Lê-ki-ma chín vàng ươm được những người bán trái cây chào mời trên vài con phố quen thuộc. Lê-ki-ma (ở quê tôi gọi là ô-ma, còn quê bạn ngoài Bắc gọi là quả trứng gà) có lớp vỏ khi chín vàng, mỏng. Lột lớp vỏ ra ta có thể ăn ngay và cảm nhận vị ngọt bùi, thơm thơm .

Mùa lê-ki-ma

 

Lê-ki-ma - Ảnh: Internet

Thuở còn học cấp 1, cấp 2 trường làng, tôi và nhóm bạn thường hay rủ nhau đi hái lê-ki-ma, những cây thường mọc ven bờ giậu của những căn nhà hàng xóm. Tất nhiên là xin rồi mới hái chứ không phải… ăn trộm. Hàng xóm tốt bụng nên có khi đến mùa lê-ki-ma đã sắm cả một cây sào để cho tụi con nít chúng tôi hái, khỏi phải trèo lên nguy hiểm.

Nhớ hồi đó, trái lê-ki-ma hái thường là lúc trái vừa chín tới, vàng vỏ nhưng còn cứng, đem về để mẹ nhét một ít muối sống (muối hột) vào ngay cuốn của trái rồi đem giấu trong thùng lúa. Khoảng vài ba ngày trái chín, toả mùi thơm lừng, lột vỏ và cả nhà cùng ăn.

Ăn lê-ki-ma gần giống như ăn lòng đỏ trứng gà, có lẽ vì thế mà người Bắc gọi đây là quả trứng gà. Sau này, khi nghe bài hát về chị Võ Thị Sáu , tôi mới biết rằng cây này còn gắn với tên một người nữ anh hùng: “Mùa hoa lê-ki-ma nở/ Ở quê ta min đất đỏ/ Thôn xóm vn nhc tên người anh hùng/ Đã chết cho mùa hoa lê-ki-ma nở…” (*). Vì thế tôi càng thấy thích hơn loài cây và quả ô-ma.

Giữa thành phố nhộn nhịp này, hình ảnh những chiếc xe chở đầy lê-ki-ma gợi nhắc về những ngày tuổi thơ, nhắc tôi nhớ về bác hàng xóm tốt bụng và cả cây “ô-ma” mà tôi đã từng ăn trái.

Ở Sài Gòn muốn ăn lê-ki-ma thì mua, dừng lại bên vỉa hè, trả tiền và có cả một túi trái chín, khoẻ, không cần phải giấu trái vàng nhưng dường như khi cắn một miếng không thấy ngon bằng trái ở quê nhà…

Chúc Thiệu (PNTP)


Về Menu

Mùa lê ki ma

永宁寺 tin tuc phat giao 念佛人多有福气 抢罡 phật giáo GiÃi sực 一仏両祖 読み方 hòn sỏi và lời nói pháp vu lan năm nay vắng bóng nội 涅槃御和讃 念心經可以在房間嗎 在空间上 ï¾ ï½ 所住而生其心 Nước ngọt 大法寺 愛知県 Thất 还愿怎么个还法 quach กรรม รากศ พท 鼎卦 八吉祥 làm 惨重 Phật giáo Tu 彿日 不說 chiếc ï¾ 淨空法師 李木源 著書 トO 錫杖 唐安琪丝妍社 宗教信仰 不吃肉 止念清明 轉念花開 金剛經 ï¾ å 普提本無 有人願意加日我ㄧ起去 ÐÑÑ rÃ Æ 機十心 善光寺 七五三 否卦 盂蘭盆会 応慶寺