1. Lúc bé có lần nghe các cụ bảo nhau, đời là bể khổ, rằng sống gửi thác về. Cuộc sống ở nhân gian chỉ là tạm, còn cái chết mới thực là cõi của con người.

Ngẫm ngợi cuối tuần: Sống gửi thác về



Nghe thế không hiểu. Cuộc sống đáng quý chứ sao người ta lại chê nó để ca ngợi cái chết.

Rồi cũng ngờ ngợ, vì thấy từ nhà mình đến hàng xóm, bữa ăn đạm bạc rau dưa, áo vá vai rách nách. Mùa rét không đủ ấm. Mùa hè gió táp, đeo cái áo tơi chằm lá cọ trông như con bù nhìn, mà cũng không tránh được hạt mưa sa. Chung quy lại có phải suy nghĩ đó xuất phát từ chỗ quá nghèo khổ?

Cho đến bây giờ tôi cũng vẫn không hiểu câu ấy là giáo huấn nhà Phật hay là sự tổng kết một đời người mà các cụ nghiệm ra rồi truyền vào tai con cháu?

2. Tôi lớn lên và ra trận. Cuộc sống ngấp nghé cái chết mấy lần nhưng đều thoát. Bây giờ hòa bình rồi, nhìn lại thấy gian khổ nhưng không đến nỗi như các cụ nghĩ về cuộc đời là “sống gửi thác về”. Cuộc sống vẫn còn có một ý nghĩa nào đó, sự hi sinh cho đất nước. Thiếu thốn khó khăn nhưng có sự chia sẻ đùm bọc và nhất là có hy vọng vào ngày mai tươi sáng.

Rồi đất nước chuyển mình mở cửa, bỏ qua tem phiếu mà vẫn sống khỏe, thấy mừng. Chẳng ai trong hoàn cảnh ấy lại nghĩ đến suy nghĩ tiêu cực “sống gửi thác về” như các cụ.

3. Thế rồi đổi mới, đầu tư nước ngoài, rồi dự án này dự án nọ. Thế rồi những miếng đất công được gọi đầu tư xây lên khách sạn dăm sao bảy tầng. Cảm thấy có chút sắc hồng trên khuôn mặt bợt bạt của cô gái, hứa hẹn cho một ngày mai tươi sáng. Mừng. Đến khi những vùng đất “thượng đẳng điền” ven đô được lấp cát để xây chung cư và làm sân golf thì trong lòng mơ hồ gợn lên mối lo, đất ruộng mất đi thì lấy đâu hạt lúa mà ăn. Nhưng được khuyến cáo là xây nhà cho người nghèo, thì cũng có chút hi vọng vỗ về. Rồi hàng chục năm qua, sau bao nhiêu cái quyết định giao đất làm nhà cho người nghèo đầy sự nhân ái đó mà vẫn chẳng thấy mấy người nghèo nào mua được nhà mới. Chỉ có người giàu vào được. Dự án chỉ mới cắm lô định tầng thì các căn hộ trên giấy đã có chủ. Người nghèo vẫn sống chen chúc, trong khi số người khác thì có vài chục căn hộ chờ được giá là bán.

Đâu đó tiếp tục sầm sập các dự án triệu đô, tỉ đô từ nông thôn đến ven biển hết rì-sọt (resort) lại địa ốc sân golf. Chuyện phá hàng trăm ha cây trồng làm cả trăm hộ dân bơ vơ tưởng đã là ghê, vậy mà có chỗ xua đuổi cả người chết, san phẳng cả nghĩa địa để làm nhà. Tất cả đang say tiền như say sóng. Thấy có sự bất công nhưng không biết làm thế nào, ai bênh vực người nghèo trước sự tác quái của đồng tiền...

Sống gửi thác về... Chẳng lẽ là thế ư?

Bài và tranh minh họa: Đỗ Đức (Thể Thao&Văn Hóa)


Về Menu

Ngẫm ngợi cuối tuần: Sống gửi thác về

thiền sư người mỹ phillip kapleau thích 6 toi loi lon nhat ma nguoi viet dang mac phai khi Thay đổi lối sống làm giảm lão hóa phat giao la mot ton giao hay mot triet ly cua B廕苞 Giáo cuộc đời của đức phật là bài học Nhan sắc loi canh bao cua vi thien su truoc khi lam chung bon phap hanh tao niem vui hanh phuc Lòng ý nghĩa danh hiệu đức dược sư và 12 chu ng cơm tấm chay Thực dưỡng sống thọ Nấu mì Quảng chay giao không đủ nhiên liệu và tuổi thọ để Con xin làm sen nhỏ và nâng gót hài Chết có đáng sợ ç mot nghệ thuật hạnh phúc trong thế giới Về một bức thủ bút chữ Nôm của Bồ thần khê cổ tự bắc hàn cac nha su chau a tren dat my cang Về quê Xương rồng chế ngự cơn giận 9 lợi ích khi cho tinh dầu bơ vào chia sẻ hoài bão cho Những điều bạn có thể chưa biết về Sợi dây chuyền định mệnh hinh tuong bo tat quan the am canh hoa sen mau xanh Hà Nội Lễ huý kỵ lần thứ 17 cố phải mất bao lâu để học cách lắng tho mac giang tu bai so 1301 den so 1310 Sơ tổ của Thiền tông Việt Nam nhận thức về vô thường ï½ hằng thuận lạy phật và những trải nghiệm của Rau cải cúc trị đau đầu chương ii phật giáo sau thời hai bà Một người lái đò một người lữ Quảng Ngãi Lễ húy kỵ Tổ khai sơn tổ SÃÆc phat a di da