Nếu xếp hạng để traogiải “đề tài thườngđược hù dọa trongngành y” thì muối ăn nếu không chiếm được hạng nhì sau cholesterol trên bảng “phong thần” các chất sinh bệnh thì tệ lắm cũng lãnh huy chương… đồng! Bằng chứng là không ít người đang cử ăn mặn kịch liệt, dù là sau đó tuy không được mời nhưng vẫn có mặt thường lệ ở phòng khám nào đó

	Muối mà không mặn mới hay

Muối mà không mặn mới hay

Tinh thể muối (NaCl)
Nếu xếp hạng để trao  giải “đề tài thường  được hù dọa trong  ngành y” thì muối ăn nếu không chiếm được hạng nhì sau cholesterol trên bảng “phong thần” các chất sinh bệnh thì tệ lắm cũng lãnh huy chương… đồng! Bằng chứng là không ít người đang cử ăn mặn kịch liệt, dù là sau đó tuy không được mời nhưng vẫn có mặt thường lệ ở phòng khám nào đó

Điều đó không có gì khó hiểu khi muối ăn không chỉ có hại như nhiều người, kể cả một số thầy thuốc có định kiến. Cũng như bất cứ hoạt chất nào khác, vấn đề chỉ là ở chỗ liều lượng. Hễ đúng thì là thuốc tốt, lạm dụng thì không riêng gì muối, gia vị nào cũng có thể trở thành thuốc độc. Nếu 1 g muối ăn có khả năng giữ đến 100g nước thì con tim đương nhiên đến lúc nào đó tránh sao khỏi mệt, huyết áp làm sao không tăng nếu ăn mặn quá thường.
Hiểu vậy nhưng câu hỏi thực tế của bệnh nhân tim mạch cũng như của người chưa bệnh là nêm sao cho đúng?, để vẫn ăn ngon, tối thiểu trong ý nghĩa tương đối, mà không bị bệnh về sau, hay nếu lỡ mắc bệnh rồi thì bệnh đừng trở nặng?

Trước hết, lượng muối đưa vào cơ thể không tương xứng với lượng muối nêm thêm trong bữa ăn. Lượng muối rắc thêm cho vừa miệng tuy vậy thường không cao bằng lượng muối dùng để bảo quản thực phẩm hay có sẵn trong món ăn trước đó ngâm, luộc trong nước có bỏ muối. Tưởng giấu mất chai muối tiêu trên bàn ăn là khéo nhưng mấy ai lưu ý là hàm lượng muối ăn trong mấy muỗng canh bột nêm lại cao đến thế nào?!

Kế đến, với người còn khỏe mạnh, không nên cử mặn tuyệt đối vì chỉ tự làm khổ thân. Nên dùng mắm muối một cách linh động tùy theo nhu cầu của cơ thể, cụ thể hơn, ăn mặn hơn khi đổ mồ hôi, tiêu chảy… Ngược lại, bớt ăn mặn khi trời trở lạnh, khi không vận động, khi huyết áp tăng, khi tim đập nhanh. Nhưng cử muối tuyệt đối, ngay cả ở người bệnh tim, là điều không cần thiết. Nhờ nhiều công trình nghiên cứu kéo dài nhiều năm trong thập niên gần đây, thầy thuốc đã xác minh là ăn lạt tuyệt đối không giúp ích bao nhiêu cho người bị cao huyết áp, thiếu máu cơ tim ... Nếu được điều trị đúng bài bản bệnh nhân vẫn có thể yên tâm nêm thêm chút muối. Hơn nữa, thiếu muối ăn là một trong các lý do dẫn đến nhiều bệnh chứng nghiêm trọng khi cao tuổi, như bệnh quên hết Alzheimer.
Trên thực tế, cứ nêm thêm chút muối cho vừa miệng nhưng đồng thời chủ động trung hòa tác dụng gây hại của muối ăn qua một số biện pháp như :
n Uống ngay nhiều nước trong và sau bữa ăn nhiều mắm muối để pha loãng độ mặn.
n Nhai thật kỹ, ăn thật chậm để tận dụng vị mặn của lượng muối núp kín trong thức ăn thay vì vội vã nêm muối vì nghe hơi lạt.
n Giảm thực phẩm công nghệ vì lượng muối trong đồ hộp, trong thức ăn nhanh (fast food) bao giờ cũng cao hơn trong thức ăn tươi.
n Đừng tập cho trẻ con ăn quá mặn theo kiểu chỉ cho toàn cơm trắng thịt kho tiêu. Ăn mặn nhiều khi chỉ do thói quen. Nếu lúc trẻ ăn quá mặn thì đừng hỏi tại sao khi già khó cử muối!
n  Tránh dùng chất được quảng cáo có vị mặn để thay muối ăn cho người bệnh tim. Vô ích vì vừa đắt tiền, vừa khó nuốt do vị mặn tuy có mặn nhưng khác xa muối ăn.
n  Ức chế hoạt tính giữ nước của Natri trong muối ăn bằng tính chất lợi tiểu của Kalium trong rau quả tươi, như chuối, khoai tây, đậu nành, rau dền..., tất nhiên dưới sự theo dõi và chỉ dẫn của thầy thuốc nếu đã bị bệnh.

Biết là ăn quá mặn có hại cho sức khỏe nhưng món ăn nước mình mà không mặn thì còn gì hương vị?! Đừng quên ngon miệng là một phần chất lượng của cuộc sống. Sống mà ăn không ngon thì sống để làm chi? Người lỡ có vấn đề với bệnh tim mạch tất nhiên đành cắn răng bớt mặn. Nhưng giảm không đồng nghĩa với kiêng khem tuyệt đối. Khéo hơn nhiều là sống làm sao để có thể ăn mặn vừa phải khi còn trẻ, khi còn khỏe, nhưng đừng phải trả giá bằng bệnh tim mạch trong buổi xế chiều. Chỉ vì miếng ăn mà sinh bệnh nào có gì hay!

Bác sĩ Lương Lễ Hoàng (Trung tâm Oxy Cao áp TP.HCM)


Về Menu

Muối mà không mặn mới hay

tai tịnh xá ngọc trang tại sao có sự sống chết nối tiếp hay song nhu ngay mai ta khong con duoc song nua 21 chuyến lá ƒ Tinh VÃƒÆ ảnh hoạ với Vitamin C quan trọng đối với sức khỏe suối Tỷ Yêu lắm nét chữ của con Là m nghiem Về quê Cái tuổi trẻ học phật pháp qua internet Đôi bàn tay ba mo hanh nguyen cua duc duoc su nhu lai Thầy 水天需 願力的故事 Mắt Phật ở Lumbini từ thiện theo quan điểm nhà phật mua vu lan phần i hạnh phúc gia đình Họa Làm sao biết bạn đã bị nghiện Cà phê giúp giảm nguy cơ mắc ung thư Học thuyết Vô ngã của Phật giáo 宗教五寶 Vitamin dạng sủi có thể gây hỏng răng Sơ lược tiểu sử đại lão HT KIM âm nhạc phật giáo qua hai cách tán tụng 慈恩传 敕命玄奘法師充任上座 Truyền kỳ về Thiền sư Không Lộ Bệnh càng tệ thêm do lo lắng nhiều Nhà nho Nguyễn Công Trứ với Phật giáo nguon goc phat giao cua mo tip tai sinh trong chương viii thời kỳ đầu của phật tùy bút tôn giáo mới qua chuyến đi hải Những thực phẩm có lợi cho sức khỏe 00 tieu su ton gia tich thien santideva Thở để chữa bệnh