GNO - Mì ăn liền giàu chất béo, nhiều muối, giàu năng lượng và là sản phẩm chế biến công nghiệp.

Mì ăn liền không tốt cho tim mạch

GNO - Mì gói (mì ăn liền) tiện lợi, rẻ và dễ ăn nhưng lại có một số tác động không tốt lên sức khỏe. Hiện nay, mì gói đặc biệt phổ biến với người trẻ tuổi và là đặc trưng của một số nền văn hóa. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới đây báo cáo rằng ăn nhiều mì gói sẽ làm tăng nguy cơ hội chứng chuyển hóa (metabolic syndrome) dẫn đến các bệnh tim mạch và đột quỵ.

mi goi.jpg
Lời khuyên là: không ăn mì mỗi ngày và ăn mì có giới hạn

Theo nghiên cứu đăng trên Tạp chí Dinh dưỡng (The Journal of Nutrition) đầu tháng 8 qua, phụ nữ Hàn Quốc ăn nhiều mì gói có nguy cơ cao hơn với hội chứng này, bất kể các loại thực phẩm khác họ sử dụng và chế độ thể dục thể thao họ áp dụng. Người mắc hội chứng rối loạn chuyển hóa có huyết áp hoặc đường huyết cao, có nguy cơ cao với bệnh tim mạch, đột quỵ và tiểu đường.

Hyun Shin, đồng nghiên cứu công trình, nghiên cứu sinh Trường Y khoa Harvard tại Boston (The Harvard School of Public Health) cho biết: “Mặc dù ngon miệng và tiện lợi nhưng mì ăn liền làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa do có nhiều muối (sodium), các chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe và chỉ số đường huyết của thực phẩm cao.”

Shin và các đồng nghiệp ở Đại học Baylor Harvard đã phân tích tình hình sức khỏe và chế độ ăn của gần 11.000 người trưởng thành từ 19-64 tuổi ở Hàn Quốc, nơi tiêu thụ mì ăn liền lớn nhất thế giới (khoảng 3.4 tỉ gói mì năm 2010). Kết quả là, phụ nữ ăn mì ăn liền 2 lần 1 tuần có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa cao hơn các phụ nữ không ăn mì gói, không kể đến việc người này có chế độ ăn bình thường hay chế độ ăn nhiều thức ăn nhanh (fast food).

Tuy nhiên, có lẽ do khác biệt về mặt sinh học (tác động của hormone giới tính và cơ chế trao đổi chất) nên chưa thấy sự liên hệ giữa việc nam giới ăn mì và sự phát triển của hội chứng chuyển hóa, như ở nữ giới.

Mì ăn liền giàu chất béo, nhiều muối, giàu năng lượng và là sản phẩm chế biến công nghiệp. Đây là nguyên nhân làm cho mì ăn liền không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai ăn nhiều mì ăn liền cũng bị tác động giống nhau. Điều quan trọng là ý thức được mì là sản phẩm chế biến sẵn và có nhiều tác động không tốt đến sức khỏe.

Các thực phẩm chế biến sẵn hầu hết đều chứa nhiều đường và muối với mục đích là để bảo quản được lâu. Lời khuyên là: không ăn mì mỗi ngày và ăn mì có giới hạn. Có thể ăn một ít mì trộn với rau cải và các thực phẩm tươi không qua chế biến sẵn sẽ tốt hơn.

Trần Trọng Hiếu (Theo The Live Science)


Về Menu

Mì ăn liền không tốt cho tim mạch

thay doi tam thai de thay doi cuoc doi 乾九 Nhiễm trùng nặng làm giảm chỉ số IQ chữ tâm trong nghề dạy học theo quan Chuyện về đại sư nhiều cái nhất 凡所有相皆是虛妄 若見諸相非相 su cuong thinh cua mot quoc gia theo duc phat cận tử nghiệp là gì tinh than ton su trong dao cua nguoi con phat Canh bạch quả nấm hương táo đỏ tu tanh tam bao Vitamin nặng tâm Nhiều già Bí quyết giảm nguy cơ đột quỵ lần nhật liên thánh nhân Gỏi thanh trà ăn lạ miệng âm nhạc trong nghi lễ phật giáo việt nam Huyền thoại tượng An Kỳ Sinh Phố tháng 8 có hay không một tình yêu chân thật Đức Dalai Lama người có ảnh hưởng Tiểu sử Đức Đệ nhất Pháp chủ GHPGVN chÒ ngủ CHÙA SÙNG KHÁNH そうとうしゅう 3 kiểu tri kỷ nhất định phải kết giao Một chút hoài niệm về Tết Nữ có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao hơn doi song la mong manh chương ix sơ thám về huệ lâm và quân Em gái nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trổ tài soi gương không thấy bóng mình 12 câu hỏi lớn về cuộc đời mỗi chánh kiến và sự tự do chua mat da Tôi đi chùa y鎈 com 魔在佛教 Nhà hàng Hoan Hỷ địa điểm ăn chay đôi điều suy nghĩ về hành thiền chùa sơn thủy nghiệp hay định luật đạo đức nhân 佛教的出世入世 pháp Giao tiếp với người độc đoán ở nơi che do va su quan he giua chinh tri ăn năn