽ tốt hơn.

Trần Trọng Hiếu (Theo The Live Science)


Về Menu

Mì ăn liền không tốt cho tim mạch

K tu thien Chăm sóc sức khỏe người dân trong dịp Viết dâng lên Phật minh asvaghosha Gặp tác giả bức ảnh Bồ tát Thích Táo đỏ lê quýt có tồn dư thuốc bảo 05 nhá vầng Đạm thực vật giúp no lâu hơn đạm Viên ngọc luôn tỏa sáng của Phật giáo nhung cau chuyen am hai duc phat chùm thơ tỉnh thức của phật tử thanh Phóng viên Walcolm W Browne và bức ảnh có một cuộc sống thờ cúng cha mẹ hay ông bà quá vãng Thiếu vitamin B12 gây lão hóa tự kỷ trước háºnh cau nguyen hay cau xin Vai trò của Ni giới Việt Nam trong xã Buffet chay không cần son phấn chọn khi phật tử là doanh nhân tạp Phận làm con theo lời Phật dạy Hành thiền trong quản trị thời gian Ăn uống thế nào để ngăn ngừa tiểu 嫖妓 築地本願寺の年末恒例行事帰敬式 Phá thai Một góc nhìn Phật giáo Cám Người giảm cân cần lưu ý gì trong chế Lòng vị tha pháp hành cần thiết trên การกล าวว ทยาน già Hoàng Thái hậu Ỷ Lan và sự nghiệp của 打七 VÃÆ Myanmar Ký sự mùa xuân Phần 2 Bago Myanmar Ký sự mùa xuân Phần 2 Bago 椅子座禅10分 Giai thoại văn sử cổ Việt Nam Phật 上座部佛教經典 Chuyện đời vị quốc sư lừng danh đầu 荐拔功德殊胜行 duc lat ma ole nydahl va con duong hoang duong Sự giác ngộ dễ thương sau phap tao nen su hoa hop trong doi song cong 五痛五燒意思 Chè xoài mát lịm