Hẳn là ai cũng có ít nhiềukỷ niệm về những hìnhảnh thân thương của quêhương làng xóm, đặc biệt là vào những dịp lễ hội hay xuân về.

	Mùa Xuân qua cánh đồng xanh

Mùa Xuân qua cánh đồng xanh

Hẳn là ai cũng có ít nhiều  kỷ niệm về những hình  ảnh thân thương của quê  hương làng xóm, đặc biệt là vào những dịp lễ hội hay xuân về.

Quê hương tôi có được cái diễm phúc là tọa lạc ở một vị thế khá hữu tình: xa xa là những rặng núi liên hoàn chất ngất, bao quanh như bức tường thành che chắn thiên tai, trước mặt là cánh đồng trải dài với hai mùa lúa nếp quanh năm. Chính cánh đồng này đã mang lại áo cơm đèn sách cho biết bao thế hệ. Đặc biệt là mỗi độ xuân về, cánh đồng lúa lại lên màu xanh tươi mơn mởn, rì rào nhấp nhô theo làn gió ban mai, tạo thành một bức tranh thanh bình, sinh động giữa nền trời tràn ngập ánh xuân:
Như thảm nhung xanh hiện trước làng
Mượt mà lấp lánh ánh xuân quang
Gió về khẽ gọi màu lên nhịp
Cho đọng lời ca khúc khải hoàn.
Nhìn theo cánh đồng chênh chếch xuống hướng Đông là ngọn núi Mò O, một cảnh quan hy hữu của nước non Bình Định. Đây hẳn là ngọn núi lửa phun trào chưa biết vào niên đại nào, có điều trông như một người nằm ngửa hả miệng, cho nên nó được mang danh là Mạ Thiên sơn (núi Mắng Trời). Người dân địa phương xem núi Mò O vừa là cảnh quan thơ mộng, vừa là phúc thần hộ mạng dân lành:
Thoắt trông như một cánh buồm
Bồng bềnh giữa một đại dương ngút ngàn
Biết bao mưa gió phũ phàng
Kìa Mò O vẫn hiên ngang giữa trời
Chắn che bão tố bao đời
Lộng màu mây nước trùng khơi vọng về.

tinhminh.gif

Thật ra cánh đồng Xuân Quang của chúng tôi không phải lúc nào cũng thơm mùa lúa trổ, vàng gốc rạ khô. Mỗi khi nước lũ tràn về trong khi lúa mùa đang độ chín tới thì mới thấm thía nỗi gian nan vất vả, gồng mình chịu đựng của bà con dân làng. Họ phải dầm mình xuống nước, vớt từng gié lúa để cả nhà cầm cự cho đến mùa sau. Đó là chưa kể đến cảnh tượng lúa xanh tươi tốt thì bỗng dưng khô rốc, cháy đen vì vướng vào cơn hạn hán, bà con chỉ biết nhìn nhau mà nuốt nghẹn. Có chứng kiến những tình huống như thế thì mới cảm thông sâu sắc câu ca dao:
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.
Do đó, Nho giáo luôn đề cao vai trò canh tác nông nghiệp, trồng dâu nuôi tằm, giáo dục dân chúng biết nhớ ơn công sức lao động của giới nông phu, thợ dệt:
Thân phi nhứt lũ, thường tư chức nữ chi lao
Nhựt thực tam xang, hằng niệm nông phu chi khổ”

(Một bộ trên thân, thường nghĩ công người thợ dệt
Ba bữa một ngày, nhớ mãi nỗi khổ nông phu).
Còn Phật giáo thì vi tế hơn, miên mật hơn, tựu trung cũng chỉ chuyển tải tấm lòng đền ơn đáp nghĩa với đàn na thí chủ bằng cách phát tâm dũng mãnh, quyết chí tu hành, phụng sự quần sanh, viên thành đạo nghiệp. Đức Thế Tôn đã khuyến dạy hàng đệ tử xuất gia của Ngài trước khi thọ thực phải hai tay nâng bát cơm lên trán quán niệm theo tinh thần của giáo điển:
Nguyện đoạn tất cả chướng duyên
Nguyện tu phước huệ tinh chuyên tháng ngày
Bát cơm thọ dụng hôm nay
Nguyện cùng vạn loại chứng ngay Phật thừa.

tinhminh-1.gif

Nhờ hệ thống thủy lợi hiện đại, cánh đồng Xuân Quang hiện nay được áp dụng biện pháp thâm canh lẫn quảng canh nên quanh năm đều có lúa khoai đậu nếp lên màu, chứ ngày trước cánh đồng sâu chỉ cho mỗi năm một vụ hè thu, còn vụ đông xuân thì nhường cho nước vờn lai láng, mặc cho các loài thủy tộc sanh sôi nảy nở, góp phần cải thiện đời sống dân làng. Vào ngày xuân thời đó mà sáng chiều vác cuốc thăm đồng, đứng trên cầu tre đám Trũng hóng gió, với bên phải là cánh đồng trải dài, một màu xanh biếc; bên trái là ruộng nước mênh mang, cá tôm tha hồ tung hứng; nhiều con cá lóc, địa phương gọi là tràu, to bằng bắp tay, chốc chốc lại vọt cao lên khỏi mặt nước như thể đón mừng thời tiết xuân sang. Ai bảo cá không có niềm vui của cá! Còn chim chóc thì bay lượn nhởn nhơ, hòa mình với ánh xuân rực rỡ. Thảo nào người xưa đã cất lời cảm xúc:
“Viễn quan sơn hữu sắc
Cận thính thủy vô thanh
Xuân khứ hoa thường tại
Nhơn lai điểu bất kinh”.
(Xa trông núi thẳm xanh rờn
Gần không nghe tiếng nước vờn mặt sông
Xuân đi hoa vẫn đơm bông
Người về chim liệng quanh đồng lúa thơm).
Ban ngày như thế, còn ban đêm thì sao? Thôi thì âm thanh đủ loại, vang vọng khắp cả cánh đồng nước đọng nửa năm. Nơi này thả lưới, chỗ nọ úp mơm, tiếng gõ rớ lụp cụp trên mạn thuyền, tiếng nơm khua ỗn oãng trong làn nước, tạo thành một bản hợp xướng chõi nhịp cả đêm nhưng sinh động và thú vị vô cùng!
Mùa xuân quả thật là mùa của yêu thương hy vọng, phát tiết sinh thành; mùa của dung thông hóa giải, liên hợp thái hòa giữa con người với thiên nhiên, giữa cộng đồng với xã hội. Xin góp chút tâm tình đón xuân với Phật tử bốn phương, đặc biệt là bà con quê hương, những người suốt đời gắn bó với cánh đồng Xuân Quang thân thiết:
Trời xuân thắm lũy tre xanh
Nắng vàng mây trắng quyện thành sắc hương
Hằng sa cát bụi vô thường
Dệt thành châu ngọc vấn vương nghĩa tình
Mộng mơ vốn nghiệp nhân sinh
Công danh ấy nhịp vân trình vào ra
Thênh thang trong cõi Ta bà
Xuân về hát khúc dân ca   tặng người.

TỊNH MINH


Về Menu

Mùa Xuân qua cánh đồng xanh

buông xả phiền não theo lời phật dạy vài điều suy ngẫm ngày halloween cùng thực tập phật pháp để gia đình Tăng cường sức khỏe hằng ngày cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ ai gap cung mung Những lợi ích chưa biết từ Ngó trời phiếm luận khôn cùng dấu chân voi chúa 上座部佛教經典 8 công dụng tốt cho sức khỏe của cải mot hu tuc me tin can phai bo chua truc lam thanh luong già và chết Phat Thich Ca Tưởng niệm vị Tổ khai sơn trên 20 tự đứng cuoi nam don dep ban tho vao ngay nao sợ 白骨观 危险性 佛教中华文化 般若 慈恩传 敕命玄奘法師充任上座 願力的故事 五痛五燒意思 luã æ n chïa thuong lời phật dạy về đạo đức trong kinh tt huế tảo tháp tổ sư liễu quán nhà có rác Chà Gương công hạnh bồ tát quán thế âm sự tích quán thế âm bồ tát phật là giác ngộ toi muon nhin thay nu cuoi cua ban viết cho những buổi chiều cuối năm viet cho nhung buoi chieu cuoi nam Đất những điều trẻ cần được dạy từ phật giáo đem lại lợi ích gì cho tuổi lãå lÃ Æ su co mat cua cac thien su voi dan toc viet nam cuối năm dọn dẹp bàn thờ vào ngày nào cong vinh dai tiec chay trong dam cuoi cùng chiêm nghiệm những lời dạy sau rồng cười và hạnh phúc trong cơn lốc khủng tuoi tre tôi xin đưa em cÃy