Đặc tính thứ tư của bốn sự thật là con đường trung đạo Con đường này giúp ta vượt thoát sự vướng mắc vào hai thái cực
Nẻo thoát

Đặc tính thứ tư của bốn sự thật là con đường trung đạo. Con đường này giúp ta vượt thoát sự vướng mắc vào hai thái cực.  

Một là đắm chìm trong khoái lạc, ham muốn, chôn vùi cuộc đời trong sự tom góp tiền bạc, của cải, đam mê sắc đẹp, tranh dành quyền lợi, tìm cầu thức ăn vị ngọt và đắm chìm trong những trò giải trí thế gian như phim ảnh trần lụy, rượu chè trụy lạc, âm nhạc ồn ào. Hai là hành hạ thân xác cho hao mòn sức khỏe, kiệt quệ sự sống. Cả hai con đường ấy đều đưa tới sức tàn phá của thân tâm, không thể giúp ta có đủ năng lượng đi tới trên con đường thành tựu đạo nghiệp và chí nguyện độ tha.

Bốn sự thật cao quí là bài kinh đầu tiên mà Bụt đã giảng cho năm anh em Kiều Trần Như để gỡ mối tơ lòng của họ do nhận thức sai lầm về tính lưỡng nguyên giữa "thân và tâm". Thời đó, đa số người tu theo phái khổ hạnh (asceticism), xem thân thể là ngục tù của tâm linh, là nơi chứa đựng nhiều tội lỗi bởi ham muốn và dục vọng. Diệt dục là con đường giải thoát lý tưởng, cho nên họ tu tập theo con đường cực kỳ khổ hạnh. Họ nhịn đói nhịn khát, ép xác tới mức kiệt quệ sức lực để dục vọng không còn cơ hội phát khởi nữa. Bụt cũng có kinh nghiệm về phép tu này.

Hồi đó, sa môn Gotama thực tập khổ hạnh nơi các hang động dưới chân núi Dungsiri. Sa môn đi vào bãi tha ma để khống chế niềm sợ hãi. Ông ngậm cứng miệng lại để lưỡi sát vào họng mà điều phục tâm loạn tưởng. Ông thực tập nín thở để điều phục sự đòi hỏi của thân tâm... Ngày tháng trôi qua, thân thể ông hao mòn, gầy guộc thật nhiều. Có ngày, ông chỉ ăn một trái cây thối lượm được đâu đó dưới chân ông.

Có khi, ông chỉ ăn một miếng phân khô nằm dưới đất hoặc trên bờ ruộng. Thân hình ông quá tiều tụy và ốm o, chỉ còn da bọc lấy xương, bao nhiêu xương sườn đều lộ rõ ra nên ai cũng có thể đếm được, râu tóc ông để dài tới chân, mình mẩy thật hôi hám. Mỗi khi ông đưa tay lên sờ đầu thì tóc rụng xuống từng mảng, vì những mảng tóc ấy không còn chỗ dính lại trên da đầu. Thật là tội nghiệp! Thật là khủng khiếp! Một hôm nọ, ngồi thiền định trong bãi tha ma dưới chân núi, sa môn Gotama bừng tỉnh và nhận thấy con đường khổ hạnh là lối tu lầm lạc.

"Nắng đã tắt, và gió chiều nhè nhẹ tới mơn trớn trên làn da ông. Đã ngồi trọn một ngày trong nắng, bây giờ Siddhatta thấy làn gió mát dịu lạ thường. Ông thấy tâm hồn ông sảng khoái hơn ban ngày nhiều lắm. Ông nhận ra rằng thân và tâm là một thực thể không thể tách rời ra và sự an lạc của thân có liên hệ tới sự an lạc của tâm. Hành hạ xác thân cũng là hạnh hạ tâm trí."[1]

Cảm thọ dễ chịu cũng là một giọt nước trong dòng sông cảm thọ. Cuộc đời này đã có quá nhiều khổ đau thì tại sao ta lại chối từ cảm thọ dễ chịu và chạy theo con đường ép xác tạo thêm khổ đau làm gì? Cảm thọ dễ chịu này đâu có làm cho ta u mê hay tham đắm. Trái lại, nó giúp cho tâm hồn thêm sáng suốt, thật là bổ ích cho công việc thiền định và quán chiếu.

Thân và tâm là hai mặt của cùng một thực tại. Cũng giống như hoa với rác, nếu xem rác là hôi thối, dơ bẩn nên vứt bỏ nó đi thì lấy gì làm phân xanh để vun bón cho cây xanh tươi mà đơm hoa kết trái cho cuộc đời. Cho nên, ta phải thấy tính liên hệ mật thiết giữa thân tâm, hoa rác, khổ lạc và mê ngộ. Bụt nói với cô bé Sujata:

"Ta đã thấy rằng kềm chế xác thân không phải là con đường có thể giúp con người đạt Đạo. Thân thể không phải chỉ là một dụng cụ. Thân thể là đền thờ của tâm linh, thân thể là chiếc thuyền vượt biển. Vì vậy ta đã từ bỏ con đường kềm chế xác thân bằng sự đói khát và chịu đựng." [2]

"Từ vô minh mà có hành, từ hành mà có thức, từ thức mà có danh sắc, từ danh sắc mà có lục nhập, từ lục nhập mà có xúc, từ xúc mà có thọ, từ thọ mà có ái, từ ái mà có thủ, từ thủ mà có hữu, từ hữu mà có sinh, từ sinh mà có lão tử và khổ đau chồng chất thành khối. Nếu vô minh không còn thì hành không còn, hành không còn thì thức không còn, thức không còn thì danh sắc không còn, danh sắc không còn thì lục nhập không còn, lục nhập không còn thì xúc không còn, xúc không còn thì thọ không còn, thọ không còn thì ái không còn, ái không còn thì thủ không còn, thủ không còn thì hữu không còn, hữu không còn thì sinh không còn, sinh không còn thì lão tử không còn và nguyên khối khổ đau chồng chất kia bị tiêu diệt."[3]

Tóm lại, con đường trung đạo là lìa hai biên kiến có không, còn mất, một khác, sinh diệt. Nó chính là giáo lý nhân duyên, nghĩa là "cái này có vì cái kia có, cái này không vì cái kia không, cái này sinh vì cái kia sinh, cái này diệt vì cái kia diệt". Tâm hồn kiệt quệ vì thân thể kiệt quệ, tâm hồn bệnh hoạn vì thân thể bệnh hoạn, tâm hồn bừng sáng, thảnh thơi vì thân thể kiện khương, an lành... Con đường này chính là nẻo thoát để bước vào chân trời tự do.

Nhìn thẳng khổ đau

Tứ diệu đế còn có tên là Chuyển Pháp Luân Kinh tức là bài kinh nói về sự chuyển động của bánh xe chánh pháp. Chánh pháp luôn có mặt tràn đầy trong sự sống bao trùm khắp không gian và thời gian. Nhưng mãi tới khi đức Thế Tôn khám phá và chứng nghiệm dưới cội bồ đề thì Người mới bắt đầu thuyết giảng về "bốn sự thật" như hành động quay bánh xe giáo pháp, tức là mở ra con đường đi vào sự thật. Trong kinh này, đạo đế là 'con đường bát thánh' tức là chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định, nhưng trong nhiều kinh khác, đạo đế không phải chỉ có con đường bát thánh mà còn có nhiều con đường khác nữa.

Cũng do thế, người ta thường nói tới ý niệm 'tám vạn bốn ngàn pháp môn'. Nghĩa là có nhiều con đường lắm như hơi thở ý thức, bước chân thiền hành, niệm Bụt, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm giới, tu từ bi, tu hỷ xả, quán vô thường, vô ngã, không và vô tướng. Tuy nhiên, ta có thể tóm lược toàn bộ văn học đồ sộ về giáo lý của Bụt trong ba mươi bảy phẩm trợ đạo. Trợ đạo nghĩa là nâng đỡ trên con đường giải thoát, gồm có: Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần, Tứ như ý túc, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất bồ đề phần, Bát thánh đạo phần.

'Chuyển' cũng còn có nghĩa là hành động (taking action) mà kinh này gọi là 'tam chuyển': thị chuyển, khuyến chuyển và chứng chuyển.

Thị chuyển là nhận diện, tức là chỉ mặt, nhìn thẳng vào khổ đau. Thị là đưa ngón tay chỉ vào mặt mũi của sự kiện ấy. Đây là cơn giận. Kia là nỗi buồn. Mi là sợ hãi. Ta đang ganh tỵ. Ta đang chán nản. Ta đang đau răng... Vì thế 'tu tập' không có nghĩa là không được ham muốn hay giận hờn. Sự thật thì thỉnh thoảng sắc dục vẫn có mặt trong ta như một cơn sốt đang sôi sục. Điều quan trọng là thấy được cơn dục vọng đó để chăm sóc và quán chiếu.

Cũng giống như, bác sĩ giỏi phải có khả năng tìm ra cơn bịnh thật sự của bệnh nhân. 'Thấy bịnh' là điều tiên quyết để tìm ra nguyên nhân mà điều trị. Nhận rõ sắc dục, ta trở về với hơi thở, làm êm dịu cơn cảm xúc mà đừng hành động, suy nghĩ hoặc nói năng có thể tạo thêm đổ vỡ và tan nát bản thân và người thương.

Khuyến chuyển là hành động muốn hiểu về bản chất của nỗi khổ. Ta thật sự muốn hiểu rõ vì sao ta nổi giận. Do đâu mà cơn giận biểu hiện, từ lời nói nào, hành động nào của người kia làm ta nổi giận? Ta phản ứng ra sao khi nghe lời nói ấy? A! Đúng rồi, ta tự ái, ta mặc cảm, ta ghét bỏ... Như thế, khuyến chuyển chính là công việc quán chiếu về nguồn gốc của cơn giận. Điều này cũng áp dụng cho tham đắm, nghi ngờ, hiểu lầm... Đây là sự thực hành, cũng giống như công việc điều trị của bác sĩ. Nếu không quán chiếu thì ta không có cái hiểu đích xác về nguyên nhân khổ đau, do đó ta không bao giờ có thể thoát khỏi cái vòng đau khổ triền miên.

Chứng chuyển là chứng nghiệm rằng cơn giận này đã hiểu. Ta đã nhìn kỹ vào bản chất của nó. Ta thấy cơn tự ái trong ta quá lớn. Ta đã từng giận người kia nhiều lần cho nên cơn giận bộc phát mà thôi. Hiểu như vậy, ta không còn đổ lỗi nữa nên cơn giận liền chuyển hóa thành sự hiểu biết và thương yêu.

Mỗi sự thật cần phải đi ngang qua ba chuyển thì ta mới hiểu được bản chất của sự thật ấy để đưa tới giải thoát và tự do. Ta phải học hỏi, quán chiếu vào đời sống hiện thực chứa đựng khổ đau và hạnh phúc để hiểu được bản chất chân thật của sự sống.
 

Về Menu

nẻo thoát neo thoat tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

cha me Kiep nhan sinh ý nghĩa giải thoát trong bảy bước hoa the Cà ri chay ái đúng văn Æ hiện 20 持咒方法 Tản hoã æ Nếu một mai tôi đi CÃƒÆ y vi tet cua nhung dua con xa que tra no quen ve những テス phâ Bưởi Khi Tiền nặng Thanh âm mùa CÒn Tin những câu nói đáng suy ngẫm của người độ tÍa Nhç song ngà tham Tại hòa thượng thích phúc hộ 1904 ÄÆ hanh phuc cua doi nguoi 20 cách giúp bạn tận hưởng một ngày chien thang long ganh ghet va tanh vi ky nhムtịnh cac nha su chau a tren dat my Thành Thiền 07 bardo và những thực tại khác mẠVì sao vitamin A quan trọng với sức khỏe tìm gặp vô thường truyện sanh tam vo tru sach cua 泰卦 Bổ huÇ phÃp chữ váº Ä Æ ç¾ tam co tinh tu khac long se an yen Thi viết Ăn chay khoa học chùa nam phổ