Có THUẬN DUYÊN và NGHỊCH DUYÊN Thuận duyên thì sự kết tụ dễ, nghịch duyên thì nan giải
Ngẫm về cách dùng từ Gieo duyên khi nói về Phật pháp

Có THUẬN DUYÊN và NGHỊCH DUYÊN. Thuận duyên thì sự kết tụ dễ, nghịch duyên thì nan giải.
Là người sơ cơ, song có cố gắng tìm hiểu Phật pháp và cũng có đọc kinh điển, rất hứng thú khi nghĩ về khái niệm DUYÊN trong Đạo Phật với hàm nghĩa rất rộng và tính khái quát cao, vi diệu lắm. Phật nhìn sự vận động của vạn vật từ vật chất hữu vi đến tư tưởng (vô vi) qua mối quan hệ có tính qui luật DUYÊN, đơn giản song đấy là chân lý. Hết thảy đều hợp tan theo duyên, đủ nhân duyên thì thành tựu, thiếu hay hết duyên thì tan, nói theo ngôn ngữ triết học hiện đại đấy là qui luật khách quan không thể khác. Khái niệm duyên trùm khắp, chi phối hết thảy, hữu cơ gắn bó hết thảy và nếu không hiểu thấu đáu khái niệm này sẽ là khó khăn khó vượt quan nếu muốn thấm thía Phật pháp.

Tôi rất tâm đắc với một hình tượng có giá trị diễn giải mà trong đấy chữ duyên có ở mọi chỗ: một chiếc xe đạp có nhiều bộ phận mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào dù nhỏ nhất thì dứt khoát  không thành chiếc xe đạp, dù món thiếu chỉ là bộ căm hay niền xe, vỏ xe, sườn... Xe đạp thành hình hoàn thiện nhờ hết thảy các bộ phận ấy “kết duyên” với nhau tạo thành, và chữ duyên tất nhiên không chỉ nói về chiếc xe đạp ấy, quan hệ vợ chồng, cha con, bạn bè..cũng do duyên, ngay cả vũ trụ vĩ đại khó tiên lượng cũng do duyên và tùy duyên.

Nội hàm DUYÊN thẻo một cách nhìn có tính học thuật và xét theo triết học, hàm chứa nhiều khái niệm tương thuộc có thể mạo muội diễn giải chút theo tiếng Việt bình dân, mang hơi thở cuộc sống: tạo duyên, gây duyên, duyên lành, kết duyên...

-         Như mọi sự, có DUYÊN LÀNH  và DUYÊN DỮ. Duyên lành tất tạo quả lành, nghiệp lành và ngược lại. Nhìn theo sự vi tế, một lời nói tốt (ái ngữ) cũng là tạo duyên lành và một câu ác khẩu đã là duyên dữ

-         Có THUẬN DUYÊN và NGHỊCH DUYÊN. Thuận duyên thì sự kết tụ dễ, nghịch duyên thì nan giải.

Đấy chỉ là chút xíu thu hoạch về khái niệm duyên trong Phật pháp của một cư sĩ sơ cơ, cạn nghĩ. Để nói rốt ráo về DUYÊN cho quán triệt lời Phật, có lẽ cần rất nhiều công phu nghiên cứu của bậc cao thâm.

Gần đây, trong một số sự kiện Phật sự và truyền thông, nhận thấy có tính mới khi đề cập đến nội hàm DUYÊN, đấy là cách sử dụng từ GIEO – DUYÊN theo nghĩa khởi tạo duyên (lành): tôi gieo duyên cho anh gặp một người có thiện ý với Phật pháp, gieo duyên cho công việc từ thiện... Nghe hay hay.

Trong bối cảnh sự “chuyển dộng” của ngôn ngữ trong các trào lưu xã hội, nhất là trong giới trẻ và những tính mới về ngôn ngữ do hội nhập mạnh và yếu tố công nghệ, Phật giáo không là ngoại lệ, ngay từ ngôn ngữ và có lẽ không chỉ có Phật giáo cho dù ảnh hưởng không nhiều như người ta tưởng.

Là người học ít, nhưng thiển nghĩ: xét về ngữ pháp, từ GIEO – DUYÊN nếu không trùng về nghĩa thì cũng gần gũi với trường nghĩa: tạo duyên, gây duyên, kết duyên..trong ngôn ngữ đời sống, nhưng sắc thái biểu cảm khá hay, có tính văn chương và thẩm mỹ khá và có lẽ chính vì thế mà thấy “nó” xuất hiện cả trong những bài phát biểu chính thức có tính nhà nước và trong cả giáo trình liên quan đến Phật giáo. Cũng theo chiều lạm ngôn “cả gan” của người sơ cơ học ít, tôi tho rằng GIEO – DUYÊN xứng  đáng   được  đánh giá như một sáng tạo về ngôn ngữ trong học tập, quán triệt và biểu đạt Phật pháp trong bối cảnh người ta dễ giải hơn rất nhiều khi nói về sáng tạo ngôn ngữ, ngày nay.

Cá nhân tôi, tất nhiên, khá thích từ ngữ này, do những lý lẽ như vậy.

Nam Mô a di Đà Phật!

 
Nguyễn Thành Công

Về Menu

ngẫm về cách dùng từ gieo duyên khi nói về phật pháp ngam ve cach dung tu gieo duyen khi noi ve phat phap tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

thà Š氣和 xuân về cùng ôn lại hạnh nguyện từ bi ï¾ ï½½ 普提本無 Phật ç¾ dai gioi dan cam lo va hanh trinh ve chung nam son Đang mang thai mà bị cảm cúm nguy 6 tội lỗi lớn nhất mà người việt dừng 機十心 สรนาาใสย สงขฝลล 抢罡 お寺小学生合宿 群馬 mưa nắng vô thường và năng lực của 忉利天 演若达多 น ยาม ๕ 放下凡夫心 故事 念南無阿彌陀佛功德 空中生妙有 ÐÐÐ 即刻往生西方 白骨观 危险性 大法寺 愛知県 止念清明 轉念花開 金剛經 đức phật và sự đóng góp của ngài cho ï¾ å chánh î 彿日 不說 çŠ ß 法鼓山聖嚴法師教學 báo cáo kết quả tu tập của khóa tu mùa 四念处的修行方法 七之佛九之佛相好大乘 å å 菩提阁官网 提等 八吉祥 瑞州三峰院的平和尚 唐代 臨濟 曹洞宗管長猊下 本 Tiêu 既濟卦 本事 佛 thiền 사념처 淨空法師 李木源 著書