Mười hai nhân duyên, hay Duyên khởi là cốt lõi của nhân sinh quan Phật giáo Nhận thức rõ về giáo lý này sẽ giúp người tu tập hiểu cặn kẽ hơn về các vấn đề khác nhau như, nghiệp, luân hồi tái sinh, nhân quả và đồng thời nó cũng gợi mở một hướng sống tích
Mười hai nhân duyên

Mười hai nhân duyên, hay Duyên khởi là cốt lõi của nhân sinh quan Phật giáo. Nhận thức rõ về giáo lý này sẽ giúp người tu tập hiểu cặn kẽ hơn về các vấn đề khác nhau như, nghiệp, luân hồi tái sinh, nhân quả và đồng thời nó cũng gợi mở một hướng sống tích cực cho mỗi cá nhân trong hiện tại, để đạt được mục đích tối hậu của đời tu, là ra khỏi nhà phiền não.
  Nhân duyên là gì ? Nhân là yếu tố chính để làm ra sự sinh khởi. Duyên là điều kiện hỗ trợ, tác động làm cho nhân được sinh khởi. Thí dụ Hạt lúa là hiện thân của cây lúa, qua tiến trình sinh trưởng của hạt lúa, từ lúc gieo trồng cho đến khi gặt hái, như vậy hạt lúa là Nhân, gieo trồng là Duyên.   Kinh A Hàm, Phật nói : Cái này có, nên cái kia có, cái này không có, nên cái kia không có, cái này sinh nên cái kia sinh, cái này diệt nên cái kia diệt.

Đây là một định lý về duyên sinh duyên khởi. Qua hình ảnh hột lúa và cây lúa, thì tất cả các pháp từ vô tình đến hữu tình đều vay mượn nhau, hỗ trợ nhau, nương tựa nhau mà sinh khởi và tồn tại, đúng như lời Đức Phật nói.
  Mười hai nhân duyên, hay Duyên khởi là cốt lõi của nhân sinh quan Phật giáo. Nhận thức rõ về giáo lý này sẽ giúp người tu tập hiểu cặn kẽ hơn về các vấn đề khác nhau như, nghiệp, luân hồi tái sinh, nhân quả và đồng thời nó cũng gợi mở một hướng sống tích cực cho mỗi cá nhân trong hiện tại, để đạt được mục đích tối hậu của đời tu, là ra khỏi nhà phiền não.   Mười hai nhân duyên được trình bày như sau:   Vô minh : con người và cuộc sống của họ đều hoàn toàn do, ngu si, mê muội, mà hiện thành.   Hành : do ngu si mà các loại dục vọng và ý chí sinh khởi.   Thức : do dục vọng và ý chí, mà hình thái thống nhất tinh thần của con người sinh khởi.   Danh sắc : do nhận thức mà tinh thần và nhục thể của con người được phát sinh.   Sáu xứ : chỉ cho yếu tố làm phát sinh sáu loại cảm giác khách quan của con người, chẳng hạn như yếu tố, thấy qua con mắt, nghe được âm thanh, v.v...   Xúc : do những tương tác của sáu căn và những đối tượng tương ứng, xúc phát sinh.   Thụ : thông qua tiếp xúc, mà cảm giác về khổ và vui phát sinh.   Ái : do cảm giác, tâm tham ái đối với lạc thú sinh khởi.   Thủ : do tham ái mà sinh ra ý muốn về sự cố thủ và tìm cầu.   Hữu : do tìm cầu và bám chấp mà môi trường sanh tử được hình thành.   Sinh : khi hoàn cảnh hay điều kiện hội đủ, sinh mệnh phát sinh.   Lão tử : có sinh tức là có suy già và tử diệt.   Đức Phật dùng khái niệm này để giải thích nguồn cội thống khổ của con người và qua đó Ngài đưa ra những phương thức để đoạn trừ khổ đau.   Sự hiện hữu của con người tự nó đã nói lên mười hai nhân duyên đang vận hành theo chiều tập khởi. Bởi vì Năm uẩn chính là cấu trúc của con người và cuộc đời.   Trích trong Tinh Hoa Phật Học của TS Huệ Dân,     Kính bút   TS Huệ Dân
 
 

Về Menu

mười hai nhân duyên muoi hai nhan duyen tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

tri chu ç ºä ç Ÿå æœ Thức nhân quả là có thật Trung tâm Pháp Bảo tổ chức buffet chay gi ç ºä ç Ÿå æœ tảng Phật hoàng Trần Nhân Tông và bài học Lễ húy nhật lần thứ 34 Đại lão kieu tran nhu tam bo thi cua cho khong bang cach cho ăn chay để có trái tim khỏe mạnh Sân hận 四比丘 Mẹ 所住而生其心 慧 佛學 chon Chú Tư vâ n trước thềm xuân vị pháp chủ đầu tiên của giáo hội giac thờ cúng cha mẹ hay ông bà quá vãng Thêm một chiếc lá Nguyên Nghi vê lê Macchabée tri ân 西南卦 曹洞宗管長猊下 本 無分別智 ฆฎ ฑโธ ฎ ณ๓โธฌ å ç æžœ ëng 四念处的修行方法 寺庙的素菜 錫杖 蹇卦详解 大法寺 愛西市 鼎卦 トO 欲移動 盂蘭盆会 応慶寺 lạm Những nén nhang không tắt กรรม รากศ พท î 既濟卦