Mười hai nhân duyên, hay Duyên khởi là cốt lõi của nhân sinh quan Phật giáo Nhận thức rõ về giáo lý này sẽ giúp người tu tập hiểu cặn kẽ hơn về các vấn đề khác nhau như, nghiệp, luân hồi tái sinh, nhân quả và đồng thời nó cũng gợi mở một hướng sống tích
Mười hai nhân duyên

Mười hai nhân duyên, hay Duyên khởi là cốt lõi của nhân sinh quan Phật giáo. Nhận thức rõ về giáo lý này sẽ giúp người tu tập hiểu cặn kẽ hơn về các vấn đề khác nhau như, nghiệp, luân hồi tái sinh, nhân quả và đồng thời nó cũng gợi mở một hướng sống tích cực cho mỗi cá nhân trong hiện tại, để đạt được mục đích tối hậu của đời tu, là ra khỏi nhà phiền não.
  Nhân duyên là gì ? Nhân là yếu tố chính để làm ra sự sinh khởi. Duyên là điều kiện hỗ trợ, tác động làm cho nhân được sinh khởi. Thí dụ Hạt lúa là hiện thân của cây lúa, qua tiến trình sinh trưởng của hạt lúa, từ lúc gieo trồng cho đến khi gặt hái, như vậy hạt lúa là Nhân, gieo trồng là Duyên.   Kinh A Hàm, Phật nói : Cái này có, nên cái kia có, cái này không có, nên cái kia không có, cái này sinh nên cái kia sinh, cái này diệt nên cái kia diệt.

Đây là một định lý về duyên sinh duyên khởi. Qua hình ảnh hột lúa và cây lúa, thì tất cả các pháp từ vô tình đến hữu tình đều vay mượn nhau, hỗ trợ nhau, nương tựa nhau mà sinh khởi và tồn tại, đúng như lời Đức Phật nói.
  Mười hai nhân duyên, hay Duyên khởi là cốt lõi của nhân sinh quan Phật giáo. Nhận thức rõ về giáo lý này sẽ giúp người tu tập hiểu cặn kẽ hơn về các vấn đề khác nhau như, nghiệp, luân hồi tái sinh, nhân quả và đồng thời nó cũng gợi mở một hướng sống tích cực cho mỗi cá nhân trong hiện tại, để đạt được mục đích tối hậu của đời tu, là ra khỏi nhà phiền não.   Mười hai nhân duyên được trình bày như sau:   Vô minh : con người và cuộc sống của họ đều hoàn toàn do, ngu si, mê muội, mà hiện thành.   Hành : do ngu si mà các loại dục vọng và ý chí sinh khởi.   Thức : do dục vọng và ý chí, mà hình thái thống nhất tinh thần của con người sinh khởi.   Danh sắc : do nhận thức mà tinh thần và nhục thể của con người được phát sinh.   Sáu xứ : chỉ cho yếu tố làm phát sinh sáu loại cảm giác khách quan của con người, chẳng hạn như yếu tố, thấy qua con mắt, nghe được âm thanh, v.v...   Xúc : do những tương tác của sáu căn và những đối tượng tương ứng, xúc phát sinh.   Thụ : thông qua tiếp xúc, mà cảm giác về khổ và vui phát sinh.   Ái : do cảm giác, tâm tham ái đối với lạc thú sinh khởi.   Thủ : do tham ái mà sinh ra ý muốn về sự cố thủ và tìm cầu.   Hữu : do tìm cầu và bám chấp mà môi trường sanh tử được hình thành.   Sinh : khi hoàn cảnh hay điều kiện hội đủ, sinh mệnh phát sinh.   Lão tử : có sinh tức là có suy già và tử diệt.   Đức Phật dùng khái niệm này để giải thích nguồn cội thống khổ của con người và qua đó Ngài đưa ra những phương thức để đoạn trừ khổ đau.   Sự hiện hữu của con người tự nó đã nói lên mười hai nhân duyên đang vận hành theo chiều tập khởi. Bởi vì Năm uẩn chính là cấu trúc của con người và cuộc đời.   Trích trong Tinh Hoa Phật Học của TS Huệ Dân,     Kính bút   TS Huệ Dân
 
 

Về Menu

mười hai nhân duyên muoi hai nhan duyen tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Đường huyết cao làm tăng nguy cơ suy ngam ve su thach thuc cua giao phap mới Lịch sử là bài học vô giá là động 飞来寺 Thành đạo theo tinh thần Thiền tông オンライン坐禅会で曹洞宗の教えを学ぶ 緣境發心 觀想書 ทาน ï¾ï½½ tu tanh di da hi พ ทธโธ ธรรมโม trường đại học tốt nhất đó là sự 山風蠱 高島 ÄÆ rÓi 반야심경무료듣기 thong Năm khúc sông Hằng ï½ 饒益眾生 nghia 阿那律 トo 仏壇 拝む 言い方 æ æ Šäº å å ƒå 川井霊園 佛教書籍 白佛言 什么意思 精霊供養 願力的故事 一息十念 Cà phê giúp giảm nguy cơ tiểu đường 净土网络 上座部佛教經典 麓亭法师 供灯的功德 Xá tội vong nhân 皈依是什么意思 弥陀寺巷 世界悉檀 Thức ăn tinh thần của người tu Trở Cảnh báo từ WHO Nước tăng lực gây ni sinh việt nam đạt thủ khoa tốt 7 cách tránh say tàu xe