Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable{mso-style-name:"Table Normal";mso-tstyle-rowband-size:0;mso-tstyle-colband-size:0;mso-style-noshow:yes;mso-style-priority:99;mso-style-qformat:yes;mso-style-parent:"";mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;mso-para-margin-top:0in;mso-para-margin-right:0in;mso-para-margin-bottom:10.0pt;mso-para-margin-left:0in;line-height:115%;mso-pagination:widow-orphan;font-size:11.0pt;font-family:"Calibri","serif";mso-ascii-font-family:Calibri;mso-ascii-theme-font:minor-latin;mso-fareast-font-family:"Times New Roman";mso-fareast-theme-font:minor-fareast;mso-hansi-font-family:Calibri;mso-hansi-theme-font:minor-latin;} Giác Ngộ - Ông Bùi Diễm, Đại sứchính quyền Sài Gòn tại Washington, Hoa Kỳ, từ thời ông Nguyễn Cao Kỳ làm Chủ tịchỦy ban Hành pháp Trung ương (một chức vụ tương đương Thủ tướng) giữa thập niên1960, là nhân vật được nói đến trong bài viết này.

	Một tư liệu về cố gắng cải đạo Đại sứ chính quyền Sài Gòn tại Mỹ

Một tư liệu về cố gắng cải đạo Đại sứ chính quyền Sài Gòn tại Mỹ

Giác Ngộ - Ông Bùi Diễm, Đại sứ chính quyền Sài Gòn tại Washington, Hoa Kỳ, từ thời ông Nguyễn Cao Kỳ làm Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương (một chức vụ tương đương Thủ tướng) giữa thập niên 1960, là nhân vật được nói đến trong bài viết này.

Tuy ông không tỏ ra là một Phật tử, nhưng vì ông là con của nhà Hán học Ưu Thiên Bùi Kỷ, cháu nhà sử học và Phật học Lệ Thần Trần Trọng Kim, và là người rất gần gũi với ông Nguyễn Cao Kỳ, một người vẫn tự nhận là theo Phật giáo, nên Đại sứ Bùi Diễm vẫn được coi là một quan chức theo đạo Phật.

Ông Bùi Diễm có viết một quyển hồi ký bằng tiếng Anh tựa đề “In the Jaws of history” đã được dịch ra tiếng Việt với tên gọi “Trong gọng kềm lịch sử”.

Trong quyển hồi ký này, Đại sứ Bùi Diễm có nhắc đến một việc, trong sự lúng túng đến buồn cười. Dù ông Bùi Diễm không nói ra và thậm chí có thể ông cũng không phát hiện ra nhưng qua một hành động ngoại giao trái khoáy và kỳ cục, người đọc cũng có thể thấy cái gì đàng sau câu chuyện ngoại giao kỳ cục đó: Cải đạo.

Có thể, đây chỉ là bước khởi động?

Ông Bùi Diễm viết trong hồi ký “Trong gọng kềm lịch sử”: “Một trong nhựng chuyện khá đặc biệt trong khoảng thời gian này là việc Tổng Thống Nixon chẳng hiểu sao lại mời gia đình tôi đến nghe giảng lễ ở Tòa Bạch Ốc. Người giảng lễ hôm đó là linh mục Billy Graham” (Hôm đó là khoảng tháng 9 năm 1969, theo những ghi nhận trước đó của quyển hồi ký “Trong gọng kềm lịch sử).

Ông Bùi Diễm, một nhà ngoại giao kỳ cựu của chính quyền Sài Gòn đã viết một cách khó hiểu như sau: “Khi nhận được lời mời, cả nhà tôi đều hết sức ngạc nhiên”.

Ở đoạn dưới ông lại viết: “Tuy thế, chúng tôi vẫn cố gạt bỏ ngạc nhiên và đến Tòa Bạch Ốc vào giờ đã định”.

Rồi sau đó, ông lại viết: “Đây quả là một trong những chuyện đặc biệt đối với gia đình chúng tôi”.

Đây là một lời mời không thể từ chối, vì là lời mời từ tổng thống đối với một đại sứ, hơn nữa, lại là đại sứ từ một chính quyền nhận viện trợ Mỹ như chính quyền Sài Gòn vào lúc đó.

Tuy nhiên, không lẽ nhà ngoại giao Bùi Diễm không hiểu hậu ý của Tổng thống Hoa Kỳ khi đưa ra lời mời đáng ngạc nhiên như vậy? Cũng không lẽ Tổng thống Nixon không hề biết bà phu nhân đại sứ là “một Phật tử sùng đạo”, và ông đại sứ còn chịu ảnh hưởng Khổng, Lão” (lời trong quyển hồi ký).

Tòa Bạch Ốc, Bộ Ngoại giao Mỹ lúc nào cũng có những tập hồ sơ dầy cộm về lý lịch các đại sứ và gia đình, trong đó yếu tố tôn giáo và mức độ tín ngưỡng đối với tôn giáo mà vị đại sứ và gia đình tin theo được thể hiện rõ ràng, được đặt trên bàn các quan chức trước các buổi làm việc liên hệ.

Và như vậy, lẽ nào Tòa Bạch Ốc lại cố ý hay vô tình đưa một vị đại sứ vào một tình huống tôn giáo tế nhị, khó xử.

Chẳng qua, là ông Nixon muốn đưa ra một lời khuyên cải đạo đối với gia đình ông Bùi Diễm. Còn ông Bùi Diễm thì làm ra vẻ không hiểu khi cứ kêu lên là ngạc nhiên, để không phải làm theo ý muốn kỳ cục này.

5533857063_a9b079036f_o.jpg

Ông Bùi Diễm, Đại sứ chính quyền Sài Gòn tại Hoa Kỳ, năm 1968

Ông Bùi Diễm viết: “Linh mục Graham thuyết giảng khoảng 15 phút về một đề tài gì đó mà tôi chẳng còn nhớ nữa”. Như thế, ông phải đi dự, nhưng tỏ ra không hiểu, không nghe, không biết, không nhớ gì hết (mà theo tôi là một cách từ chối khéo lời đề nghị cải đạo).

Tưởng cũng cần nói thêm là các quan chức của chính quyền Sài Gòn và gia đình họ là đối tượng cải đạo hàng đầu, kể cả thời gian sau năm 1975.

Có trường hợp chẳng đến đi đâu như sự việc đối với ông Bùi Diễm như đã nói ở trên.

Cũng có trường hợp thành công, như với cựu Thủ tướng Chính quyền Sài Gòn, ông Nguyễn Bá Cẩn, vào những năm cuối đời. Ông Cẩn, trong quyển hồi ký của mình đã tỏ ra mỉa mai sự mê tín đến nỗi mụ mị những việc tác động có hiệu quả quyết định của cha đạo đối với tín đồ trong bầu cử, mà ông có cách “vận động” riêng với đối tượng chức sắc này, hồi ông làm Chủ tịch Hạ viện chính quyền Sài Gòn. Thế nhưng, ở Mỹ, trước lúc mất, ông này lại rửa tội!

Ghi nhận sự việc đối với ông Bùi Diễm như đã nói ở trên, chúng tôi muốn lưu ý đến những hành động liên hệ đến tôn giáo đáng “ngạc nhiên” như thế trong hoạt động ngoại giao vẫn có thể tiếp tục, đặc biệt đối với gia đình các quan chức.

Minh Thạnh


Về Menu

Một tư liệu về cố gắng cải đạo Đại sứ chính quyền Sài Gòn tại Mỹ

tu ai can ban cua nhan quyen Entry xúc động về mẹ trong mùa Vu lan câu thuat Sám hối 4 vong 5 tan o thai lan Di vai tro cua nu tu phat giao trong thoi bac thuoc Rễ mua Lúc sa học làm người sài tinh do tất cả các pháp đều là phật pháp chương iii nguyên thỉ phật giáo và tam niem Tưởng niệm Đại đức khai sơn chùa Già cÃy Mùa Xuân tôi ơi Tri quê Đâu đăklăk doi duyên và nợ hạnh phúc và đổ vỡ hôm giå hẠt廙 bung tay gieo hạt an chay de bao ve moi truong song 20 to xa da da jayata 20 10 la gi me nhi bồ đoàn tình thương sẽ không còn khi người ta i Vì sao không nên uống rượu bia chưa tu luyện tâm xả Ä Æ Béo phì ở trẻ em đừng xem tình bạn dưới góc nhìn phật giáo nÙi Kinh a di đà chua lien phai thëa an nhien giua vung xung dot Màu phải Mật ong có tác dụng kháng khuẩn mạnh Tại khoa cấp cứu dung lam con thieu than