Qua rồi thời ăn chay "khắc khổ" rau muống chấm nước tương. Thực đơn chay giờ cũng cao lương mỹ vị, thậm chí đắt đỏ, cầu kỳ hơn cảăn mặn...

Muôn vẻ ăn chay

Qua rồi thời ăn chay "khắc khổ" rau muống chấm nước tương. Thực đơn chay giờ cũng cao lương mỹ vị, thậm chí đắt đỏ, cầu kỳ hơn cảăn mặn...

Nhiều thực khách mới của thức ăn chay kể thi thoảng ngán thịt, bạn bè rủ ăn chay cho lạ miệng. Mấy bữa đầu, họ về nhà cũng cảm thấy xót ruột như thiếu gì đó, nhưng riết rồi quen, lâu không ăn chay lại thấy nhớ. Có lẽ chưa bao giờ TP.HCM lại nhiều quán ăn chay với nhiều phong cách Tây, Hoa, Việt và nhiều đẳng cấp, giá cả như hiện nay...

Ăn chay bình dân

Hiện thực khách chay đông nhất vẫn là những người ăn chay vì tín ngưỡng. TP.HCM cũng có nhiều quán chuyên bán thức ăn chay có thể đáp ứng nhu cầu ăn uống của đối tượng này, kể cả người kiêng khem vì sức khỏe. Đa số quán chay truyền thống này nằm gần các cơ sở Phật giáo hoặc có biển hiệu gần gũi với tôn giáo như quán Thanh Tâm (Hoàng Văn Thụ, Q.Tân Bình), Thuyền Viên, Hiển Đạt (Nguyễn Văn Đậu, Q.Phú Nhuận), Thiên Nhiên (Lê Quang Định, Q.Bình Thạnh), Pháp Hoa (Nguyễn Trãi, Q.1), Thuận Ý (Q.8)...

Lợi ích của việc ăn chay đã được chuyên gia dinh dưỡng Đông, Tây khẳng định. Nó giúp giảm bớt khả năng mắc bệnh tim mạch, ung thư, huyết áp, béo phì... Tuy nhiên, ăn chay cũng phải khoa học, phải biết phối hợp nhiều loại rau, củ, quả khác nhau để đảm bảo đủ đạm, các chất sắt, kẽm, calcium và vitamin... cần cho sự phát triển cơ thể.

Hầu hết thực đơn các quán chay này đều lắm món với giá rẻ. Trong đó, Thuyền Viên là một trong những quán chay bình dân được nhiều người biết đến, vì giá cả khá "mềm" và có trên 20 năm phục vụ. Quán gần ngã ba đường Nguyễn Văn Đậu - Phan Đăng Lưu, có đầu bếp khá giỏi với hàng chục món chay khác nhau. Giờ ăn trưa, tối, thực khách thường đông đến không đủ chỗ ngồi, dù bề ngoài có vẻ lụp xụp, nóng nực. Ngoài khách ăn tại bàn, nhiều người còn mua về nhà. Đặc biệt, mặt tiền Thuyền Viên còn mở thêm quầy bán nguyên liệu chay để khách có thể đem về nhà, tự chế biến theo khẩu vị.

Ngay giao lộ Hoàng Văn Thụ - Cộng Hòa, quán chay Thanh Tâm tuy mới mở nhưng cũng khá đông khách, nhất là người đi viếng chùa kế bên. Chủ quán, anh Nguyễn Văn Khôi, đang dạy ở Trường đại học Ngoại thương. Thực đơn Thanh Tâm có 40 món với giá chỉ từ 5.000-15.000 đồng/món. Quán mở cửa cả ngày, thuận tiện cho khách qua đường, gọi món ăn nhanh. Anh Bùi Hữu Hùng, quản lý quán, khẳng định tuy bình dân nhưng chất lượng thực phẩm vẫn bảo đảm an toàn, bổ dưỡng cao. "Ngoài ăn chay tâm linh, nhiều người đang bớt ăn thịt, cá vì quan tâm sức khỏe. Nếu quán chay chỉ nghĩa là không có thịt, mà thức ăn lại thiếu an toàn thì làm sao có khách".

Chay không là kiêng khem

Phục vụ ở quán Hoa Đông như một nhà hàng sang trọng - Ảnh: T.T.D.

Hiện nay, rảo một vòng quanh các quán chay TP.HCM, người ta thấy quan niệm ăn chay đã khác nhiều. Nó không còn là thực đơn riêng của ăn chay kiểu ép xác, khổ hạnh mà vươn lên đẳng cấp nhà hàng, thậm chí "Tây hóa" cả nhiều món chay truyền thống. Điểm thú vị là giới trẻ thành đạt, kể cả doanh nhân giàu có đã bắt đầu thường xuyên lui tới các nhà hàng vắng bóng tôm hùm, ba ba này. Đặc biệt, nhiều khách nước ngoài đến TP.HCM cũng mê mẩn với thực đơn chay tưởng chỉ là món riêng của khẩu vị người VN.

Trong đó, nhà hàng Việt Chay là địa chỉ khá nổi tiếng trong khuôn viên chùa Vĩnh Nghiêm. Thực khách sau khi viếng chùa, mua kinh tượng có thể dừng chân trong nhà hàng. Bản thân Việt Chay cũng hấp dẫn nhờ phương tiện, phong cách phục vụ khá lịch sự, chuyên nghiệp như một nhà hàng cao cấp.

Ngay khi bước vào, khách sẽ được nhân viên chắp tay chào theo kiểu nhà Phật. Ngoài hai khu phòng lạnh, Việt Chay có hai hành lang cho thực khách thích ngồi ngoài trời ngắm sen, ngửi hương trầm và nghe tiếng chuông chùa. Anh Nguyễn Phương Hoàng Hải, quản lý ca nhà hàng Việt Chay, cho biết thực đơn có hơn 100 món với giá trung bình từ 18.000-45.000 đồng/món. Còn đôi bạn trẻ Nguyễn Hoàng Thi, Trần Thị Ân - đang làm việc văn phòng, hay ăn trưa ở nhà hàng này - tâm sự: "Ban đầu, tụi mình cũng không thích ăn chay, mà chỉ mê ngồi nghe nhạc kinh, ngắm thư pháp để giải tỏa căng thẳng công việc. Tuy nhiên, ăn chay riết rồi mê luôn, tuần nào cũng phải ghé vài lần...".

Ngoài ăn uống, thư giãn, nhiều nhà hàng chay hiện còn phục vụ cả đám cưới. Chị Nguyễn Thị Trang Đài - giám đốc nhà hàng chay Hoa Đăng (đường Huỳnh Khương Ninh) - kể nhà hàng đã phục vụ nhiều đám cưới vui. Khách dự tiệc cưới cũng được đãi bảy món hẳn hoi, từ xúp rong biển, gỏi Hoa Đăng, cơm sen, gà nấu đậu, lẩu shukiyaki... Nhiều thực khách cứ tưởng gà, cá, khi hỏi mới biết chỉ là rau, củ, quả. Còn tiệc giỗ, sinh nhật, họp mặt, bàn bạc công việc thì Hoa Đăng được đặt bàn liên tục.

Theo chị Đài, xu hướng ăn chay hiện đang mở rộng và ngày càng cầu kỳ, kén chọn hơn cả ăn mặn. Cũng như Việt Chay, Hoa Đăng có nguồn cung cấp thực phẩm an toàn riêng. Thực đơn hoàn toàn không bột ngọt và các gia vị không tốt cho sức khỏe. Chị Đài kể nhiều khách nước ngoài không chỉ quan tâm an toàn, bổ dưỡng của thức ăn mà còn chú ý cả ý thức bảo vệ môi trường của nhà hàng. Vì vậy, Hoa Đăng chọn slogan của mình là "Bổ dưỡng và tinh khiết".

Hiện nay, ngoài Việt Chay, Hoa Đăng, nhiều địa chỉ bán đồ chay khác cũng bắt đầu chú trọng phong cách, chất lượng phục vụ cao cấp như Nàng Tấm, Thái Nhân. Đặc biệt, thực đơn của các khách sạn, nhà hàng nổi tiếng ở TP.HCM cũng đang xuất hiện ngày càng nhiều hơn các món chay. Bác Nguyễn Thái Hòa - Việt kiều Pháp về nghỉ hè ở quê hương - tâm sự rất thích điều này. Khách sạn đáp ứng tại chỗ được nhu cầu ăn chay sẽ rất thuận tiện cho khách nghỉ, nhất là nguồn rau, củ, quả của VN rẻ và đa dạng rất hấp dẫn người nước ngoài... 

Chay vào bếp gia đình

Hình ảnh mới mẻ là nhiều cửa hàng, siêu thị đang mở rộng khu bán đồ chay cùng với khách hàng ngày càng đông dần. Ở Co.op Mart, đường 19, Q.Bình Tân, khách hàng Nguyễn Thị Thu kể hồi khó khăn, cứ tính toán cuối tuần "cải thiện" thịt cho bữa ăn gia đình. Nhưng gần đây, chị đã đổi lại bằng bữa chay. "Thật ra, nấu món chay bổ dưỡng, ngon miệng cũng cầu kỳ, tốn kém lắm. Tôi phải học hỏi sách vở, kinh nghiệm để bày mâm ăn hấp dẫn chồng con".

Theo chị Thu, nếu không biết nấu hoặc cẩu thả, món ăn chay có thể thành món... ăn hại. Chỉ nước tương, rau muống thì thiếu sức lao động. Nguy hiểm hơn, nhiều bà bếp thay vị ngọt, béo thịt, cá bằng bỏ quá nhiều bột ngọt và dầu ăn, gia vị cũng không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, tình hình nhiều rau, củ, quả có dư lượng thuốc trừ sâu thì người nội trợ cũng phải biết lựa chọn cho an toàn.

Ngoài mục đích lạ miệng, sức khỏe, hiện nhiều gia đình đang thường xuyên tăng bữa ăn chay ở nhà vì những lý do khác. Chị Trần Thị Phượng, nhà ở đường Cách Mạng Tháng Tám, tâm sự: "Hôm rồi tôi lên chùa nghe sư thầy giảng chỉ ăn chay thì không thể đến miền Phật. Ăn chay để nuôi dưỡng tâm thiện, cân bằng tinh thần, biết yêu thương, hòa nhã. Nó đem đến hạnh phúc cho mình và bình an cho mọi người!". Thế là về nhà, chị lặng lẽ tuần hai ngày nấu món chay cho gia đình ăn. Ban đầu, mấy đứa nhỏ chê, nhưng giờ chúng lại mê...

QUỐC VIỆT(Tuổi trẻ)


Về Menu

Muôn vẻ ăn chay

Tác về với yên tử nhân 709 năm phật hoàng tính ngàn năm chưa dễ đã ai quên 佛教中华文化 般若 nhìn qua ba điểm là biết rõ một gia 慈恩传 敕命玄奘法師充任上座 願力的故事 五痛五燒意思 轉識為智 hÃ Ä á ƒ Thiền giúp giảm nguy cơ tái phát ung thư to su minh dang quang bí ẩn về sự sống bên trong người 白骨观 危险性 vui thay ngyaf phat dan sanh Húy kỵ Đệ nhất Tổ sư Sắc tứ Thiên 1 mười hai nhân duyên vì sao con người sợ tuổi già đau đầu xin dung hoi hot voi cuoc doi Món chay mùa Vu Lan chuong 4 hoa thuong thich binh minh 1924 4 lời khuyên cho người lười tập Chất phụ gia gây tăng cân và có hại Cánh çš bai dai cuong kinh phap hoa chuyện kể chàng tiến sĩ và phật pháp Khánh Hòa Húy kỵ lần thứ 35 Tổ sư หลวงป แสง nguon goc phat giao cua mo tip tai sinh trong làm bạn với khổ đau b廙 những điều cần biết về bệnh tiểu Phật giáo Thiếu ngủ ảnh hưởng thế nào đến nguồn gốc lễ phật đản và những nghi Lễ cần hiểu đúng về chữ tu trong phật Phật giáo Lễ tưởng niệm lần thứ 38 cố Hòa mùa thu hà nội Khổ qua kho nấm đông cô Tập thể dục khi còn trẻ có lợi cho xúng xính đi chùa Tự tứ ngày tập hợp giới thân