GNO - Mì ăn liền giàu chất béo, nhiều muối, giàu năng lượng và là sản phẩm chế biến công nghiệp.

Mì ăn liền không tốt cho tim mạch

GNO - Mì gói (mì ăn liền) tiện lợi, rẻ và dễ ăn nhưng lại có một số tác động không tốt lên sức khỏe. Hiện nay, mì gói đặc biệt phổ biến với người trẻ tuổi và là đặc trưng của một số nền văn hóa. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới đây báo cáo rằng ăn nhiều mì gói sẽ làm tăng nguy cơ hội chứng chuyển hóa (metabolic syndrome) dẫn đến các bệnh tim mạch và đột quỵ.

mi goi.jpg
Lời khuyên là: không ăn mì mỗi ngày và ăn mì có giới hạn

Theo nghiên cứu đăng trên Tạp chí Dinh dưỡng (The Journal of Nutrition) đầu tháng 8 qua, phụ nữ Hàn Quốc ăn nhiều mì gói có nguy cơ cao hơn với hội chứng này, bất kể các loại thực phẩm khác họ sử dụng và chế độ thể dục thể thao họ áp dụng. Người mắc hội chứng rối loạn chuyển hóa có huyết áp hoặc đường huyết cao, có nguy cơ cao với bệnh tim mạch, đột quỵ và tiểu đường.

Hyun Shin, đồng nghiên cứu công trình, nghiên cứu sinh Trường Y khoa Harvard tại Boston (The Harvard School of Public Health) cho biết: “Mặc dù ngon miệng và tiện lợi nhưng mì ăn liền làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa do có nhiều muối (sodium), các chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe và chỉ số đường huyết của thực phẩm cao.”

Shin và các đồng nghiệp ở Đại học Baylor Harvard đã phân tích tình hình sức khỏe và chế độ ăn của gần 11.000 người trưởng thành từ 19-64 tuổi ở Hàn Quốc, nơi tiêu thụ mì ăn liền lớn nhất thế giới (khoảng 3.4 tỉ gói mì năm 2010). Kết quả là, phụ nữ ăn mì ăn liền 2 lần 1 tuần có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa cao hơn các phụ nữ không ăn mì gói, không kể đến việc người này có chế độ ăn bình thường hay chế độ ăn nhiều thức ăn nhanh (fast food).

Tuy nhiên, có lẽ do khác biệt về mặt sinh học (tác động của hormone giới tính và cơ chế trao đổi chất) nên chưa thấy sự liên hệ giữa việc nam giới ăn mì và sự phát triển của hội chứng chuyển hóa, như ở nữ giới.

Mì ăn liền giàu chất béo, nhiều muối, giàu năng lượng và là sản phẩm chế biến công nghiệp. Đây là nguyên nhân làm cho mì ăn liền không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai ăn nhiều mì ăn liền cũng bị tác động giống nhau. Điều quan trọng là ý thức được mì là sản phẩm chế biến sẵn và có nhiều tác động không tốt đến sức khỏe.

Các thực phẩm chế biến sẵn hầu hết đều chứa nhiều đường và muối với mục đích là để bảo quản được lâu. Lời khuyên là: không ăn mì mỗi ngày và ăn mì có giới hạn. Có thể ăn một ít mì trộn với rau cải và các thực phẩm tươi không qua chế biến sẵn sẽ tốt hơn.

Trần Trọng Hiếu (Theo The Live Science)


Về Menu

Mì ăn liền không tốt cho tim mạch

chú tâm thiện xảo và tỉnh giác rộng muoi hanh nguyen lon cua bo tat pho hien che ngu hon tram va ngu guc an chay duoi goc nhin phat giao tieu tot cung cua phat phap la an lac 12 lời khuyên về cuộc sống từ thiền SẠc Bánh cộ Trang nghiêm tưởng niệm Tổ sư Minh Hải lá ƒ cÃ Æ n Ngài Kyabjé Taklung Tsetrul Rinpoche viên Đi tìm gốc tích vua Lý Thái Tổ Kỳ 2 Trị chứng đầy bụng bằng lá xương niet ban 1 ngay tet noi ve hai muoi bon loai hoa mai 文殊八字法 18 tổ già da xá đa Đại lão Hòa thượng Duy Giác viên tịch trÕ Chùa Hoằng Pháp tổ chức lễ húy kỵ ba n să c văn ho a cu a dân tô c viê t tinh than tue giac van thu bÃn thờ cúng nhang đèn và giất mộng đời อร นซาส นธ ha tinh dai le vu lan bao hieu chua nhieu long truoc nguong Có thể trị suy nhược tinh thần bằng loi ich hanh gia tri chu dai bi ngày tết nói về hai mươi bốn loài hoa hoc phat Kháng moi lien he giua an chay va suc khoe cua su cung duong va le khai tam trong dao phat nghe phat day ve tinh yeu những điều câng biết về phóng sanh vai suy nghi ve viec di chua cua tuoi tre Chùa Thành Linh tuổi trẻ và xu hướng thích làm tiệc đức thanh THICH xin hãy bước ra khỏi vòng tròn tẻ nhạt Độc đáo món bánh Tết thất Cỏ trÃ Æ Bừng sáng về cảm thụ cái đẹp