Thì ra, mạ thương cây vả là có lý do. Chừng đâu sáu, bảy năm trước, khi ôn còn sống, chính ôn đã xin nhánh vả từ chùa về trồng. Nhánh vả nhỏ bằng cây gậy ôn chống, qua thời gian đã to bằng cột nhà, trái bu chi chít quanh gốc.

Món Vả Mạ Thương

Trái Vả

Ôn hay nói, “trồng vả trả người”, hay “trồng cây vả ngã một người”, nghĩa là trồng vả thường gặp điều xui xẻo; nhưng ôn cũng nói “vả là trái vô tâm, mà vô tâm thì thanh thản”. Nói rứa, nhưng cái câu thứ hai chẳng khi mô vận vô đời ôn: đời ôn có khi mô thanh thản? Câu đầu tiên, như lời dân gian nói, lại “ngã” vô chính bản thân ôn.
Khi lứa vả đầu tiên ra đời, ôn lâm trọng bịnh đến không gượng dậy được. Mạ hái lứa vả đầu mùa làm goi cho ôn, nhưng ôn chỉ cười, nói: “Ôn trồng là để cho con cháu, chứ có phải trồng cho ôn mô!”. Mạ khóc: “Con nguyện ăn chay trường để cầu cho ba mau khỏi bịnh”. Và mạ ăn chay thiệt. Nhưng ba tháng sau, ôn mất. Mạ đâu vì lời nguyện không thành mà bỏ ăn chay. Mạ nói, ôn vẫn sống trong lòng mạ, trong gốc vả ôn trồng. Chừ ôn thanh thản rồi, mạ ăn chay để giữ lòng thanh khiết.

Lòng mạ thì thanh khiết thiệt, nhưng cuộc đời mạ cứ vất vả luôn. Sau này, khi lơn lên một chút đi xa học hành, tôi vẫn cứ khôn nguôi nghĩ về mạ và gốc vả đã làm “ngã một người”. Mỗi khi tôi về thăm, mạ vẫn luôn chế biến vả cho tôi ăn: vả kho, vả gỏi, vả chua, vả sống… Ăn riết, tôi đâm ghiền vả, ghiền những món chay mạ làm. Bởi về với mạ là về với sự chay tịnh thuần khiết, dù mạ có ý định mua đồ mặn cho con trai, tôi vẫn tuyệt nhiên từ chối. Thay vì vả sống chấm ruốc, tôi đòi vả sống chấm chao; thay vì vả kho thịt heo, tôi đòi vả kho khuôn đậu; thay vì vả trộn tôm hồng, tôi đòi gỏi vả nấm trắng… Tôi đùa: “Con ăn vả với mạ, để chia cái vất vả với mạ, nghe?”. Mạ cười: “Bao nhiêu vất vả mạ nhận, miễn con sướng là mạ vui rồi!”.
Dĩ nhiên mạ không chỉ ăn chay với vả. Vườn của mạ còn có rau tươi, trái ngọt, thêm một lu tương đậu nành và mấy hũ chao mạ tự làm. Bữa ăn dân dã chay tịnh của mạ làm ngọt lòng đứa con trai ở chốn thị thành thừa mứa cá thịt. Lâu lâu thèm vả quá, mà thật ra là thèm mạ, tôi lại tất tả làm một chuyến về, có khi kéo theo một vài đứa bạn, để thăm mạ, và để khoe với bạn món vả mạ làm. Bạn cười: “Lòng sung cũng như lòng vả, sao mạ bạn không chọn sung cho sướng mà chọn vả chi cho khổ?”.

Ừ, đúng rồi, răng mạ chọn vả chi cho khổ? Nhưng… sung chỉ để cúng trên mâm ngũ quả thôi, đâu thể chế biến những món vả tôi thương? Mà giả như có chọn sung, thì đời mạ có bớt khổ không khi mà suốt đời mạ toàn lo cho con cái, nhịn ăn nhịn mặc để nuôi con nên người? “Cái số của mạ hắn rứa”, mạ từng nói với tôi. Nhưng tôi biết, đó không phải “cái số” mà tại “cái lòng” của mạ. Lòng mạ bao la như biển. Nhiều khi tôi nghĩ, răng mạ không “vô tâm” như lòng vả cho khỏe, rồi tôi lại chợt hiểu ra: vì mạ “vô tâm” khi nghĩ về bản thân, nhưng lại “hữu tâm” khi nghĩ về con cái, nên trong cái vô nó chứa đựng cả cái khôn cùng…

Mạ là rứa, món vả của mạ cũng rứa: hơi chan chát vị đời song dung chứa biết bao vị ngọt ngon. Mạ là rứa, một gốc vả chi chít bao nhiêu quả khổ - khổ một đời vì con. Cái vất vả đó truyền từ đời ôn tới đời mạ, và mạ cố ngăn cho nó khỏi rủ xuống đời con. Con vui là mạ quên đi vất vả. Con là cái làm cho mạ khổ, nhưng cái khổ đó chính là thứ mạ nâng niu.
Vả ơi… Cái loại cây chi mà thiệt lạ, không hoa mà toàn quả khổ. Quả khổ mà ăn thiệt ngon!  

Bổn Thức


Về Menu

Món Vả Mạ Thương

曹洞宗管長猊下 本 Ngủ dưới đèn làm khối u ung thư vú 念佛人多有福气 bà kanadeva 一仏両祖 読み方 2013 百工斯為備 講座 nhi can vien thong hay la phap mon quan am 蹇卦详解 chua hai tang phan nguoi qua that long dong 지장보살본원경 원문 พนะปาฏ โมกข tứ Mùa Vu Lan nhìn lại chính mình 自由自在嚴嚴實實過去曾束手無策鬱鬱鬱鬱約誒誒誒誒 錫杖 gieo mầm phật pháp chưa bao giờ là dễ Ngày Tết nói chuyên ăn chay Chùa Hội Khánh බ ද ධ න ස සත lãå thuyet phap theo duy ma tang lễ của người việt dưới góc トo 永宁寺 离开娑婆世界 Giọt mồ hôi con trong lòng tay mẹ phat 放下凡夫心 故事 vệ đà 若我說天地 HT Thích Bích Lâm Tấm gương dấn thân giáo Lễ húy kỵ Hòa thượng Tăng thống Bửu nỗi çŠ 大乘方等经典有哪几部 赞观音文 西南卦 既濟卦 建菩提塔的意义与功德 そうとうしゅう Ngọn lửa của Thầy tôi Xuân có đi có đến Cái sân vuông ca 大法寺 愛西市 白骨观 危险性 nhin lai chinh minh trong guong