Nhiều người không chấp nhận Kinh Đại Thừa, cho đó không phải là những lời do Đức Thích Ca giảng dạy, mà do những người sau ngụy tạo ra Điều đó chúng ta nên hiểu như thế nào, bởi đúng là ngay thời kỳ Kết Tập lần thứ I chỉ có 4 Bộ Kinh được nói đến, đó là
Một hướng nhìn khác về giáo pháp Đại Thừa

Nhiều người không chấp nhận Kinh Đại Thừa, cho đó không phải là những lời do Đức Thích Ca giảng dạy, mà do những người sau ngụy tạo ra. Điều đó chúng ta nên hiểu như thế nào, bởi đúng là ngay thời kỳ Kết Tập lần thứ I chỉ có 4 Bộ Kinh được nói đến, đó là các Bộ Trường A Hàm, Trung A Hàm, Tăng Nhất A Hàm và Tạp A Hàm.
Lịch Sử của Đạo Phật còn ghi lại: Ngay thời kỳ Kết tập Lần II, sau khi Phật nhập diệt khoảng 100 năm là đã có sự bất đồng quan điểm trong Nội Bộ Tăng chúng. Kể từ đó, các nhà lãnh đạo tinh thần Phật Giáo chia ra thành hai nhóm. Một nhóm là Thượng Tọa Bộ, là Trưởng Lão trong Tăng chúng, nói rằng giữ nguyên những gì Phật thuyết lúc sinh thời, ngày xưa gọi là Tiểu Thừa, sau này gọi là Phật Giáo Nguyên Thủy và nhóm thứ hai là Đại Chúng Bộ hay còn gọi là Đại Thừa.

Là người muốn tìm hiểu để tu tập, hẳn chúng ta không khỏi hoang mang, vì rõ ràng hai bên, dù cùng xuất phát từ Giáo Pháp của Đức Thích Ca, nhưng khi đã tách ra ắt hẳn có một số điểm khác biệt. Tôi là người được học Giáo Pháp và Kinh Điển Đại Thừa. Quá trình tìm hiểu, tôi chấp nhận được lý lẽ của Giáo Pháp này, vì đã mang lại cho tôi một số hiểu biết mà khi đưa vào áp dụng thấy có nhiều lợi ích cho bản thân. Hoàn toàn không mê tín, thần quyền, cầu xin, nương tựa. Cũng không Cầu An, cầu Siêu mà chỉ tự mình giữ Giới, hành theo Bát Chánh Đạo là hai căn bản của Đạo Phật mà tôi tin là dù theo Thừa nào cũng phải giữ.

Vì đã thận trọng đối chiếu nhiều Kinh với nhau, nhưng không thấy có gì mâu thuẫn trong lời Phật dạy, nên tôi cũng không thắc mắc xem Giáo Pháp của bên Phật Giáo Nguyên Thủy khác với bên Đại Thừa như thế nào. Dù vậy, trước khi đưa ra một quyển Kinh bên Đại Thừa là PHÁP BẢO ĐÀN KINH ra để mổ xẻ nghĩa lý, tôi cũng muốn tham khảo, nên lên mạng để tìm hiểu xem thế nào là sự khác biệt của hai Thừa.

Thật là bất ngờ, khi tôi đọc được một bài bênh vực Giáo Pháp Phật Giáo Nguyên Thủy của một Phật Tử. Tôi đồng ý là mọi người đều có quyền chọn lựa giáo pháp nào mà mình thấy thích hợp và dùng mọi lý lẽ để bảo vệ.

Nhưng đã là người tu Phật thì nên trình bày lý lẽ trong ôn hòa. Vì thế, tôi rất ngạc nhiên khi thấy người bênh vực Phật Giáo Nguyên Thủy lại thóa mạ người tin theo Đại Thừa là “ngu”, “óc heo” và thách thức bất cứ ai đưa ra luận cứ nào để chứng minh Đại Thừa là đúng! Bản thân tôi học Đạo với một cư Sĩ, không Quy Y với Thầy nào, Chùa nào, chỉ nghiên cứu và thực hành theo Kinh của Đại Thừa. Nhưng với lời Phật dạy thì tôi không cần xem do Phật Giáo Nguyên Thủy hay Đại Thừa phổ biến, cứ theo đó để tu sửa, nên không bao giờ có ý tranh biện hay ganh đua, đúng, sai, cao, thấp với ai.

Tuy nhiên, theo tôi nghĩ, đây là một vấn đề khá tế nhị mà người Phật Tử thường phân vân, thắc mắc mà chưa có lời giải đáp thỏa đáng. Bên nào lập luận xem ra cũng vững vàng. Người đi sau chỉ còn trông chờ vào duyên phận. Bởi suy cho cùng thì dù theo Phật giáo Nguyên Thủy hay Đại Thừa, dù hành chưa tới rốt ráo, nhưng ít ra cũng được pháp Thập Thiện, không còn gieo nhân xấu. Được vậy thì cũng tạm ổn rồi.

Tuy vậy tôi phải tự trả lời cho chính mình: Điều gì khiến cho tôi hoàn toàn tin vào Giáo Pháp Đại Thừa mà dù nghe chê bai, xúc xiểm đến như vậy mà niềm tin không bị lung lay?  Giả sử có ai hỏi thì tôi sẽ bảo vệ quan điểm của mình như thế nào cho đúng lý nhất?
  Bài viết "Một hướng nhìn khác về giáo pháp Đại Thừa"
Tâm Nguyện - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

một hướng nhìn khác về giáo pháp đại thừa mot huong nhin khac ve giao phap dai thua tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

lời phật dạy về sự đoạn nhục thực kieu Ö quan diem cua nguoi phat tu ve ham nong toan cau hanh chủng chùa tây thiên di đà Não An nhiên giữa vùng xung đột vườn xuân thiền có cải tu tanh di da 3 vi tet cua nhung dua con xa que Ha thương cac giải tinh xa ngoc tam Đức Phật và lời dạy của cha tôi bao dung cang lon hanh phuc cang nhieu Nguyên cho một nền đạo đức toàn cầu 佛曰 thuc nên chong 念佛人多有福气 mùa xuân trong đạo phật Hãy Tia sáng soi đường chua dien khanh Dăm chuyen hoa kho dau thanh hanh phuc Chiều cuối năm thì nghiệp quả sẽ ra sao can 7 cách đơn giản để bảo vệ cổ họng Khuyên 般若心経 読み方 区切り Các loại thực phẩm có lợi và Tình Thần Đau mãn tính sau sinh dẫn đến nguy cơ xẠu Nhờ bài Vitamin B6 B12 làm tăng nguy cơ ung thư mÃ Æ Đọc bút ký của một nhà báo hiểu