Chu Hựu Đường (1470-1505), vị hoàng đế thứ9 của triều Minh (TrungQuốc) với rất nhiều công lao cải cách chính trị, trừ bỏ những tệ nạn của triều trước, khiến cho triều chính thông suốt, lòng người hòa hợp. Sử sách ghi nhận thời kỳ ông trị vì là “Hoằng Trị Trung Hưng”.

Minh Hiếu Tông: Vị hoàng đế nổi danh hiếu thuận

Minh Thái Tổ-Chu Nguyên Chương (1328-1398), người sáng lập triều Minh, từng xuất gia tu tập tại chùa Hoàng Giác, tỉnh An Huy
Chu Hựu Đường (1470- 1505), vị hoàng đế thứ  9 của triều Minh (Trung  Quốc) với rất nhiều công lao cải cách chính trị, trừ bỏ những tệ nạn của triều trước, khiến cho triều chính thông suốt, lòng người hòa hợp. Sử sách ghi nhận thời kỳ ông trị vì là “Hoằng Trị Trung Hưng”.

Không chỉ ôn hòa khoan hậu, trung hưng lệnh lưu sử sách, vị hoàng đế này còn được muôn đời ngợi ca bởi lòng hiếu thuận, được truy tôn “Hiếu Tông Hoàng đế”.
Sinh ra trong lãnh cung, giữa muôn vàn hiểm độc chốn triều đình đầy rẫy những kẻ tham quyền mưu lợi, tuổi thơ của Chu Hựu Đường vô cùng thê lương. Mẹ đẻ của ông là Kỷ thục phi, con gái của một viên quan tộc người thiểu số vùng đất Quảng Tây xa xôi. Bấy giờ, Vạn quý phi, người được vua Minh Hiến Tông sủng ái nhất nhưng người đàn bà này mắc chứng vô sinh, tính tình trở nên hiểm độc, không cho phép các phi tần khác có con. Chỉ cần phát hiện ai mang thai, bà ta liền nghĩ trăm phương ngàn kế để diệt trừ. Năm Thành Hóa thứ năm (1469), hoàng tử Chu Hựu Cực do Bách phi sinh ra chỉ sống được hai tháng vì bị Vạn quý phi ngầm cho người thủ tiêu. Tiếp đó, khi Vạn quý phi biết Kỷ thị có mang, bèn sai một cung nữ đem thuốc phá thai tới bắt uống. May mắn thay, cung nữ này động lòng trắc ẩn đã không thực hiện mệnh lệnh, mà trở về nói dối rằng Kỷ thị không có thai mà bị mắc bệnh báng bụng. Vạn quý phi tin cho là thật, lệnh đuổi Kỷ thị ra sống ở An Lạc đường, một lãnh cung cực kỳ hẻo lánh. Năm Thành Hóa thứ sáu (1470), Chu Hựu Đường được Kỷ thị lén lút sinh ra. Nhờ thái giám đùm bọc che giấu, vì vậy Vạn quý phi, hoàng đế Hiến Tông cùng hầu hết các quan đại thần không hề hay biết tới sự hiện diện của vị hoàng tử này.

minhieutong.gif

Minh Hiếu Tông-Chu Hựu Đừơng(1470-1550)

Năm năm sau, Hiến Tông đã ba mươi tuổi, tâm trạng u uất bởi những đau đớn của hai lần chết con, đã thốt lên: “Trời! Trên đầu trẫm tóc đã bạc rồi, nhưng vẫn chưa có người con nào, thật đáng buồn”. Thái giám Trương Mẫn thấy thời cơ đã tới, bèn quỳ xuống tâu: “Vạn tuế gia đã có hoàng tử rồi, hiện hoàng tử đang ở Tây Nội”. Nhờ đó cả triều đình mới biết một sự thực vô cùng đáng mừng vẫn được giữ kín bấy lâu. Hoàng đế cử Hoài Ân đến Nội các tuyên chiếu, bố cáo cho thiên hạ rõ. Hiến Tông đích thân đặt tên cho hoàng tử là Hựu Đường, phong Kỷ thị làm Thục phi, đón vào cung Vĩnh Thọ.
Không lâu sau, Kỷ thục phi và thái giám Trương Mẫn bị Vạn quý phi ngầm sai người sát hại, khiến trong cung triều Minh lại thêm một nghi án. Hiếu Túc Chu Thái hậu (mẹ đẻ của Hiến Tông) lo lắng hoàng tôn bị hãm hại, bèn đón Hựu Đường vào cung Nhân Thọ cùng ở với mình, nhờ vậy hoàng tử được bảo hộ nghiêm mật.

Năm 1487, Hiến Tông băng hà, Hoàng thái tử Chu Hựu Đường kế thừa ngôi đại thống, đổi niên hiệu là Hoằng Trị. Khi mới lên ngôi, Hựu Đường phải đối mặt với tình thế nghiêm trọng, mâu thuẫn giữa bè đảng của Vạn quý phi và phe thái giám ngày càng trở nên sâu sắc, triều Minh lâm vào cảnh hỗn loạn. Hựu Đường đã ra sức chỉnh đốn chế độ, chấn hưng vương triều. Ông đã cách chức rất nhiều kẻ gian tà, đồng thời ra sức tuyển chọn bổ nhiệm người hiền tài, thực thi chính sách nghiêm khắc kiểm tra phẩm chất quan lại… làm cho triều chính ngày càng vững vàng, thịnh trị.
Không chỉ nghiêm khắc trong việc chấp pháp, Hiếu Tông cũng nổi danh là một ông vua khoan thứ nhân hậu. Ông chỉ dụ cho quần thần: “Từ nay trong khi hỏi tội, cần thiết phải giữ lòng khoan thứ nhân hậu, chấp pháp cần phải công bằng, cân nhắc từng lời nói, quan sát sắc mặt, thẩm vấn tình tiết kỹ càng” (Minh Hiếu Tông thực lục). Ông luôn sử dụng chính sách vỗ yên nhân dân, thường xuyên xuất lương thực cứu giúp những vùng bị thiên tai, hỗ trợ người nghèo, miễn giảm thuế dịch…

Mặc dù khi lên ngôi thì đã không còn cha mẹ, nhưng Hựu Đường vẫn nổi tiếng là ông vua chí hiếu. Ông không bao giờ sao nhãng việc vấn an, trực hầu và xin nghe lời chỉ dạy của Thái hoàng thái hậu (mẹ của vua Hiến Tông-bà nội).  
Đặc biệt đối với người mẹ Kỷ thị của Hiếu Tông, tình thân quả thực khác thường. Từ thuở chào đời mãi đến khi sáu tuổi, ông chung sống với mẹ trong cảnh lén lút ở An Lạc đường lạnh lẽo âm u, Kỷ thị đã nuốt mọi niềm cay đắng vào trong lòng để nuôi con. Vừa mới thoát khỏi cuộc sống đen tối, còn chưa kịp để cho người con báo đáp công ơn dưỡng dục, thì Kỷ thị đã đột ngột qua đời. Hựu Đường mới sáu tuổi phải sa vào cảnh đau khổ vô cùng. Sau khi Hựu Đường lên ngôi, ông đã truy tôn Kỷ thị làm Hoàng thái hậu, đem di thể bà dời tới chôn ở Mậu Lăng, nơi an táng Hiến Tông. Nghi án về cái chết của Kỷ thị, các đại thần đều dâng tấu xin được điều tra tìm đến tận cùng nguồn gốc. Nhiều người đề xuất cần phải làm sáng tỏ tội ác của Vạn quý phi, tước đoạt thụy hiệu của bà. Thế nhưng, Hựu Đường cho rằng nếu tiếp tục truy xét sẽ liên quan tới cha mình là Hiến Tông, điều này không hợp với câu “Tử vi phụ ẩn” (con phải giấu diếm cho cha). Hựu Đường đã biểu hiện thái độ khoan dung nhân hậu, truyền chỉ không cho phép nhắc tới chuyện đó nữa, chính vì điều này đã khiến cho trăm họ ngợi ca. Cách thể hiện chữ hiếu của Hựu Đường khác hẳn với thói thường thế nhân, không tiêu diệt bè đảng của Vạn quý phi để trả thù cho thân mẫu. Hựu Đường đã chọn cách lấy ân báo oán (lấy từ bi diệt hận thù) để xây dựng đạo hiếu, vì vậy đạo hiếu của ông mang tính nhân văn, cao cả và sâu sắc.

 Tình cảm nhớ thương vô tận đối với mẹ hiền Kỷ thị, khiến Hiếu Tông phải đi tìm thân thuộc đưa về kinh sư để báo đáp. Trước sự thành tâm của Hựu Đường, nhiều kẻ đã tự mạo danh là gia quyến của Kỷ thị. Nhưng cục diện lừa đảo khó giữ được lâu, những kẻ giả mạo: Lý Quý, Lý Vượng đã bị lật tẩy, phải đày đi biên giới. Dù vấp phải nhiều trắc trở nhưng Hựu Đường vẫn không nản chí, lần lượt cử các quan viên tới Quảng Tây để truy tìm tông tích. Về sau Hựu Đường lập miếu vũ tôn thờ ngoại tộc ở phủ Quế Lâm (Quảng Tây), truy phong cho cha của Kỷ thái hậu là Thôi Thành Tuyên Lực Vũ Thần Đặc Tiến Quang Lộc Đại phu Trụ Quốc Khánh Nguyên Bá, thụy hiệu là Đoan Hi, truy phong mẹ của Kỷ thái hậu là Bá phu nhân.
Sử sách Trung Quốc gọi Hựu Đường là “Trung Hưng lệnh chủ”, đánh giá là ông vua triều Minh đáng ca ngợi kế tiếp sau Thái tổ. Sau khi Hựu Đường băng hà, hoàng tử Chu Hậu Chiếu kế ngôi, suy tôn miếu hiệu của ông là Hiếu Tông Hoàng Đế.

CHU MINH KHÔI


Về Menu

Minh Hiếu Tông: Vị hoàng đế nổi danh hiếu thuận

năm con chó Ngủ ít làm tăng nguy cơ bệnh tim vach tran su that cua loi tien tri tan the nhìn lại về ý niệm vô thường nhân Bạn ấy tên là hoa sữa cẩn thận lời nói xuân vạn hạnh già hoẠle phat dan va su anh huong van hoa trung hoa A Omega 3 thật sự có lợi cho tim mạch me Tâm Tự khoi hoc phat học cách đổ ra những thứ dơ bẩn trong ngung 10 y nghia tinh do mot so thai do sai lam cua phat tu hien nay Myanmar Ký sự mùa xuân Phần 1 Golden cach Thư vua a xa the va hoc thuyet tay phuong cuc lac lut Dựng tượng Quách Thị Trang trước Các món ăn chay từ mít mot gia tri cua phat giao viet nam Tháng 7 âm lịch rau củ quả đắt Việt Nam hóa Phật giáo ở Trần Nhân Biết Bếp xuân thien su cuu ma la thap Diễn Quan điểm của Phật giáo về nghèo cuu Ni Quan hệ giữa nhà nước và công dân cảnh quan 6 Giỗ 10 dieu nhan nhu toi ban than luc doi mat voi moi nam tâm bình thế giới bình 9 hòa bình bắt nghiệp hay định luật đạo đức nhân tu nhu y tuc 30 điều đừng bao giờ tiếp tục làm 4 phan 3 Thân một số lưu ý khi lựa chọn đồ chay học âm