Giác Ngộ - Tháng Năm gõ cửa, Sài Gòn nắng chang, cái nắng hắt vào mặt nóng rát bừng bừng… Nhớ quê mùa nắng, nhớ gió Lào thổi rát da, khô khốc. Nhớ chiếc nón lá rách toét toe của những người dân quê, chiếc nón che nắng che mưa giữa mùa gặt tháng Năm, mùa của những cơn giông gió đầu hè.

Mùa sen nở

Giác Ngộ - Tháng Năm gõ cửa, Sài Gòn nắng chang, cái nắng hắt vào mặt nóng rát bừng bừng… Nhớ quê mùa nắng, nhớ gió Lào thổi rát da, khô khốc. Nhớ chiếc nón lá rách toét toe của những người dân quê, chiếc nón che nắng che mưa giữa mùa gặt tháng Năm, mùa của những cơn giông gió đầu hè.

 

Liên hoa vi phụ mẫu - Ảnh: internet

Tháng Năm, mùa hạ khẽ chào, năm-tháng học trò mờ phai, ký ức trường cũ, thầy cũ, mùa thi cũ vẫn là những ký ức đẹp, “cứu rỗi” cho sự khô khan của cuộc sống lao chen hiện tại. Viết về tuổi học trò, về ký ức luôn được sự đồng điệu, sẻ chia. Có lẽ ký ức bao giờ cũng là những lát cắt đẹp về một thời. Nhưng, ở một hướng nhìn nào đó, về sự thực tập an trú thì sống với ký ức sẽ dễ làm mình già cỗi, thiếu thực tế.

Nghe chuông sáng. Tiếng boong bắt đầu ngân lên, cao vút và rồi cũng chùng xuống, mênh mang, nhẹ nhàng và tắt hẳn. Cuộc đời ai cũng có lúc thăng, trầm, và cũng có lúc im lìm trong sự tĩnh lặng, miên man… Tiếng chuông cũng có sanh, diệt, nhưng quan trọng là thông điệp nó gửi vào hư không và người nghe. Tháng Năm gõ cửa, đánh một tiếng chuông để cảm nhận và nghe chuông, nghe cả hơi thở dịu nhẹ của mình…

Tháng Năm gõ cửa, tháng Tư (âm lịch) ra chào, mùa Đản sinh, mùa sen nở, mùa của những cuộc đi đây đó. Lễ lộc, người ta tìm về những góc riêng, trầm lặng, sâu lắng, và cũng có khi lắm nỗi xô bồ vì những cuộc nhậu, những cuộc ăn chơi thâu đêm, suốt sáng…

Tháng Năm, mùa của những lắng lòng không có trong định nghĩa của một số người, nên họ mãi lang thang!

Tháng Năm, đi và lại. Đó là sự vần xoay của năm-tháng, cuộc đời. Tháng Năm ngày cũ và hiện tại gợi cho người ta những so sánh, cảm nhận khác nhau. Ngày thì vẫn vậy thôi, nhưng ngày qua ngày lại trong vòng sanh tử, tử sanh thì sẽ cho người ta những góc nhìn khác. Ta của mùa sen nở trước chắc chắn không giống ta của mùa sen này, đang đến.

Mùa sen nở, nở để hiến dâng cho Bụt, bậc giác ngộ, kính mừng Đản sinh…

Có lẽ nhiều người cũng thích sen giống mình, cánh hoa hồng hồng mọc từ bùn hôi. Ý nghĩa và lời sen thì hẳn ai cũng từng đọc đâu đó như một thông điệp về sự cao đẹp bao giờ cũng “thoát thai” từ trong bùn nhơ. Nếu không có bùn thì không thể có sen, nên việc thấy sen trong bùn và bùn trong sen là cái thấy đầy đủ, chân thật. Khi thấy được vậy ta sẽ biết trân trọng hơn nữa cốt cách của sen, của những sự thanh cao nơi cuộc đời này.

Khổ đau không phải là điều đáng ghét, bỏ đi, bởi nó là chất liệu để ta nhìn đời, sống cho sâu sắc.

Mùa sen nở, mùa của những linh thiêng nơi thánh tích và trong lòng người. Những thông điệp được phát đi giữa mùa sen cũng là tiếng nói của lương tri con người trước hiện tại. Tiếng nói bảo vệ môi trường, ngừng chiến tranh và bạo lực, về tình thương như một tiếng chuông buổi sớm, ngân lên và vang xa… Nếu lắng lòng và chịu khó lắng nghe, đồng điệu, sẻ chia thì ý nghĩa về một mùa sen xinh tươi, mùa của những người con Phật hướng về tổ tiên tâm linh sẽ trở nên ý nghĩa, và tạo được những chuyển hoá mầu nhiệm trong mình và trong rất nhiều người…

Đình Long


Về Menu

Mùa sen nở

Mỡ rà cách dạy con qua bức thư của một duc phat voi thi du ve ngua บวช su khao khat tim cau giac ngo cua nu gioi Đậu hủ Thức ăn giàu Protein Thông điệp từ bi Lễ Bầu Ông và tục thờ Bạch kính phía những câu thiền ngôn giúp ích cho cuộc ト妥 tu vi บทสวดพาห งมหากา chốn định có những điều đốt mãi chẳng thành tro quÃƒÆ ကဆ န လပ ည န Công đức Quan điểm của Phật giáo và tâm lý học hóa 宗教与迷信是什么关系 nguyen huong Già duong thien loi cu tam binh the gioi binh 11 nang luc cua tap trung hạnh phúc thì ra em ở vÃ Æ gia đình này có con buoc thu nam nang luc cua bi man Dạ dày y nghia sam hoi trong kinh dien phat giao nguyen Tu thời pháp thuyết giảng cho một cụ Phật ngọc Dâng trào lòng kính ngưỡng hanh phuc thi ra em o day cÃƒÆ chua Mệt rồi ư bài kệ pháp phái thiên đồng hạnh phúc thì ra em ở đây 乃父之風 tinh ban chan that la Triết lý của sư Từ Nhẫn Khái loi nhan nhu cua duc dalai lama gui den nhung ai cÃn