Quảng bá một phần những tinh hoa của di sản mỹ thuật cổ Thăng Long vốn là điều tâm niệm của nhiều hoạ sĩ, các chuyên gia nghiên cứu mỹ thuật cổ, nhất là trước thềm Đại lễ 1000 năm Thăng Long- Hà Nội. -->

	Nét cổ Thăng Long

Nét cổ Thăng Long

Tượng Đức Thánh Chèm (Lý Ông Trọng) và vợ Gỗ, phủ sơn, thế kỷ XIX
Quảng bá một phần những tinh hoa của di sản mỹ thuật cổ Thăng Long vốn là điều tâm niệm của nhiều hoạ sĩ, các chuyên gia nghiên cứu mỹ thuật cổ, nhất là trước thềm Đại lễ 1000 năm Thăng Long- Hà Nội.

Lần này, những di sản mỹ thuật cổ của mảnh đất Kinh kỳ sẽ được hiện diện trên Đất phương Nam qua một triển lãm mang tên “Nét cổ Thăng Long”, do Viện Mỹ thuật - Trường Đại học Mỹ thuật VN tổ chức tại Bảo tàng Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh.

Chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, kỷ niệm 85 năm thành lập trường Đại học Mỹ thuật VN, “Nét cổ Thăng Long” sẽ chính thức mở cửa vào ngày 18.7 và kết thúc ngày 30.7.

Vịnh Tháp Bút

Giữa chốn Đông Đô, đất Long Thành

Bên hồ có tháp Tả Thiên Thanh

Cổ nhân sao chữ nhiều như thế

Viết chuyện trần gian lên trời xanh.

ĐỖ ĐỨC KÍNH
(65 phố Thuốc Bắc, HN)

Hơn 100 bức ảnh tư liệu kiến trúc và điêu khắc cổ là những tư liệu đặc biệt giá trị được chọn lọc từ hơn 20 di tích điển hình của Hà Nội sẽ mang đến cơ hội chiêm ngưỡng để công chúng yêu nghệ thuật tại thành phố phương Nam thấy được một hình ảnh Thăng Long cổ kính với nhiều vết tích của lịch sử còn đọng lại trong mỗi tác phẩm nghệ thuật truyền thống.

Từ ngôi chùa Một Cột được dựng năm 1049 thời Lý, mang hình bông sen nở trên mặt nước, tới kiến trúc chùa Kim Liên độc đáo thể hiện sự khéo léo và tài hoa của người thợ Bắc Hà. Hình ảnh Văn Miếu - Quốc Tử Giám với những góc nhìn tinh tế để khẳng định nơi đây không chỉ là trường Đại học đầu tiên của nước Đại Việt mà còn là công trình kiến trúc ẩn chứa chất triết lý sâu xa của Nho giáo và Khổng giáo.

Triển lãm cũng mang đến một khối lượng lớn tư liệu hình ảnh các di sản điêu khắc độc đáo như tượng sư tử thời Lý ở chùa Bà Tấm, thềm bậc chạm rồng điện Kính Thiên thời Lê sơ trong thành cổ Hà Nội, tượng Quan Âm Thiên thủ Thiên nhãn thời Mạc ở chùa Đào Xuyên, hệ thống tượng Phật ở chùa Nành, tượng hậu Phật thế kỷ XVII ở chùa Lý Quốc Sư, tượng Lý Ông Trọng và phu nhân đầy bí ẩn trong hậu cung của Đình Chèm, Tượng Huyền Thiên Trấn Vũ, niềm tự hào của nghề đúc đồng làng Ngũ Xã ở đền Quán Thánh...

Đó là một hình dung khái quát về sự phát triển của nghệ thuật tạo hình truyền thống trên mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến trải qua những thăng trầm của lịch sử. Một cái nhìn dung dị với nét nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc chứa đựng sự đầm ấm, rộng mở chan hoà với thiên nhiên và con người ở những vùng ngoại vi không xa với phố xá đô thị; hay một chút “tăng tốc” của nhịp điệu khi chiêm ngưỡng hình ảnh về hệ thống kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng nằm trong phố phường với sự tác động rõ nét của kinh tế thương mại. Đáng chú ý là những ngôi đền, ngôi chùa với hệ thống tượng thờ rất đồ sộ, được tạo tác công phu, vàng son lộng lẫy. Đó chính là những tác phẩm nghệ thuật kết tinh từ bàn tay tài hoa, tinh tế của những phường thợ chốn Thăng Long - Kẻ Chợ.

Theo nhà nghiên cứu mỹ thuật Nguyễn Đức Bình (Viện Mỹ thuật), Hà Nội xưa được thống kê với một hệ thống di tích dày đặc gồm hơn 1.400 ngôi đình, chùa, đền, miếu, trong đó có hơn 25 ngàn hiện vật mà phần lớn là tác phẩm nghệ thuật tạo hình. Triển lãm này chỉ là một phần rất nhỏ trong khối di sản đồ sộ ấy. Tuy nhiên, đó là những lát cắt thực sự giá trị mà thông qua đó, người xem sẽ thấy được một chặng đường lịch sử của mảnh đất Thăng Long  đồng hành cùng lịch sử dân tộc.

Ngân Anh(Văn hóa)


Về Menu

Nét cổ Thăng Long

giải hieu ro hon ve sac tuc thi khong 閩南語俗語 無事不動三寶 Xét nhÒ Đừng giới luật là mạng mạch của phật tin tuc phat giao 慈恩传 敕命玄奘法師充任上座 ร บอ ปก quê Ăn gì tốt cho não bộ cho việc tư duy Chọn và xử lý rau quả mùa khô kho vui tuy theo hoan canh 藏红色 ï¾ å 淨空法師 李木源 著書 chúng ta đều là khách vac mat phap Dương Văn Hội Người bảo vệ kinh Bất 八吉祥 宾州费城智开法师的庙 止念清明 轉念花開 金剛經 菩提阁官网 Tưởng niệm lần thứ 67 Tổ khai sơn 佛說父母恩重難報經 お寺小学生合宿 群馬 そうとうしゅう Giáo đoàn VI tưởng niệm Tổ sư Minh Học thuyết Vô ngã của Phật giáo và Tấm 惡一樣耶 念佛人多有福气 Ð Ð³Ñ ç æˆ 妙性本空 无有一法可得 Hát ru con ÄÆ 佛说如幻三昧经 Thiền quán về biết ơn 一念心性 是 瑞州三峰院的平和尚 唐代 臨濟 pham ngu co tu beomeosa hoÃƒÆ ÐÐÐ น ทานชาดก 燃指供佛 thien phat giao Vì sao tôi ăn chay 一吸一呼 是生命的节奏