Nếu bạn yêu Sài Gòn thì bạn sẽ yêu những con đường lá rụng vàng ươm giữa mùa mưa đến sớm, độ cuối tháng 3, đầu tháng 4. Đó là con đường Lê Duẩn, con đường chạy xuyên qua công viên 30-4 trong một chiều mưa, lá vàng xác xơ bay, mưa rơi lả chả…

Nếu bạn yêu Sài Gòn

nban.jpg

Mùa lá rụng - Ảnh internet

Nếu bạn yêu Sài Gòn, bạn sẽ yêu những góc phố tấp nập xe cộ, yêu cả những con hẻm nhỏ, những căn nhà san sát và cả con đường mới mở ở ven thành phố xe chạy vun vút. Buổi tối đi trên đại lộ Nguyễn Văn Linh hoặc đại lộ Đông Tây để ngắm những hàng cây hoặc những bóng đèn đường soi mình xuống dòng kênh thì đâu còn gì bằng!

Nếu bạn yêu Sài Gòn, bạn sẽ lang thang qua những chốn cà phê đường phố, cà phê hẻm, ngồi ghế xúp, uống cà phê và đọc báo để thấy rằng Sài Gòn mình yêu bình yên quá đỗi. Bạn sẽ lang thang trên những con phố đêm của thành phố đông dân nhập cư và lặng lẽ nhìn những chú xích lô, những cô bán bánh giò, những chị lượm ve chai miệt mài với cuộc mưu sinh. Những thân phận không nhà nằm quặt quẹo nơi góc đường - “mái nhà” mà họ gắn bó, nương thân…

Gầm cầu và cả xó chợ, tưởng chừng là nơi chỉ có những chú chuột cư ngụ nhưng không phải, ở đó còn có những đắng cay của phận đời. Những câu chuyện của dân nhập cư hoặc của người Sài Gòn phá sản, chơi bời được kể như một giai thoại về biến cố của cuộc đời. Tưởng họ chỉ có đắng cay nhưng không, trong thâm tâm vẫn le lói niềm vui, bởi những sự sẻ chia đầy tình người nơi phố…

   

Cà phê Sài Gòn xưa & nay

Nếu bạn yêu Sài Gòn, bạn sẽ yêu nét hoang sơ nơi những miền ngoại vi thành phố. Những con đường, những mái nhà và những con người… quê ơi là quê nơi Cần Giờ, Hóc Môn, Bình Chánh, Củ Chi, Q.12… Họ sống bên những dòng kênh, thửa ruộng, mảnh vườn, cũng dân dã và bình dị như bất kỳ làng quê Việt nào. Ấy thế mà có lúc mình ngộ nhận rằng Sài Gòn toàn những người giàu, ăn mặc láng cóng, sang trọng…

Đó là khi mình còn nhỏ, ở quê nghèo, ước mơ một lần được đặt chân tới Sài thành. Mà cũng có xa xôi gì đâu, ngay bên này, bên kia của dòng kênh Thị Nghè cũng đã thấy sự sang cả và nghèo mồn một. Có những người Sài Gòn lặng lẽ mưu sinh, mang tiếng người Sài Gòn nhưng chưa một lần được bước vào chốn xa hoa như những trung tâm mua sắm của Q.1. Ở đâu chẳng có người giàu, người nghèo! Mình ngộ ra và yêu quá đỗi những con người bình dị giữa phố!

Nếu bạn yêu Sài Gòn, bạn sẽ lắng lòng và chịu khó đi qua những con phố dành cho người quê xứ Quảng, xứ Nẫu hay bất kỳ quê hương nào khác từ Bắc chí Nam . Khu chợ Bà Hoa vốn nổi tiếng là chợ của người Quảng quê mình, lên đó mua đồ nghe tiếng Quảng, giọng Quảng để nguôi bớt nỗi nhớ quê. Có người đi xa quê đã 20-30 năm vẫn thế, lâu lâu vẫn tìm đồng hương ở Sài thành để thôi những nỗi nhớ…

Nếu bạn yêu Sài Gòn, thì bạn sẽ không chỉ biết chê Sài Gòn thế này, thế nọ, buồn Sài Gòn sao cứ tồn tại mặt này, mặt kia… Nếu yêu thiết tha, yêu thật thà, và yêu đúng nghĩa của tình thương thì bạn phải hiểu Sài Gòn, hiểu những “nỗi khổ” của thành phố này để tự giác sống tốt, tích cực đóng góp cho thành phố này, nho nhỏ thôi, như là đừng xả rác, đừng đái đường, đừng chen lấn và nổi sân khi đi ngang qua những lô-cốt, những con đường nước ngập sau một cơn mưa chiều, trái mùa…

Biết đâu đấy là những chất liệu của nỗi nhớ, để một mai xa Sài thành bạn lại ước ao… có một chiều lội bì bõm giữa những con đường lá rụng, “con sông” bất chợt…

Đình Long (TTCT)


Về Menu

Nếu bạn yêu Sài Gòn

Vì sao không hút thuốc lá vẫn bị ung 上座部佛教經典 Những nhận xét thú vị 借香问讯 是 nghe phật dạy về tình yêu thở và cười Thiền định giúp giảm hội chứng ADHD 一息十念 ทาน nhiệt Người dịch sử thi Tây Nguyên khat si hÃƒÆ 饿鬼 描写 Nam mô a di đà Phật 饒益眾生 ngoi thien de hoc tap tot hon Þ xin dung hoi hot voi cuoc doi 阿那律 佛說父母 vài suy nghĩ về quan niệm định mệnh và Ăn trứng có giúp giảm cân noi bat an cua nguoi me ban khai sinh cua cuoc doi Chả giò chay Cỏ Nội chùa đại bi chui chính 曹村村 川井霊園 chÙa 市町村別寺院数 オンライン坐禅会で曹洞宗の教えを学ぶ Nộm thập nhị nhân duyên 供灯的功德 Cổ tích dở dang cuộc sống пѕѓ 緣境發心 觀想書 Là Šla prajnatara 陧盤 Công đức ăn chay Chú đại bi xuan ve cung on lai hanh nguyen tu bi hy xa cua nÃ Æ พ ทธโธ ธรรมโม t Hương cốm ngày xuân tranh luận về hiếu giữa phật giáo và