Thân tặng chư huynh đệ pháp lữ khóa I, II Phật học Đại Tòng Lâm
Một Thời Để Nhớ

Thân tặng chư huynh đệ pháp lữ khóa I, II.. Phật học Đại Tòng Lâm)
Đầu năm 1989... Đại Tòng Lâm mở trường Cơ bản Phật học, chiêu sinh Tăng Ni khắp các tỉnh thành về cùng nội trú tu học.

Từ Thành phố HCM, tôi liền khăn gói ra Ni viện Thiện Hòa xin nhập chúng. Ngày đầu tiên đặt chân đến một nơi được mệnh danh là " Chốn Tòng Lâm hưng thạnh" với ít nhiều bỡ ngỡ, tôi cảm nhận ngay không khí chan hòa học tập với bao niềm vui mới lạ rất đổi đạo vị thân tình.

Với số lượng Tăng Ni về học khá đông nên quý thầy cho tổ chức một đợt thi tuyển. Ai đậu học chính thức, không đậu học dự thính lại một năm. Tôi may mắn lọt vào khóa I, là khóa học đầu tiên nên Tăng, Ni đa phần đều lớn tuổi đời lẫn tuổi đạo. Sau một thời gian dài không có trường lớp học hành, nay gặp môi trường thuận lợi thật chẳng khác nào như cá gặp nước mặc sức bơi lội trong dòng biển pháp mênh mông vô tận.

Học Tăng nội trú tại chùa Đại Tòng Lâm đã có sẵn phòng ốc, lớp học. Trường Ni lúc ấy chỉ là khu đất trống nằm giữa cánh rừng tràm vắng vẻ phía trong. Vừa nhận trọng trách nuôi nhận chúng, Ni sư Như Như liền cấp tốc cho xây hai dãy nhà tranh để kịp đón học ni từ các nơi về. Tên gọi Ni Viện Thiện Hòa được thành danh từ ngày ấy.

Ni sư Như Như mà chúng tôi gọi là thầy Nhất đã đón nhận chư học Ni trở về với tấm thạnh tình cởi mở của người đã kinh qua nhiều bước thăng trầm trong cuộc đời dấn thân tu học. Sư hết lòng thương yêu bảo bọc và tạo mọi điều kiện tốt nhất để chúng tôi có được những ngày tháng tu học yên vui dưới mái trường Phật học.

Là Ni trường mới tạo dựng, cơ sở vật chất của Thiện Hòa ngày ấy còn rất đổi sơ sài tạm bợ. Sinh hoạt của chúng lúc đầu chỉ gói ghém trong hai gian nhà tranh. Những dãy đơn dài... kê hai cái sát vào nhau làm chỗ ngủ cho cả ba người. Đó cũng là nơi tụng kinh, là bàn quả đường cho ba bữa ăn của chúng. Chỗ tắm giặt vệ sinh ngoài phía rừng tràm chỉ che tạm mấy tấm tranh lá. Chưa có điện nên việc tụng kinh học hành của chúng đều sử dụng đèn dầu.

Tối đến... những ngọn đèn nhỏ của chúng ngồi học bài trong liêu phòng, ngoài sân và quanh rừng tràm, tạo thành những khoảng sáng tối lung linh thật ấn tượng. Sau này khi có máy phát điện, nhịp sống tu học Ni trường ngày một tiện nghi đầy đủ, dấu ấn ngày qua trở thành kỷ niệm khó quên để chị em cùng nhắc nhở nhau mỗi khi có dịp trở về gặp gỡ...

Chuyện thi tuyển vừa ổn định, Ni sư liền cho xây lớp học Ni trong nội viện và thỉnh quý thầy giáo thọ về giảng dạy cho chúng. Mấy dãy liêu tường gạch mái ngói lần lượt thay thế khu nhà tranh vách đất. Quả đường, nhà bếp cũng được cất lại khang trang rộng rãi. Khu rừng tràm là nơi lý tưởng để chị em mỗi sáng chiều ra móc võng ngồi học bài bị đốn hạ gần hết; thay vào đó là những hàng cây kiểng cùng khu vườn rau xanh mướt do chúng tôi tự tay cuốc đất gieo trồng.

Năm tiếp theo, Ni sư cho đổ móng xây chánh điện. Ngôi chánh điện uy nghiêm bề thế hiện hữu... ngày chúng tôi ra trường, chỉ vừa hoàn thành phần cơ bản tầng dưới, tầng trên vẫn còn ngổn ngang đầy sắt đá.

Dưới sự lãnh đạo của một vị Ni sư nhiều tâm huyết với Ni trẻ, nên mọi sinh hoạt tu học tại Ni viện Thiện Hòa có phần sinh động khác biệt. Ngoài một buổi học giáo lý ở trường, chúng nội viện còn học thêm các môn ngoại ngữ Anh, Hoa... lại thêm giờ phiên dịch Hán cổ mỗi chiều do giáo sư Trí Không hướng dẫn. Là cử nhân văn khoa, tối tối Ni sư thường lên lớp bổ sung kiến thức cho chúng về các môn luật học, việt văn. Sư ra một đề văn về tâm lý cuộc sống rồi bắt chúng làm ngay tại lớp. Ý tưởng viết lách của tôi cũng bắt nguồn từ những bài học văn chương ý vị của người.

Học Ni nội viện tích cực học hỏi và phát huy mọi khả năng sáng tạo của mình. Từ chuyện ăn ngủ học tập cho đến chấp tác... chúng tôi đều sinh hoạt theo từng nhóm tổ. Mỗi tổ có ngân quỹ tài chánh riêng để chi dụng, chăm sóc chúng liêu khi bệnh hoạn. Ngày cuối tuần, tổ này đến phiên lên thuyết trình; tổ khác lo gói bánh cho Ni sư đem biếu Phật tử ghé thăm trường. Mùa Tết, mùa an cư và Vu lan báo hiếu... chị em từng tổ lại khẩn trương viết báo tường, một số vị chuẩn bị tập dượt văn nghệ.

Những tiết mục văn nghệ cây nhà lá vườn do chư Ni tự biên soạn, làm đạo diễn kiêm luôn diễn xuất... cũng gây chút tiếng vang trong giới Phật tử. Không chỉ thích văn chương, Sư Viện chủ rất có tâm hồn văn nghệ. Sư bắt chúng thuộc lòng một vài bài hát để khi có dịp thì lên trình diễn. Thuyết trình, làm báo, làm bánh và trình diễn văn nghệ... đều mang tính cách thi đua học tập và chúng tôi luôn nhận được sự khích lệ của Ni sư với nhiều phần thưởng có giá trị bằng hiện kim hiện vật.

Hơn hai mươi năm... Ni viện Thiện Hòa đã tiếp nhận nhiều khóa Trung cấp rồi Cao đẳng về lưu trú tu học. Mỗi khóa học đến đi như mọi quy luật đổi thay của cuộc sống. Nhưng khóa học đầu tiên thường để lại nhiều ấn tượng khó quên trong lòng người, như lời Sư Như thường nói: "Chị em khóa I, những cánh chim đầu đàn của Ni viện Thiện Hòa đã cùng thầy chia sẻ biết bao gian khó thiếu thốn từ buổi sơ khai. Những gì các con làm thầy luôn ghi nhận và đàn em sẽ mãi ghi nhớ..."

Những cánh chim đầu đàn ngày ấy nay đã trưởng thành bay xa. Nhiều chị em đã đạt được những thành tựu nhất định trong sự nghiệp tu tập, hoằng pháp lợi sanh. Rồi ngày truyền thống hằng năm, những cánh chim xa lại bay về, chung tay đóng góp và cùng hát vang trong nắng ấm của mùa xuân mới.

Đã nhiều năm chưa về thăm lại mái trường xưa, cánh chim lạc bầy... là tôi, xin gởi tất lòng hoài niệm tri ân đến chư vị Giáo thọ ân sư cùng chư pháp lữ trong ngày vui họp mặt.

"Những ân tình lớn trong đời mình, sống: sống còn chưa trọn; nói: nói làm sao hết?" Vậy nên những điều muốn nói, chỉ là một thoáng hương xa... hướng vọng về nơi khung trời bình yên một thuở./.

 

Về Menu

một thời để nhớ mot thoi de nho tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Quảng Ngãi Lễ húy kỵ Tổ khai sơn tổ tin tuc phat giao cung co hon nhin tu goc do xa hoi khoa tu mot ngay sinh ven huong ve phat phap 2016 chương ii phật giáo sau thời hai bà HoẠお墓の墓地 霊園の選び方 Mất ngủ làm tăng nguy cơ đột quỵ 凡所有相皆是虛妄 若見諸相非相 một làm sao để sống với 2 chữ tuỳ duyên Lễ トO chua ngoc am tu dieu de trong giao ly dao phat 华藏法门 năm chữ vàng giúp bạn vượt qua hóa thân của lạt ma yeshe 佛教 临终关怀 giải mã hiện tượng nhớ về tiền Các dưỡng chất cần thiết cho phụ nữ quán từ bi ï¾ ï¼ tin nguong ton giao la thien phat giao Đổi điều gì quan trọng nhất trong cuộc 曹洞宗青年联盟 Ð Ð³Ñ 往生的法籍法師 Niệm Phật 空寂 đối mặt và chuyển hóa khổ đau cà o giïa KhoẠÙng một giá trị của phật giáo việt nam 出家人戒律 chiếc chuyện 7 canh gioi thanh cong lon nhat trong doi 菩提阁官网 chong giet vo 3 nghệ sĩ chia sẻ chuyện ăn chay Cái giá của người xa quê 一念心性 是 Không nên cho trẻ ăn nhiều pizza Tổ sư đời thứ 6 của Phật giáo Thiền bún