Tôi nhớ như in lúc đầu gặp bác khi tòa soạn Báo GiácNgộ đang tạm đặt tại chùaVĩnh Nghiêm Q.3 (cơ sở chính đang sửa chữa). Lúc ấy, tôi đang hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật. Ngồi bên bác, nghe giới thiệu về những bài thơ, những câu chuyện làm báo, những bài học về kinh nghiệp đạo, đời… mà suốt chặng đường hơn 70 năm bác đã và đang gắn bó.

	Một nhà báo cao tuổi nhất trong làng báo Việt Nam

Một nhà báo cao tuổi nhất trong làng báo Việt Nam

Cư sị Tống Hồ Cầm
Tôi nhớ như in lúc đầu gặp  bác khi  tòa soạn Báo Giác Ngộ đang tạm đặt tại chùa Vĩnh Nghiêm Q.3 (cơ sở chính đang sửa chữa). Lúc ấy, tôi  đang hoạt  động trong lĩnh vực nghệ thuật. Ngồi bên bác, nghe giới thiệu về những bài thơ, những câu chuyện làm báo, những bài học về kinh nghiệp đạo, đời… mà suốt chặng đường hơn 70 năm bác đã và đang gắn bó.

Câu chuyện bác kể như thể một người ông đang khuyên dạy cháu mình trên hành trình đi tìm nghệ thuật sống và cội nguồn tâm linh. Để rồi, cho đến tận hôm nay, tôi diễm phúc trở thành một “đồng nghiệp” tí hon của Bác…

Người mà tôi nói đến, đó là bác Tống Hồ Cầm, Phó Tổng Biên tập Báo Giác Ngộ năm nay 92 tuổi, một nhân sĩ trí thức có nhiều đóng góp trong Mặt trận giải phóng dân tộc và là một huynh trưởng Phật tử tiêu biểu trong thời kỳ chấn hưng Phật giáo tại miền Trung - Việt  Nam của đầu thế kỷ trước, cũng là một nhà báo lão thành của nền báo chí cách mạng VN nói chung và báo Phật giáo nói riêng. Nhà báo Tống Hồ Cầm đã được Trung tâm Sách Kỷ lục VN đưa vào Guiness là nhà báo cao tuổi nhất trong làng báo chí VN hiện nay.

Xuất thân trong một gia đình có truyền thống theo đạo Phật, bác Tống Hồ Cầm sinh năm 1918 tại làng Hưởng Cẩn, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Ông là học sinh Trường Thăng Long - Hà Nội  vào những năm 1937 (vào thời kỳ đó, cụ Võ Nguyên Giáp là giáo sư dạy môn sử học của trường, nơi đào tạo nhiều học sinh xuất sắc cho nước nhà). Trong thời gian còn tham học, bác Tống Hồ Cầm đã thọ tam quy y với Đại lão HT.Thích Giác Nguyên tại Tổ đình Sắc tứ Tây Thiên (Huế), được pháp danh Tâm Bửu. Tại Đại hội đại biểu Hội Việt Nam Phật học Thừa Thiên- Huế, cư sĩ Tống Hồ Cầm được HT.Thích Thiện Siêu, Hội trưởng, giới thiệu đảm nhiệm trọng trách Chánh Thư ký. Lúc bấy giờ, HT.Thích Đôn Hậu làm Tổng Trị sự Tổng hội Phật học Trung Việt, văn phòng đặt tại Tổ đình Từ Đàm (Huế). Đặc biệt, năm 1951, sau khi Tổng hội Phật giáo Việt Nam ra đời, cư sĩ Tống Hồ Cầm được đề cử vào chức vụ Phó Tổng Thư ký, do cố Đại lão HT.Thích Tịnh Khiết làm Hội chủ. Năm 1953, cư sĩ Tâm Bửu - Tống Hồ Cầm vào Sài Gòn, tham gia hoạt động Phật sự tại Hội Phật học Nam Việt  do nhà Phật học nổi tiếng Chánh Trí - Mai Thọ Truyền làm Hội trưởng. Vào thời điểm đó, bác Tống Hồ Cầm đã cùng với hai vị huynh trưởng Nguyễn Hữu Huỳnh và Nguyễn Văn Thục đóng góp nhiều công sức trong phong trào xây dựng GĐPT tại Sài Gòn và phát triển ra tại các tỉnh miền Nam. Năm 1955, trên cương vị Trưởng ban Hướng dẫn GĐPT Tổng hội Phật học Nam Việt, cư sĩ Tống Hồ Cầm dẫn đầu phái đoàn GĐPT miền Nam tham dự Đại hội GĐPT toàn quốc lần thứ III tổ chức tại chùa Linh Sơn - Đà Lạt. Năm 1957, cư sĩ Tống Hồ Cầm được phong huynh trưởng cấp Dũng. Kể từ đó, ông hoạt động sôi nổi trong phòng trào GĐPT và đảm nhiệm nhiều chức vụ nòng cốt trong Ban Hướng dẫn GĐPT Việt Nam.

Đối với những hoạt động báo chí, truyền thông, từ năm 1940 cư sĩ Tống Hồ Cầm đã tham gia nhiều bài viết bài thơ (bút danh Tống Anh Nghị) đăng trên các báo, tạp chí: Viên Âm, Phật Giáo Vân Tập, Phương Tiện… Đặc biệt, kể từ những năm đầu xuất bản tờ báo Từ Quang của Tổng hội Phật học Nam Việt do cụ Chánh Trí - Mai Thọ Truyền làm Tổng Biên tập, cư sĩ Tống Hồ Cầm đảm trách Tổng Thư ký tòa soạn mãi cho đến khi tờ Từ Quang đình bản vào năm 1975. Ngày 1-1-1976, khi tờ Báo Giác ngộ (cơ quan ngôn luận của THPG TP.Hồ Chí Minh) ấn hành số đầu tiên, cư sĩ Tống Hồ Cầm đảm nhiệm Tổng Trị sự, rồi Phó Tổng Biên tập liên tục cho đến ngày nay. Ngoài ra, cư sĩ Tống Hồ Cầm còn là một nhà thơ Phật giáo với bút hiệu Tống Anh Nghị rất đỗi quen thuộc với độc giả báo Giác Ngộ. Các tác phẩm: Tin tưởng (kịch thơ), Ngày hoa nở cuộc đời, Thơ đường luật, Sắc hương hoa bút… là những tác phẩm văn học mang đậm nét  văn hóa Phật giáo.

Không những là người huynh trưởng có nhiều đóng góp trong thời kỳ chấn hưng Phật giáo Việt Nam, bác Tống Hồ Cầm còn là một nhân sĩ yêu nước qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chế độ độc tài Ngô Đình Diệm, và bác đã từng bị bắt giam khi phản kháng chiến dịch “Nước lũ” của lực lượng cảnh sát chế độ Diệm đàn áp vào chùa chiền vào đêm 20-8-1963.

Là một nhà báo, cư sĩ Phật tử có nhiều cống hiến tích cực cho Phật giáo, luôn chu toàn mọi nhiệm vụ được giao từ việc đạo cho đến việc đời. Trong nhiều năm liền bác là ủy viên UBT.Ư MTTQVN và TP.HCM, được Thành ủy TP.HCM xếp hạng là nhân sĩ đãi ngộ và được trao nhiều huy chương, huy hiệu, huân chương cao quý cũng như bằng khen của UBND TP.HCM và GHPGVN. Đến nay, tuy đang ở độ tuổi “cửu thập dư niên” nhưng ở bác luôn thể hiện sự minh mẫn, hoạt bát. Một ngày như mọi ngày, bác đều làm việc tại tòa soạn Báo Giác Ngộ cho đến khi chiều về. Dường như ở bác luôn tồn tại một ngọn lửa nhiệt huyết về tính cách một người làm báo, ngọn lửa ấy đang cháy sáng và càng sáng lửa thêm như thể làm ngọn đuốc soi đường cho thế hệ kế thừa nương theo.

Tôi viết đôi dòng cảm nghĩ về bác, đó là một con người hội đủ Tâm - Trí - Tài lại là một con người hết sức bình dị, đời thường…

Như Hiển


Về Menu

Một nhà báo cao tuổi nhất trong làng báo Việt Nam

nhung loi phat day cai thien cuoc song cua ban chuyến vesak Mát lành bổ dưỡng sữa hạt sen to su nguyen thieu voi hanh tung va thi ke thi 22 tổ ma cuộc sống đầy đủ các vấn đề to ma có cần phải đi mới tu được co can phai di moi tu duoc 藥師琉璃光如來本願功德經 hoc chu nhan tu tong thong lincoln kinh long ham muon dan den dau kho hòa thượng thích bửu lai 1901 Uống soda gây béo bụng và nhiều nguy cơ niem vui cua nguoi tinh ke Những huyền thoại ít biết về vị Chùa Thành Linh Luật nhân quả phan ung cua phat giao truoc cuoc tranh cu tong bo son han son tu cai toi va minh triet ve cai toi hay lua chon mot ton giao chan chinh cho chinh Phơ chay chúng ta học được gì từ cuộc sống con vao da 萬分感謝師父 阿彌陀佛 chua linh son nhung cam nhan sau khi xem phim buddha Chùa Hưng Long Bình Dương cô vân cổ tự gian nan hanh trinh vuot thoat tà nh thẠy co can di xem phong thuy va van mang hay khong biết chết và biết sống chùa kim sơn chuyen ke chang tien si va phat phap 六因四缘五果的来源和作用 CÃƒÆ n cuộc sống và những giáo lý căn bản Chùa Hưng Long Bình Dương cuoc song va nhung giao ly can ban cua phat giao Chiều nghệ thuật làm việc thu chùa hồ sơn