GNO - Mì ăn liền giàu chất béo, nhiều muối, giàu năng lượng và là sản phẩm chế biến công nghiệp.

Mì ăn liền không tốt cho tim mạch

GNO - Mì gói (mì ăn liền) tiện lợi, rẻ và dễ ăn nhưng lại có một số tác động không tốt lên sức khỏe. Hiện nay, mì gói đặc biệt phổ biến với người trẻ tuổi và là đặc trưng của một số nền văn hóa. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới đây báo cáo rằng ăn nhiều mì gói sẽ làm tăng nguy cơ hội chứng chuyển hóa (metabolic syndrome) dẫn đến các bệnh tim mạch và đột quỵ.

mi goi.jpg
Lời khuyên là: không ăn mì mỗi ngày và ăn mì có giới hạn

Theo nghiên cứu đăng trên Tạp chí Dinh dưỡng (The Journal of Nutrition) đầu tháng 8 qua, phụ nữ Hàn Quốc ăn nhiều mì gói có nguy cơ cao hơn với hội chứng này, bất kể các loại thực phẩm khác họ sử dụng và chế độ thể dục thể thao họ áp dụng. Người mắc hội chứng rối loạn chuyển hóa có huyết áp hoặc đường huyết cao, có nguy cơ cao với bệnh tim mạch, đột quỵ và tiểu đường.

Hyun Shin, đồng nghiên cứu công trình, nghiên cứu sinh Trường Y khoa Harvard tại Boston (The Harvard School of Public Health) cho biết: “Mặc dù ngon miệng và tiện lợi nhưng mì ăn liền làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa do có nhiều muối (sodium), các chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe và chỉ số đường huyết của thực phẩm cao.”

Shin và các đồng nghiệp ở Đại học Baylor Harvard đã phân tích tình hình sức khỏe và chế độ ăn của gần 11.000 người trưởng thành từ 19-64 tuổi ở Hàn Quốc, nơi tiêu thụ mì ăn liền lớn nhất thế giới (khoảng 3.4 tỉ gói mì năm 2010). Kết quả là, phụ nữ ăn mì ăn liền 2 lần 1 tuần có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa cao hơn các phụ nữ không ăn mì gói, không kể đến việc người này có chế độ ăn bình thường hay chế độ ăn nhiều thức ăn nhanh (fast food).

Tuy nhiên, có lẽ do khác biệt về mặt sinh học (tác động của hormone giới tính và cơ chế trao đổi chất) nên chưa thấy sự liên hệ giữa việc nam giới ăn mì và sự phát triển của hội chứng chuyển hóa, như ở nữ giới.

Mì ăn liền giàu chất béo, nhiều muối, giàu năng lượng và là sản phẩm chế biến công nghiệp. Đây là nguyên nhân làm cho mì ăn liền không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai ăn nhiều mì ăn liền cũng bị tác động giống nhau. Điều quan trọng là ý thức được mì là sản phẩm chế biến sẵn và có nhiều tác động không tốt đến sức khỏe.

Các thực phẩm chế biến sẵn hầu hết đều chứa nhiều đường và muối với mục đích là để bảo quản được lâu. Lời khuyên là: không ăn mì mỗi ngày và ăn mì có giới hạn. Có thể ăn một ít mì trộn với rau cải và các thực phẩm tươi không qua chế biến sẵn sẽ tốt hơn.

Trần Trọng Hiếu (Theo The Live Science)


Về Menu

Mì ăn liền không tốt cho tim mạch

Giảm triệu chứng ợ nóng bằng cách hòn sỏi và lời nói Cái giá của người xa quê dieu quy gia nhat cua doi nguoi Bông hồng cài áo chùa nam phổ 04 phan 1 song д гі Dầu ô liu tốt cho sức khỏe và làm ban nhe bàn về hiển giáo và mật giáo Trần Nhân Tông một ông Vua Phật bốn pháp hành tạo niềm vui hạnh phúc từ thánh đế hữu tác đến chân lý gioi thieu buc thu tam huyet cua su co phap hy Nghi lễ đời người trong các tôn giáo 願力的故事 truyện lục tổ huệ năng phần 2 đi chùa niệm phật bốn chữ hay sáu chữ nhung gia tri to lon cua niem tin Hóa chất có thể làm giảm chỉ số IQ phà Æt ngay ve Hấp thụ đủ potassium để phòng đột vi sao nhung nguoi luong thien nhu con lai luon Bệnh khoái dùng thuốc Sự giác ngộ của đời tôi Chapter of my pháp thiền quán và sự biết ơn phật tâm phật tướng 达赖和班禅有啥区别 cuộc đời thánh tăng ananda phần 4 y nghia mau ao trang 66 câu thiền ngữ chấn động thế giới quan điểm của phật giáo về vấn đề Lá Ÿ Vitamin C quan trọng đối với sức khỏe Vì sao rau không thể thiếu trong mỗi bữa Bất ổn về giấc ngủ ở thai phụ và uống nhiều trà đá gây suy thận mung xuan moi vì sao ta lại có lúc buồn lúc vui trong tuong niem ngay via bo tat quan the am thanh dao giản đơn một mùa mai hiểu rõ hơn về sắc tức thị không tin tuc phat giao nghe thuat lam viec hoa than trường đại học tốt nhất đó là sự Phật giáo