Tháng bảy (âm lịch) đến, hoa đỏ, hoa trắng được cài lên những chiếc áo và những ngôi chùa cũng tấp nập người đến viếng, mùa Vu Lan đã về.

Mùa hoa hiếu thảo

Tháng bảy (âm lịch) đến, hoa đỏ, hoa trắng được cài lên những chiếc áo và những ngôi chùa cũng  tấp nập người đến viếng, mùa Vu Lan đã về.

Chị Hương Lan, biên tập viên của một công ty sách tư nhân kể: “Mỗi mùa Vu Lan, tôi và các con lại đến chùa để quét tước, trồng lại cây kiểng và “trò chuyện” với mẹ tôi. Chúng tôi cùng nhổ cỏ dại cho những ngôi mộ xung quanh”. Chị Lan không phải là ngoại lệ, nhiều người cũng tìm đến chùa khi tháng bảy về.

Dạo một vòng các blog khi ngày Vu Lan cận kề, có thể gặp không ít những bài viết đầy cảm động. Người thì ngậm ngùi “ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa/ miệng nhai cơm bún lưỡi lừa cá xương”, người thì “cố gắng một chuyến về thăm mẹ”, kẻo rồi mai mẹ chập chờn lau trắng thì có hối tiếc cũng muộn màng.


Chị K. Ngọc, trưởng phòng kinh doanh một công ty đa quốc gia  tại TP.HCM, chia sẻ: “Tôi và chồng đã thu xếp xin nghỉ phép, các con cũng xin nghỉ lớp học thêm Anh văn. Cuối tuần này, cả nhà sẽ về thăm bà ngoại ở Vĩnh Long và sau đó ra Phan Thiết thăm bà nội. Tôi muốn các con thấm nhuần ý nghĩa ngày Vu Lan một cách giản dị nhất, gần gũi nhất. Các cháu về thăm bà, còn chúng tôi thăm mẹ, cha mình. Về chỉ là để ăn cùng các cụ bữa cơm chiều, ngồi nghe các cụ tâm sự chuyện vẩn vơ của người già. Vẫn biết con cái lớn lên rồi sẽ có gia đình, sẽ phải lo cho gia đình riêng của mình, nhưng tôi cứ ước ao mình có thể mãi sống cùng các cụ”.

Vu Lan với những người còn mẹ là một niềm hạnh phúc, dẫu chỉ đơn sơ như cách chị K. Ngọc đã chia sẻ với cha mẹ mình. Anh H. Minh, một nhà báo kể: “Đây là mùa Vu Lan đầy phấp phỏng với tôi. Hai tháng trước, bác sĩ chẩn đoán mẹ tôi bị u não. Bác sĩ bảo đưa mẹ về nhà và chiều theo mọi mong muốn của bà. Tôi biết chuyện đã đến lúc rồi. Cũng từ đó, ai chỉ đâu có thầy thuốc giỏi tôi cũng đến, ai biểu uống thuốc gì cũng cho mẹ uống. Bây giờ, mẹ tôi đã khỏe lại, đã có thể lần giường tập đi, ăn uống bình thường. Đi siêu âm, chụp M- ray, các bác sĩ ngỡ ngàng không hiểu điều kỳ diệu nào đã đến. Mẹ đã khỏe lại nhưng không biết được bao lâu. Mùa Vu Lan năm nay, tôi sẽ chở mẹ đến chùa, nguyện cầu cho mẹ được bình an. Và, cũng còn để cài hoa đỏ lên áo, để nhắc rằng mình vẫn còn mẹ”.

Có những người đón Vu Lan bằng cách thức khác: đến thăm các trại dưỡng lão. Bạn Nguyễn Hoàng Nga, hiện đang làm việc tại một công ty truyền thông, chia sẻ: “Tôi mồ côi cha mẹ, lớn lên từ nhà tình thương. Mỗi mùa Vu Lan đến, tôi chẳng biết phải cài hoa đỏ hay hoa trắng vì không biết cha mẹ còn hay đã khuất. Tôi đến các trại dưỡng lão, gom góp chút tiền và vật dụng, mua ít quà cho các cụ. Ngày Vu Lan, họ buồn biết bao nhiêu nếu con họ không đến. Tôi cũng là đứa con của nhà tình thương, tôi muốn mang tình thương của mình đáp trả cho đời, cho những cụ ông, cụ bà chẳng còn ai thương yêu”.

Lặng lẽ tồn tại trong đời sống, lại càng khiêm tốn hơn so với những ngày lễ du nhập từ phương Tây như tết Tây, Valentine, Noel... nhưng ngày Vu Lan vẫn có một giá trị tinh thần đặc biệt trong đời sống văn hóa của xã hội hiện đại. Bởi lẽ, đó là một ngày riêng và duy nhất để nhắc nhở con người về lòng hiếu thảo, về công đức của đấng sinh thành, về sự hy sinh vô bờ của những người mẹ, người bà. Mùa Vu Lan, mùa những bông hoa hiếu thảo lặng lẽ nở và lặng lẽ tỏa hương, làm xã hội đẹp hơn bởi tình người và giá trị nhân văn từ gia đình tỏa sáng.

Nếu còn mẹ trên đời, sao bạn không chạy ào về, sà vào lòng mẹ và nói rằng: “Mẹ ơi, mẹ có biết không? Biết là con thương mẹ nhiều không?”

Huyền Lan ( Phunu online)


Về Menu

Mùa hoa hiếu thảo

tây tức lược ý trà và thiền trong tinh Tạp bút Tham thực Phố tháng 8 Món chay Việt hút khách tại Ñ Ä Æ Ï 寺院 募捐 æ³ ä¼š Tháºy 人生七苦 Steve 曹洞宗管長猊下 本 正智舍方便 hoc 行願品偈誦 Phật giáo 人生是 旅程 風景 般若蜜 百工斯為備 講座 不可信汝心 汝心不可信 所住而生其心 น ท áºn 根本顶定 人形供養 大阪 郵送 miên hoãƒæ ペット葬儀 おしゃれ phat ï¾ï¼ 加持成佛 是 lam sao de xay dung hanh phuc gia dinh trong cuoc ทำว ดเย น ร บอ ปก 無分別智 Ç 心经全文下载 æ ä½ å 閼伽坏的口感 ห พะ Phật giáo Nửa ngày qua đất Phật ï¾ ï¼ 借香问讯 是 曹洞宗 長尾武士 บทสวดพาห งมหากา Þ