Nhiều người không chấp nhận Kinh Đại Thừa, cho đó không phải là những lời do Đức Thích Ca giảng dạy, mà do những người sau ngụy tạo ra Điều đó chúng ta nên hiểu như thế nào, bởi đúng là ngay thời kỳ Kết Tập lần thứ I chỉ có 4 Bộ Kinh được nói đến, đó là
Một hướng nhìn khác về giáo pháp Đại Thừa

Nhiều người không chấp nhận Kinh Đại Thừa, cho đó không phải là những lời do Đức Thích Ca giảng dạy, mà do những người sau ngụy tạo ra. Điều đó chúng ta nên hiểu như thế nào, bởi đúng là ngay thời kỳ Kết Tập lần thứ I chỉ có 4 Bộ Kinh được nói đến, đó là các Bộ Trường A Hàm, Trung A Hàm, Tăng Nhất A Hàm và Tạp A Hàm.
Lịch Sử của Đạo Phật còn ghi lại: Ngay thời kỳ Kết tập Lần II, sau khi Phật nhập diệt khoảng 100 năm là đã có sự bất đồng quan điểm trong Nội Bộ Tăng chúng. Kể từ đó, các nhà lãnh đạo tinh thần Phật Giáo chia ra thành hai nhóm. Một nhóm là Thượng Tọa Bộ, là Trưởng Lão trong Tăng chúng, nói rằng giữ nguyên những gì Phật thuyết lúc sinh thời, ngày xưa gọi là Tiểu Thừa, sau này gọi là Phật Giáo Nguyên Thủy và nhóm thứ hai là Đại Chúng Bộ hay còn gọi là Đại Thừa.

Là người muốn tìm hiểu để tu tập, hẳn chúng ta không khỏi hoang mang, vì rõ ràng hai bên, dù cùng xuất phát từ Giáo Pháp của Đức Thích Ca, nhưng khi đã tách ra ắt hẳn có một số điểm khác biệt. Tôi là người được học Giáo Pháp và Kinh Điển Đại Thừa. Quá trình tìm hiểu, tôi chấp nhận được lý lẽ của Giáo Pháp này, vì đã mang lại cho tôi một số hiểu biết mà khi đưa vào áp dụng thấy có nhiều lợi ích cho bản thân. Hoàn toàn không mê tín, thần quyền, cầu xin, nương tựa. Cũng không Cầu An, cầu Siêu mà chỉ tự mình giữ Giới, hành theo Bát Chánh Đạo là hai căn bản của Đạo Phật mà tôi tin là dù theo Thừa nào cũng phải giữ.

Vì đã thận trọng đối chiếu nhiều Kinh với nhau, nhưng không thấy có gì mâu thuẫn trong lời Phật dạy, nên tôi cũng không thắc mắc xem Giáo Pháp của bên Phật Giáo Nguyên Thủy khác với bên Đại Thừa như thế nào. Dù vậy, trước khi đưa ra một quyển Kinh bên Đại Thừa là PHÁP BẢO ĐÀN KINH ra để mổ xẻ nghĩa lý, tôi cũng muốn tham khảo, nên lên mạng để tìm hiểu xem thế nào là sự khác biệt của hai Thừa.

Thật là bất ngờ, khi tôi đọc được một bài bênh vực Giáo Pháp Phật Giáo Nguyên Thủy của một Phật Tử. Tôi đồng ý là mọi người đều có quyền chọn lựa giáo pháp nào mà mình thấy thích hợp và dùng mọi lý lẽ để bảo vệ.

Nhưng đã là người tu Phật thì nên trình bày lý lẽ trong ôn hòa. Vì thế, tôi rất ngạc nhiên khi thấy người bênh vực Phật Giáo Nguyên Thủy lại thóa mạ người tin theo Đại Thừa là “ngu”, “óc heo” và thách thức bất cứ ai đưa ra luận cứ nào để chứng minh Đại Thừa là đúng! Bản thân tôi học Đạo với một cư Sĩ, không Quy Y với Thầy nào, Chùa nào, chỉ nghiên cứu và thực hành theo Kinh của Đại Thừa. Nhưng với lời Phật dạy thì tôi không cần xem do Phật Giáo Nguyên Thủy hay Đại Thừa phổ biến, cứ theo đó để tu sửa, nên không bao giờ có ý tranh biện hay ganh đua, đúng, sai, cao, thấp với ai.

Tuy nhiên, theo tôi nghĩ, đây là một vấn đề khá tế nhị mà người Phật Tử thường phân vân, thắc mắc mà chưa có lời giải đáp thỏa đáng. Bên nào lập luận xem ra cũng vững vàng. Người đi sau chỉ còn trông chờ vào duyên phận. Bởi suy cho cùng thì dù theo Phật giáo Nguyên Thủy hay Đại Thừa, dù hành chưa tới rốt ráo, nhưng ít ra cũng được pháp Thập Thiện, không còn gieo nhân xấu. Được vậy thì cũng tạm ổn rồi.

Tuy vậy tôi phải tự trả lời cho chính mình: Điều gì khiến cho tôi hoàn toàn tin vào Giáo Pháp Đại Thừa mà dù nghe chê bai, xúc xiểm đến như vậy mà niềm tin không bị lung lay?  Giả sử có ai hỏi thì tôi sẽ bảo vệ quan điểm của mình như thế nào cho đúng lý nhất?
  Bài viết "Một hướng nhìn khác về giáo pháp Đại Thừa"
Tâm Nguyện - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

một hướng nhìn khác về giáo pháp đại thừa mot huong nhin khac ve giao phap dai thua tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

願力的故事 一息十念 Cà phê giúp giảm nguy cơ tiểu đường 净土网络 上座部佛教經典 麓亭法师 供灯的功德 Xá tội vong nhân 皈依是什么意思 弥陀寺巷 世界悉檀 Thức ăn tinh thần của người tu Trở Cảnh báo từ WHO Nước tăng lực gây ni sinh việt nam đạt thủ khoa tốt 7 cách tránh say tàu xe คนเก ยจคร าน お仏壇 お供え hai bÃn зеркало кракен даркнет 仏壇 おしゃれ 飾り方 giÕ vung thuc hanh hanh khong dinh mac 佛教与佛教中国化 天风姤卦九二变 nick Hiến tặng trong Phật giáo モダン仏壇 Trị bệnh bằng nước nóng 放下凡夫心 故事 借香问讯 是 ÄÆ 雷坤卦 飞来寺 có cần phải đi mới tu được kinh a di da 9錫杖 市町村別寺院数順位 thoát trà nhung bai hoc quy gia tu cuon sach cach song giï tảo Lại bàn về danh hiệu Bồ tát Quan ก จกรรมทอดกฐ น Chè cốm cho ngày hè oi bức 曹村村 Ngẫu Bốn mươi ba công án của Trần Thái