GN - Cứ đến tháng Chạp, tiết trời se se lạnh tôi lại nhớ lắm cảm giác được ngồi nhìn cái bếp lửa hừng hực...

Một chút hoài niệm về Tết

GN - 1. Nồi bánh chưng đêm ba mươi

Cứ đến tháng Chạp, tiết trời se se lạnh tôi lại nhớ lắm cảm giác được ngồi nhìn cái bếp lửa hừng hực ấm áp với nồi bánh chưng. Hầu như năm nào nhà ngoại tôi cũng đều nấu bánh trong đêm 30. Bếp lửa bắt đầu nhen lên từ hồi chiều, rồi đi qua giao thừa, gần đến sáng. Cô bé ngày xưa ấy thường ngong ngóng Tết đến thật nhanh, nhất là những ngày gần cuối sao mà chúng lại dài đến thế. Rồi niềm vui khi dì, cậu ở xa lần lượt về nhà sum vầy với Tết. Hầu như quanh năm, bé thường thấy ngày rất vắng vẻ, nên đối với bé - những ngày Tết thật là đông vui, rộn ràng.

benh-tet111.jpg
Ảnh minh họa

Bây giờ, đã mấy chục năm, nhiều khi tôi thầm nghĩ, cái cảm giác được ao ước đó đã nhạt đi rất nhiều, bởi cuộc sống quá hối hả và bận rộn, và cái cảm xúc trong trẻo đã không còn nguyên sơ trong đôi mắt trong veo của cô bé ngày nào. Và bao nhiêu hình ảnh ngày xưa vẫn mãi sống động trong cái cảm giác được về gần với Tết.

Mệ ngoại đang ngồi đổ bánh thuẩn, mùi thơm phưng phức, dì đang sên chảo mứt gừng, rồi dì tất bật cắt những bẹ lá chuối tươi xanh, cả nhà lại ngồi gói bánh. Bé ngồi nhìn những chiếc bánh chưng vuông vức, những đòn bánh tét được buộc lạt thật đẹp, và nghĩ rằng, chẳng bao giờ mình sẽ gói được như vậy, và cho đến bây giờ, vẫn chưa thử gói lần nào, bởi nghĩ rằng nó rất khó, sẽ vụng về, sẽ vương vãi, sẽ bung ra, sẽ không còn đầy đặn vuông vức như thế. Những hoài niệm xưa như sợi lạt mềm, cứ siết vào tôi đau buốt.

Đêm 30, hầu như ai cũng đi ngủ sớm vì cả ngày đã quá bận rộn cúng tất niên, gói bánh, chỉ có bé và cậu cùng thức với nồi bánh chưng. Thỉnh thoảng bé đi vào nhà, nhìn lên chiếc đồng hồ quả lắc, chờ cho chiếc kim chạy gần đến con số 12 để nhắc cậu bưng mâm mứt bánh ra cúng giao thừa, và đốt pháo. Tất nhiên, chỉ có hai cậu cháu và chùm pháo dài nổ đì đùng, vẫn những cây trứng gà trước sân, vẫn hai chậu bông sói, vẫn hai chậu cây lá màu huyết dụ của ông ngoại trồng, vẫn cái bể cá trước thành lan can, vẫn những chậu hoa thược dược cô bé trồng nở đỏ, những chậu cúc kim vàng, vẫn mùi nhang trầm thoảng bay trong đêm tịch mịch. Rồi mệ ngoại thức dậy, ngồi uống nước trà. Mồng một Tết đã bắt đầu rộn ràng với tiếng đổ xăm hường. Tiếng chào hỏi thăm nhau ngày đầu năm. Tết của tôi ngày xưa là như vậy, hầu như đều lặp lại, một sự lặp lại của niềm hạnh phúc, của những niềm vui thời trẻ thơ. Không khí Tết vẫn đang về từng ngày, tôi lại nhớ cậu, nhớ ngoại, nhớ dì. Cậu và ngoại thì đã tạm biệt đã lâu, chỉ còn dì vẫn thui thủi một mình. Nếu năm nay dì còn gói bánh, ai sẽ ngồi thức cùng dì để đợi bánh chín đây?

2. Vườn hoa Tết nhà ngoại

Những ngày giáp Tết khi nào trời cũng se se lạnh. Trong màn sương mù giăng khắp mọi nơi, tôi lại nhớ và hình dung rất rõ những hình ảnh quen thuộc của Tết ngày xưa. Những năm tháng ấy, sẽ không có một cô cậu nhỏ nào biết được rằng, những hình ảnh Tết ngày xưa ấy sẽ thành hoài niệm, được lưu giữ rất trân trọng trong một ngăn ký ức, chỉ cần chờ dịp gần Tết là lại được lôi ra, chúng lại được thở rạo rực như mình còn thuở bé.

Những ngày này, hoa đã tràn ngập ở những góc đường của Huế, hoa tràn ngập con đường trước Phu Văn Lâu. Hoa được trồng bán với nhiều loại vô kể. Sắc màu vàng tươi của hoa cúc, hoa mai vẫn phủ tràn lên tất cả. Đi chợ hoa, tôi lại đến gần bên những chậu cúc, nhìn những cánh cúc vàng nở tròn đều đặn chợt bâng khuâng về những cánh cúc đại đóa năm xưa ở nhà ngoại. Những cánh cúc nở không bao giờ đều nhau, dáng cong cong mỏng mảnh uốn mềm om lại giữ kín cái nhụy nhỏ bên trong. Để có những chậu cúc đại đóa như vậy nở vào dịp Tết, tôi phải ươm từ tháng Tám. Từ những cành còn bé xíu được cắt ra, giâm xuống đất, rồi nhìn chúng từng ngày nhú lên những lá non, trổ cành, rồi kết nụ. Ôi chao, chờ một bông cúc nở ngày ấy dài lắm, những tò mò, những mong ngóng, những rạo rực trước sự đổi thay li ti. Từng ngày chúng nở chìa ra từng cánh nhỏ. Thế mới biết, đôi mắt trẻ con trong trẻo lắm, muôn sắc màu của cuộc sống đều được đi qua không một chút gợn đục. Dáng cúc ngày xưa đoan trang là thế, cứ ngắm mải mê và không biết mình đôi khi cũng như Từ Thức bất chợt ngày nào đó cuộc đời rơi xuống chưa đầy một trăm năm thăm thẳm buồn.

Ngày đó, cô bé đâu có biết thược dược là “nữ hoàng của khu vườn mùa thu”. Cô thích cái cảm giác được ngắm những cánh mượt màu nhung đỏ. Cứ sau lứa hoa này tàn rụng, cô lại có được cả một đống củ để mùa sau ươm lứa mới. Sức quyến rũ của loài thược dược thật diệu kỳ, từ cánh lá xanh non mươn mướt, những ngọn nõn nà cứ trổ nhanh ra, rồi bao nhiêu là hoa nở rực trước sân nhà ngoại. Hoa thược dược không mang lại nhiều thứ mộng mị như mai vàng hay cúc đóa, chúng mê hoặc mà gần gũi và thân thuộc lắm, chẳng phải như những loài hoa vương giả khác. Bây giờ nhìn lại những bông thược dược như ngày xưa ấy, tôi lại thầm nghĩ rằng, chúng thật sự đã gắn kết tuổi thơ, hoài niệm - một sự gắn kết vĩnh cửu đối với những ai đã từng thấm đẫm linh hồn những loài hoa xưa ấy.

Và đã rất nhiều người cứ dịp Tết, lại bâng khuâng nhớ lại màu hoa cũ. Vườn xưa vẫn còn nở nơi đó. Những chậu hoa cúc, thược dược, vạn thọ... Nắng đang lên, và những cánh hoa đang chìa thêm ra để thấm từng hạt sương mù. Vườn xưa, người xưa, ai ngơ ngác điều gì để lòng mãi vướng bận. Chốn cũ trôi về.

Tản văn Nhật Thu


Về Menu

Một chút hoài niệm về Tết

Ẩm thực văn hóa 사념처 阿那律 Ẩm thực văn hóa 佛教書籍 市町村別寺院数 phat phap イス坐禅のすすめ Chánh niệm có lợi cho cả thân và tâm äºŒä ƒæ thư 饒益眾生 경전 종류 五観の偈 曹洞宗 Chặn đứng cơn nôn khi đi tàu xe お墓参り 文殊 二哥丰功效 thanh văn thừa thi hóa qua điệp khúc 118 Bồ Đề Tâm Không gian thiền tĩnh Và HT Thích Bích Lâm Tấm gương dấn thân Cà ri chay ゆいじょごぎゃくひほうしょうぼう りんの音色 色登寺供养 随喜 饿鬼 描写 お仏壇 お供え 五戒十善 佛经讲 男女欲望 七五三 大阪 忍四 佛教教學 鎌倉市 霊園 別五時 是針 世界悉檀 必使淫心身心具断 Chè bắp Ấm lòng những ngày mưa 供灯的功德 父母呼應勿緩 事例 市町村別寺院数順位 Làm dưa món nhung dia diem khong the bo qua khi di du lich tay ประสบแต ความด Tang lễ cố Ni trưởng Thích nữ Đạt 水子葬儀のお礼品とお祝いの方法 香炉とお香 ส วรรณสามชาดก 川井霊園 净土网络