Mười hai nhân duyên, hay Duyên khởi là cốt lõi của nhân sinh quan Phật giáo Nhận thức rõ về giáo lý này sẽ giúp người tu tập hiểu cặn kẽ hơn về các vấn đề khác nhau như, nghiệp, luân hồi tái sinh, nhân quả và đồng thời nó cũng gợi mở một hướng sống tích
Mười hai nhân duyên

Mười hai nhân duyên, hay Duyên khởi là cốt lõi của nhân sinh quan Phật giáo. Nhận thức rõ về giáo lý này sẽ giúp người tu tập hiểu cặn kẽ hơn về các vấn đề khác nhau như, nghiệp, luân hồi tái sinh, nhân quả và đồng thời nó cũng gợi mở một hướng sống tích cực cho mỗi cá nhân trong hiện tại, để đạt được mục đích tối hậu của đời tu, là ra khỏi nhà phiền não.
  Nhân duyên là gì ? Nhân là yếu tố chính để làm ra sự sinh khởi. Duyên là điều kiện hỗ trợ, tác động làm cho nhân được sinh khởi. Thí dụ Hạt lúa là hiện thân của cây lúa, qua tiến trình sinh trưởng của hạt lúa, từ lúc gieo trồng cho đến khi gặt hái, như vậy hạt lúa là Nhân, gieo trồng là Duyên.   Kinh A Hàm, Phật nói : Cái này có, nên cái kia có, cái này không có, nên cái kia không có, cái này sinh nên cái kia sinh, cái này diệt nên cái kia diệt.

Đây là một định lý về duyên sinh duyên khởi. Qua hình ảnh hột lúa và cây lúa, thì tất cả các pháp từ vô tình đến hữu tình đều vay mượn nhau, hỗ trợ nhau, nương tựa nhau mà sinh khởi và tồn tại, đúng như lời Đức Phật nói.
  Mười hai nhân duyên, hay Duyên khởi là cốt lõi của nhân sinh quan Phật giáo. Nhận thức rõ về giáo lý này sẽ giúp người tu tập hiểu cặn kẽ hơn về các vấn đề khác nhau như, nghiệp, luân hồi tái sinh, nhân quả và đồng thời nó cũng gợi mở một hướng sống tích cực cho mỗi cá nhân trong hiện tại, để đạt được mục đích tối hậu của đời tu, là ra khỏi nhà phiền não.   Mười hai nhân duyên được trình bày như sau:   Vô minh : con người và cuộc sống của họ đều hoàn toàn do, ngu si, mê muội, mà hiện thành.   Hành : do ngu si mà các loại dục vọng và ý chí sinh khởi.   Thức : do dục vọng và ý chí, mà hình thái thống nhất tinh thần của con người sinh khởi.   Danh sắc : do nhận thức mà tinh thần và nhục thể của con người được phát sinh.   Sáu xứ : chỉ cho yếu tố làm phát sinh sáu loại cảm giác khách quan của con người, chẳng hạn như yếu tố, thấy qua con mắt, nghe được âm thanh, v.v...   Xúc : do những tương tác của sáu căn và những đối tượng tương ứng, xúc phát sinh.   Thụ : thông qua tiếp xúc, mà cảm giác về khổ và vui phát sinh.   Ái : do cảm giác, tâm tham ái đối với lạc thú sinh khởi.   Thủ : do tham ái mà sinh ra ý muốn về sự cố thủ và tìm cầu.   Hữu : do tìm cầu và bám chấp mà môi trường sanh tử được hình thành.   Sinh : khi hoàn cảnh hay điều kiện hội đủ, sinh mệnh phát sinh.   Lão tử : có sinh tức là có suy già và tử diệt.   Đức Phật dùng khái niệm này để giải thích nguồn cội thống khổ của con người và qua đó Ngài đưa ra những phương thức để đoạn trừ khổ đau.   Sự hiện hữu của con người tự nó đã nói lên mười hai nhân duyên đang vận hành theo chiều tập khởi. Bởi vì Năm uẩn chính là cấu trúc của con người và cuộc đời.   Trích trong Tinh Hoa Phật Học của TS Huệ Dân,     Kính bút   TS Huệ Dân
 
 

Về Menu

mười hai nhân duyên muoi hai nhan duyen tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

盂蘭盆会 応慶寺 tà Thiền sư Thích Thanh Từ và hơn 淨空法師 李木源 著書 niết bàn 1 大乘方等经典有哪几部 ÄÆ ペット供養 合葬墓 12 cách ngăn ngừa cảm lạnh 濊佉阿悉底迦 nguon goc cua kho dau tu hành chớ nên bắt chước vì ta là 本事 佛 白骨观 危险性 禮佛大懺悔文 錫杖 ç æˆ 佛教讲的苦地 除淫欲咒 nguoi thay day bup be ï¾ 瑞州三峰院的平和尚 唐代 臨濟 viem phoi nguoi tu va dang vong 有人願意加日我ㄧ起去 Làm 西南卦 Làm thế nào để có trí nhớ nhạy bén 三乘總要悟無為 nguoi tai gia tu phat å ç æžœ 止念清明 轉念花開 金剛經 nhân thừa Ð Ð Ð Tam con duong an chay bo de tam Thiền Mát con lai nhung bai phap 涅槃御和讃 nhất 班禅达赖的区别 機十心 ß 同朋会運動 北海道 評論家 ta mãi đi tìm 若我說天地