Có một anh chàng khôngbiết chữ, thấy người tamang kính đọc sách báothì ngỡ rằng mang kính có thể đọc chữ được. Anh ta bèn ra chợ đến chỗ tiệm kính để mua cho mình một cặp kính.

Mua kính đọc chữ

Có một anh chàng không  biết chữ, thấy người ta  mang kính đọc sách báo  thì ngỡ rằng mang kính có thể đọc chữ được. Anh ta bèn ra chợ đến chỗ tiệm kính để mua cho mình một cặp kính.

Đến cửa hàng bán kính, anh ta mang cặp kính nào vào cũng không đọc được chữ. Cầm quyển sách trên tay xoay đi xoay lại mãi cũng không đọc được, anh ta tức giận càu nhàu:
- Kính nào cũng không đọc được chữ.
Người chủ cửa hàng kính hỏi:
- Sao lại không đọc được? Đúng độ thì đọc được thôi.
Anh ta cáu gắt:
- Nếu kính tốt thì đã đọc sách được rồi!
Người chủ cửa hàng hỏi liều:
- Hay là anh không biết chữ?
Anh ta càng bực dọc:
- Nếu biết chữ thì tôi đâu cần phải mua kính!
(Kể theo Truyện cười dân gian Việt Nam)


BÀI HỌC ĐẠO LÝ:
Nếu đeo kính mà biết chữ thì người ta đâu cần phải đi học. Sự ngộ nhận của anh chàng trong câu chuyện đã khiến cho người khác tức cười. Tuy nhiên cũng tội nghiệp cho anh ta, bởi vì đó chỉ là sự ngộ nhận, hiểu lầm, mà trong cuộc đời này còn biết bao sự hiểu lầm như thế, vì hiểu sai nên đã làm sai…

Rất nhiều người trong xã hội cứ nghĩ rằng cầm tấm bằng này bằng nọ trong tay là họ có thể giải quyết được việc làm và các nhu cầu khác của bản thân và xã hội. Vì thế, họ ra sức kiếm tìm bằng mọi cách: Nếu không học tập đàng hoàng thì chạy vạy, xin xỏ hoặc đánh đổi hay bỏ tiền ra mua v.v… Nhưng khi nhập cuộc, tiếp xúc với công việc thì không có khả năng đáp ứng nhu cầu công việc, không cáng đáng nổi, không đảm nhiệm được trọng trách mà mình được giao phó. Một khi không có thực tài, thực học thì bằng cấp, chứng chỉ cũng vô dụng, chẳng giúp được gì cho mình mà trái lại còn làm hại bản thân, hại tập thể, xã hội, chẳng khác nào người không biết chữ thì dù có mang kính tốt cũng chẳng đọc được sách bao giờ.

Người tu học Phật cũng vậy, không phải có bằng cấp, học vị cử nhân, tiến sĩ là có thể giải quyết được vấn đề sinh tử, khổ đau cho mình và người khác. Người đệ tử Phật phải thực học, thực tu, thực chứng thì mới có thể giác ngộ, giải thoát làm lợi ích cho bản thân và nhân quần xã hội, giải quyết được các vấn đề cấp bách mà người đi tìm chân lý đặt ra.

Người ta nói, “chiếc áo không làm nên nhà tu” cũng không ngoài ý này. Cũng như đeo kính giúp cho người ta đọc chữ được rõ ràng hơn chứ không phải nhờ đeo kính mà đọc được chữ. Do vậy, cần phải nhận ra điều chính yếu, cốt tủy nhất để thực hiện. Hay nói cách khác muốn đọc được chữ thì phải đi học chứ không chạy đi mua kính. Muốn đạt được giải thoát, an lạc cần nỗ lực tu học và thành tựu Giới - Định - Tuệ chứ không phải học vị cao, danh phận lớn. Chạy theo hình thức bên ngoài mà chểnh mảng sự hoàn thiện và trang nghiêm bên trong, xét cho cùng cũng lố bịch và nực cười giống như anh chàng đeo kính để mong đọc được chữ vậy.


PHAN MINH ĐỨC


Về Menu

Mua kính đọc chữ

Vận động thể chất tốt cho tim mạch Dự cảm về ngũ tịnh nhục loại thịt chuoi ngoc tran bao phap thi 09 âl 地风升 Bánh chuối nướng thơm cung duong hoa qua em la sen gi the hay song nhu con lat dat luon dung day sau khi vap Lễ húy nhật chư lịch đại Tổ sư tổ Thừa Thiên Huế Trùng tu Đài kỷ niệm Có nên bảo quản cà chua trong tủ lạnh Phụ nữ mang thai nên vận động 20 30 trí tuệ và kỉ cương 2016 á gia lai vi tet cua nhung dua con xa que cuoc doi nay cai gi dang so nhat Lợi ích của uống nước muối loãng vào 9 màu bai moi Chữ Duyên can mot chu tam của những điều người phật tử cần tránh nen bao dung toi thay phat Phật hoàng Trần Nhân Tông Dân đồng tôi thấy phật Phật giáo 霊園 横浜 minh dao chinh la tam dao bài thơ con viết Cần bổ sung đủ vitamin B2 cho cơ Ngăn ngừa ung thư đại trực tràng bằng nhung cau noi giup ban tinh ngo Chất xơ kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân nhân quả có thật không cau chuyen tu hanh cua bon chi em phong hanh phuc chinh la su yen binh trong the gioi noi những hình ảnh đáng nhớ tại khóa tu Hòa thượng Quảng Đức biểu tượng bÃ Æ i bài học phật pháp cho người phật tử y nghia phat dan su co chap cua dan ong vi quan niem gia truong