Hiện nay, nhiều du khách thích đến chùa Phước Kiển còn gọi là chùa
Nét đẹp riêng biệt của chùa Sen Nia (Đồng Tháp)

Hiện nay, nhiều du khách thích đến chùa Phước Kiển (còn gọi là chùa “lá sen”, chùa “sen nia” hay “sen vua”) tọa lạc tại xã Hoà Tân (Đồng Tháp) để chứng kiến tận mắt một loại sen lá có hình dáng như những chiếc nia khổng lồ, vào mùa nước nổi đường kính lên đến 4m, có thể tải trọng lượng xấp xỉ 100 kg đang thu hút sự khám phá đối với nhiều du khách gần xa lẫn các nhà khoa học.
Ban đầu nhiều người hoài nghi về một ngoại lực phía dưới lá sen nên mới có thể tải được trọng lượng như vậy nhưng khi khám phá, tìm hiểu tận mắt thì mới biết là do bên dưới lá sen có rất nhiều gai nhọn và chi chít những sớ, rễ sen có hình những chiếc phao kết dính nhau tạo lực nổi rất lớn, khá vững chắc.

Hoà thượng Thích Huệ Từ, trụ trì chùa đã 54 năm, kể lại: “…Đến nay, có nhiều giả thuyết về nguồn gốc loại  sen kỳ lạ này, nhưng tựu trung đều khẳng định chúng có xuất xứ từ Nam Mỹ, ở đó cư dân dùng lá sen để vận chuyển lương thực nhẹ, dễ dàng trên mặt nước…”.

Chùa Phước Kiển được xây dựng vào năm 1847, qua nhiều biến động của thời gian, chùa xuống cấp khá nhiều, đến năm 1962 chùa mới được trùng tu. Qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, chùa là nơi nuôi chứa cán bộ cách mạng, tổ chức nhiều cuộc họp quan trọng. Đặc biệt hơn cả đây là nơi được tỉnh đội Đồng Tháp dùng làm điểm sản xuất súng, đạn phục vụ chiến trường miền Nam. Trong giai đoạn đó, người dân địa phương với hình thức đi cúng chùa nhưng thực chất mang lương thực để tiếp tế cho quân giải phóng tại chùa.

Chúng tôi rất xúc động khi đứng trước bài vị của 34 chiến sĩ cách mạng lẫn các nhà sư yêu nước đã hy sinh tại chính ngôi chùa  này. Điều khá trùng hợp và lạ lùng hơn cả là hai hố bom của Mỹ bỏ xuống huỷ diệt chùa năm xưa chính là nơi “sinh ra” loại sen kỳ diệu.

Hoà thượng trụ trì cho biết, chuyện phát hiện sen lạ vào năm 1992, đến năm 1998 do nguồn nước cạn kiệt, sen tưởng chừng bị tuyệt chủng, nhưng không hiểu sao khi mùa nước nổi tràn về, sen lại phát triển tươi tốt hơn.

Điều kỳ lạ thứ hai là hoa sen rất to, nở nhiều lần trong ngày và biến đổi màu sắc khác nhau. Cụ thể là 18 giờ hoa nở màu trắng, mùi thơm ngào ngạt, 6 giờ sáng thì nở hoàn toàn, đúng 12 giờ trưa hoa khép lại và chuyển màu hồng, 16 giờ sen nở lần hai và có màu tím tái. Khi hoa nở, nhiệt độ tăng rất cao, nhiều người dân xung quanh tranh thủ mang trà đến cạnh hoa sen lúc nở để hút lấy mùi thơm rất dịu. Hoa sen nở 3 ngày rồi mới tàn. Hạt sen được gieo mầm khoảng 4 đến 6 tháng sẽ tiếp tục ra hoa.

Chị Lê Thị Thúy An, du khách đến từ Tp.Cần Thơ, cho biết: “…Đến đây mới hiểu thêm sự mất mát, hy sinh của những người ngã xuống, đồng thời biết được sự kỳ diệu của một loại thực vật rất hấp dẫn cùng nhiều câu chuyện độc đáo khác…”.

Đó là câu chuyện về nhiều nhà khoa học đã thử mang sen nia này kèm theo nước, bùn đất để trồng tại các địa phương khác, cụ thể là tại Khu di tích cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc tại Đồng Tháp (thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh) và một số khu du lịch khác nhưng sen không sống được.

Câu chuyện thứ hai là chuyện “Ông Quy” (con rùa) về chùa ở với thầy trụ trì từ năm 1948. Năm 1968, binh biến xảy ra, chùa sơ tán khẩn cấp, rùa cũng bò ra đường tránh bom đạn. Không may, một người dân gần đó bắt được. Năm 1970, chùa được dựng lại. Không hiểu làm thế nào mà rùa lại có thể tự thoát, tìm đường về chùa. Khi gần đến chùa, nó lại bị bắt lần nữa, thầy trụ trì phải chuộc rùa về. Thế rồi nó ở hẳn trong chùa từ đó.

 

Câu chuyện thứ ba là con hạc biết nghe tiếng người. Con hạc được một người dân gần đó bán cho thầy trụ trì với giá 3,1 triệu đồng. Khi cắt dây phóng sinh, hạc chẳng đi đâu mà chỉ sống quấn quýt trong chùa. Hạc rất hiểu tiếng người, làm theo nhiều động tác rất tinh khôn như: bay, vỗ cánh, che sương. Đặc biệt, ban đêm hạc đứng trên lưng rùa nghe thầy tụng kinh.

Năm 1992, hạc bay đi biệt dạng, sau đó rùa cũng chết. Thầy trụ trì tiếc cả hai con vật thông minh, bèn ướp xác rùa, đeo vào cổ một chuỗi tràng hạt, đặt trong lồng kính thờ trong chùa. Trên mai rùa còn khắc năm vào chùa và ngày mất: 1948 - 29/7/2002. Hiện chùa còn nuôi dưỡng 3 con rùa khác có tuổi thọ khá cao: 48, 82 và 98 tuổi.

Hoà thượng Thích Huệ Từ nói thêm “…Sen này rất quý, rất mong nhiều nhà khoa học và các ngành hữu quan sớm có biện pháp bảo tồn và phát triển để không bị tiệt chủng…”

Phan Thị Anh Thư

Về Menu

nét đẹp riêng biệt của chùa sen nia (đồng tháp) net dep rieng biet cua chua sen nia dong thap tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

ngã 怎么做早课 du già Yêu 燃指供佛 妙性本空 无有一法可得 บทสวดพาห งมหากา chùa đồng đắc thanh van thua thi hoa qua diep khuc 118 chu dau tin tuc phat giao Cà y Khánh chúc Đức Phó Pháp chủ Thích phụng 曹洞宗青年联盟 念心經可以在房間嗎 ถวายภ ตตาหารเพล 佛頂尊勝陀羅尼 nguon goc cua kho dau quÃƒÆ phÃp 八吉祥 toi xin dua em ß Đậu nành chống được hai bệnh ung thư 惨重 Não tÃƒÆ la 간화선이란 Chuyện bên lề Hội nghị Sakyadhita 氣和 一仏両祖 読み方 慈恩传 敕命玄奘法師充任上座 西南卦 phat 佛教与佛教中国化 qua gửi bạn trẻ có ý định xuất gia ke 佛说如幻三昧经 Nói lời tri ân gia hạn nhận bài hồi ức một quận chúa kỳ 3 người Kiểm soát ăn quá mức bằng liệu pháp ï¾ï¼ º Å o 空寂 ç æˆ น ทานชาดก An chay Tu 涅槃御和讃 演若达多