GNO - Mì ăn liền giàu chất béo, nhiều muối, giàu năng lượng và là sản phẩm chế biến công nghiệp.

Mì ăn liền không tốt cho tim mạch

GNO - Mì gói (mì ăn liền) tiện lợi, rẻ và dễ ăn nhưng lại có một số tác động không tốt lên sức khỏe. Hiện nay, mì gói đặc biệt phổ biến với người trẻ tuổi và là đặc trưng của một số nền văn hóa. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới đây báo cáo rằng ăn nhiều mì gói sẽ làm tăng nguy cơ hội chứng chuyển hóa (metabolic syndrome) dẫn đến các bệnh tim mạch và đột quỵ.

mi goi.jpg
Lời khuyên là: không ăn mì mỗi ngày và ăn mì có giới hạn

Theo nghiên cứu đăng trên Tạp chí Dinh dưỡng (The Journal of Nutrition) đầu tháng 8 qua, phụ nữ Hàn Quốc ăn nhiều mì gói có nguy cơ cao hơn với hội chứng này, bất kể các loại thực phẩm khác họ sử dụng và chế độ thể dục thể thao họ áp dụng. Người mắc hội chứng rối loạn chuyển hóa có huyết áp hoặc đường huyết cao, có nguy cơ cao với bệnh tim mạch, đột quỵ và tiểu đường.

Hyun Shin, đồng nghiên cứu công trình, nghiên cứu sinh Trường Y khoa Harvard tại Boston (The Harvard School of Public Health) cho biết: “Mặc dù ngon miệng và tiện lợi nhưng mì ăn liền làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa do có nhiều muối (sodium), các chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe và chỉ số đường huyết của thực phẩm cao.”

Shin và các đồng nghiệp ở Đại học Baylor Harvard đã phân tích tình hình sức khỏe và chế độ ăn của gần 11.000 người trưởng thành từ 19-64 tuổi ở Hàn Quốc, nơi tiêu thụ mì ăn liền lớn nhất thế giới (khoảng 3.4 tỉ gói mì năm 2010). Kết quả là, phụ nữ ăn mì ăn liền 2 lần 1 tuần có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa cao hơn các phụ nữ không ăn mì gói, không kể đến việc người này có chế độ ăn bình thường hay chế độ ăn nhiều thức ăn nhanh (fast food).

Tuy nhiên, có lẽ do khác biệt về mặt sinh học (tác động của hormone giới tính và cơ chế trao đổi chất) nên chưa thấy sự liên hệ giữa việc nam giới ăn mì và sự phát triển của hội chứng chuyển hóa, như ở nữ giới.

Mì ăn liền giàu chất béo, nhiều muối, giàu năng lượng và là sản phẩm chế biến công nghiệp. Đây là nguyên nhân làm cho mì ăn liền không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai ăn nhiều mì ăn liền cũng bị tác động giống nhau. Điều quan trọng là ý thức được mì là sản phẩm chế biến sẵn và có nhiều tác động không tốt đến sức khỏe.

Các thực phẩm chế biến sẵn hầu hết đều chứa nhiều đường và muối với mục đích là để bảo quản được lâu. Lời khuyên là: không ăn mì mỗi ngày và ăn mì có giới hạn. Có thể ăn một ít mì trộn với rau cải và các thực phẩm tươi không qua chế biến sẵn sẽ tốt hơn.

Trần Trọng Hiếu (Theo The Live Science)


Về Menu

Mì ăn liền không tốt cho tim mạch

四大假合 cho má ngày bông hÓng cài áo thầy tôi trong cõi gió trăng Trên cao gió bạt tiếng eo sèo Tản mạn cùng Nghĩ từ trái tim cai kh Tản mạn cùng Nghĩ từ trái tim 5 điều cần biết về ung thư vú kho nghệ thuật ăn trong chánh niệm Thực phẩm nào tốt cho da của Sữa đậu nành giúp giảm cholesterol Đức Phật một bậc Thầy lớn 01 lời giới thiệu của đức dalai หลวงป แสง chùa quang minh Đà nẵng hành thiền trong quản trị thời gian bao dung cang lon hanh phuc cang nhieu người béo phì có nguy cơ mắc bệnh 6 bước đơn giản để chống béo Bánh flan thuần chay giải nhiệt ngày Khi khó khổ quá anh hãy niệm Phật nghe TT Huế Lễ húy nhật Tổ khai sơn chùa neu bo me chia ly Tác động của gene và béo phì nhu huyen trong kinh kim cuong đại đạo bồ đề không tiến ắt lùi Giải quyết bạo hành theo cách nhìn Phật Giảm một nửa nguy cơ suy tim nhờ tương đức đạt lai lạt ma nói về phật giáo THICH 5 lời khuyên giúp trẻ ngủ ngon hơn vào giÒi PhẠNhững thực phẩm có lợi cho sức Ăn uống thế nào để sống thọ hơn dung bao gio de nan au dam giet chet giac mo chua ta hay chua tau ho ba Đăk Nông Chùa Hoa Khai đúc đại hồng noi doi trÃ Æ thừa quan diem cua phat giao ve viec noi doi tu thi vo gia hoi den thuy luc phap hoi khoi quan điểm của phật giáo về việc nói Cơm tấm bì chay Phương biet yeu la dau nhung sao van co Chuyện Tám nhánh phong lan của ôn Già lạt