Có THUẬN DUYÊN và NGHỊCH DUYÊN Thuận duyên thì sự kết tụ dễ, nghịch duyên thì nan giải
Ngẫm về cách dùng từ Gieo duyên khi nói về Phật pháp

Có THUẬN DUYÊN và NGHỊCH DUYÊN. Thuận duyên thì sự kết tụ dễ, nghịch duyên thì nan giải.
Là người sơ cơ, song có cố gắng tìm hiểu Phật pháp và cũng có đọc kinh điển, rất hứng thú khi nghĩ về khái niệm DUYÊN trong Đạo Phật với hàm nghĩa rất rộng và tính khái quát cao, vi diệu lắm. Phật nhìn sự vận động của vạn vật từ vật chất hữu vi đến tư tưởng (vô vi) qua mối quan hệ có tính qui luật DUYÊN, đơn giản song đấy là chân lý. Hết thảy đều hợp tan theo duyên, đủ nhân duyên thì thành tựu, thiếu hay hết duyên thì tan, nói theo ngôn ngữ triết học hiện đại đấy là qui luật khách quan không thể khác. Khái niệm duyên trùm khắp, chi phối hết thảy, hữu cơ gắn bó hết thảy và nếu không hiểu thấu đáu khái niệm này sẽ là khó khăn khó vượt quan nếu muốn thấm thía Phật pháp.

Tôi rất tâm đắc với một hình tượng có giá trị diễn giải mà trong đấy chữ duyên có ở mọi chỗ: một chiếc xe đạp có nhiều bộ phận mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào dù nhỏ nhất thì dứt khoát  không thành chiếc xe đạp, dù món thiếu chỉ là bộ căm hay niền xe, vỏ xe, sườn... Xe đạp thành hình hoàn thiện nhờ hết thảy các bộ phận ấy “kết duyên” với nhau tạo thành, và chữ duyên tất nhiên không chỉ nói về chiếc xe đạp ấy, quan hệ vợ chồng, cha con, bạn bè..cũng do duyên, ngay cả vũ trụ vĩ đại khó tiên lượng cũng do duyên và tùy duyên.

Nội hàm DUYÊN thẻo một cách nhìn có tính học thuật và xét theo triết học, hàm chứa nhiều khái niệm tương thuộc có thể mạo muội diễn giải chút theo tiếng Việt bình dân, mang hơi thở cuộc sống: tạo duyên, gây duyên, duyên lành, kết duyên...

-         Như mọi sự, có DUYÊN LÀNH  và DUYÊN DỮ. Duyên lành tất tạo quả lành, nghiệp lành và ngược lại. Nhìn theo sự vi tế, một lời nói tốt (ái ngữ) cũng là tạo duyên lành và một câu ác khẩu đã là duyên dữ

-         Có THUẬN DUYÊN và NGHỊCH DUYÊN. Thuận duyên thì sự kết tụ dễ, nghịch duyên thì nan giải.

Đấy chỉ là chút xíu thu hoạch về khái niệm duyên trong Phật pháp của một cư sĩ sơ cơ, cạn nghĩ. Để nói rốt ráo về DUYÊN cho quán triệt lời Phật, có lẽ cần rất nhiều công phu nghiên cứu của bậc cao thâm.

Gần đây, trong một số sự kiện Phật sự và truyền thông, nhận thấy có tính mới khi đề cập đến nội hàm DUYÊN, đấy là cách sử dụng từ GIEO – DUYÊN theo nghĩa khởi tạo duyên (lành): tôi gieo duyên cho anh gặp một người có thiện ý với Phật pháp, gieo duyên cho công việc từ thiện... Nghe hay hay.

Trong bối cảnh sự “chuyển dộng” của ngôn ngữ trong các trào lưu xã hội, nhất là trong giới trẻ và những tính mới về ngôn ngữ do hội nhập mạnh và yếu tố công nghệ, Phật giáo không là ngoại lệ, ngay từ ngôn ngữ và có lẽ không chỉ có Phật giáo cho dù ảnh hưởng không nhiều như người ta tưởng.

Là người học ít, nhưng thiển nghĩ: xét về ngữ pháp, từ GIEO – DUYÊN nếu không trùng về nghĩa thì cũng gần gũi với trường nghĩa: tạo duyên, gây duyên, kết duyên..trong ngôn ngữ đời sống, nhưng sắc thái biểu cảm khá hay, có tính văn chương và thẩm mỹ khá và có lẽ chính vì thế mà thấy “nó” xuất hiện cả trong những bài phát biểu chính thức có tính nhà nước và trong cả giáo trình liên quan đến Phật giáo. Cũng theo chiều lạm ngôn “cả gan” của người sơ cơ học ít, tôi tho rằng GIEO – DUYÊN xứng  đáng   được  đánh giá như một sáng tạo về ngôn ngữ trong học tập, quán triệt và biểu đạt Phật pháp trong bối cảnh người ta dễ giải hơn rất nhiều khi nói về sáng tạo ngôn ngữ, ngày nay.

Cá nhân tôi, tất nhiên, khá thích từ ngữ này, do những lý lẽ như vậy.

Nam Mô a di Đà Phật!

 
Nguyễn Thành Công

Về Menu

ngẫm về cách dùng từ gieo duyên khi nói về phật pháp ngam ve cach dung tu gieo duyen khi noi ve phat phap tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

triển LÃƒÆ å ç æžœ 梵僧又说 我们五人中 Ä Æ Gởi 経典 chẠnhững điều đức phật cảnh 僧秉 mai phát Ăn nhiều đậu nành có tốt cho sức Kháng sinh có thể làm tăng nguy cơ tiểu tẠn ÄÆ tim hieu ve chu hieu trong dao nho va dao phat Tháºn 五重玄義 Trong gió lạnh đầu mùa 不可信汝心 汝心不可信 cánh お仏壇 お手入れ hiến chua kim ngan 瑞州三峰院的平和尚 唐代 臨濟 一仏両祖 読み方 放下凡夫心 故事 Đại hon nhan va dong tinh 做人處事 中文 9 dieu khong biet va 9 dieu khong the trong doi mat thich Công dụng trị bệnh tuyệt vời của 出家人戒律 临海市餐饮文化研究会 xin danh ba phut de suy ngam mot cau Thần chú tiêu trừ chướng nạn 僧伽吒經四偈繁體注音 文殊八字法 佛教讲的苦地 TT Huế Buffet chay gây quỹ từ thiện tat 佛教与佛教中国化 hoa nghiem co tu Sô cô la giúp ngăn chặn nhịp tim bất お仏壇 飾り方 おしゃれ 無量義經 彿日 不說