Có THUẬN DUYÊN và NGHỊCH DUYÊN Thuận duyên thì sự kết tụ dễ, nghịch duyên thì nan giải
Ngẫm về cách dùng từ Gieo duyên khi nói về Phật pháp

Có THUẬN DUYÊN và NGHỊCH DUYÊN. Thuận duyên thì sự kết tụ dễ, nghịch duyên thì nan giải.
Là người sơ cơ, song có cố gắng tìm hiểu Phật pháp và cũng có đọc kinh điển, rất hứng thú khi nghĩ về khái niệm DUYÊN trong Đạo Phật với hàm nghĩa rất rộng và tính khái quát cao, vi diệu lắm. Phật nhìn sự vận động của vạn vật từ vật chất hữu vi đến tư tưởng (vô vi) qua mối quan hệ có tính qui luật DUYÊN, đơn giản song đấy là chân lý. Hết thảy đều hợp tan theo duyên, đủ nhân duyên thì thành tựu, thiếu hay hết duyên thì tan, nói theo ngôn ngữ triết học hiện đại đấy là qui luật khách quan không thể khác. Khái niệm duyên trùm khắp, chi phối hết thảy, hữu cơ gắn bó hết thảy và nếu không hiểu thấu đáu khái niệm này sẽ là khó khăn khó vượt quan nếu muốn thấm thía Phật pháp.

Tôi rất tâm đắc với một hình tượng có giá trị diễn giải mà trong đấy chữ duyên có ở mọi chỗ: một chiếc xe đạp có nhiều bộ phận mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào dù nhỏ nhất thì dứt khoát  không thành chiếc xe đạp, dù món thiếu chỉ là bộ căm hay niền xe, vỏ xe, sườn... Xe đạp thành hình hoàn thiện nhờ hết thảy các bộ phận ấy “kết duyên” với nhau tạo thành, và chữ duyên tất nhiên không chỉ nói về chiếc xe đạp ấy, quan hệ vợ chồng, cha con, bạn bè..cũng do duyên, ngay cả vũ trụ vĩ đại khó tiên lượng cũng do duyên và tùy duyên.

Nội hàm DUYÊN thẻo một cách nhìn có tính học thuật và xét theo triết học, hàm chứa nhiều khái niệm tương thuộc có thể mạo muội diễn giải chút theo tiếng Việt bình dân, mang hơi thở cuộc sống: tạo duyên, gây duyên, duyên lành, kết duyên...

-         Như mọi sự, có DUYÊN LÀNH  và DUYÊN DỮ. Duyên lành tất tạo quả lành, nghiệp lành và ngược lại. Nhìn theo sự vi tế, một lời nói tốt (ái ngữ) cũng là tạo duyên lành và một câu ác khẩu đã là duyên dữ

-         Có THUẬN DUYÊN và NGHỊCH DUYÊN. Thuận duyên thì sự kết tụ dễ, nghịch duyên thì nan giải.

Đấy chỉ là chút xíu thu hoạch về khái niệm duyên trong Phật pháp của một cư sĩ sơ cơ, cạn nghĩ. Để nói rốt ráo về DUYÊN cho quán triệt lời Phật, có lẽ cần rất nhiều công phu nghiên cứu của bậc cao thâm.

Gần đây, trong một số sự kiện Phật sự và truyền thông, nhận thấy có tính mới khi đề cập đến nội hàm DUYÊN, đấy là cách sử dụng từ GIEO – DUYÊN theo nghĩa khởi tạo duyên (lành): tôi gieo duyên cho anh gặp một người có thiện ý với Phật pháp, gieo duyên cho công việc từ thiện... Nghe hay hay.

Trong bối cảnh sự “chuyển dộng” của ngôn ngữ trong các trào lưu xã hội, nhất là trong giới trẻ và những tính mới về ngôn ngữ do hội nhập mạnh và yếu tố công nghệ, Phật giáo không là ngoại lệ, ngay từ ngôn ngữ và có lẽ không chỉ có Phật giáo cho dù ảnh hưởng không nhiều như người ta tưởng.

Là người học ít, nhưng thiển nghĩ: xét về ngữ pháp, từ GIEO – DUYÊN nếu không trùng về nghĩa thì cũng gần gũi với trường nghĩa: tạo duyên, gây duyên, kết duyên..trong ngôn ngữ đời sống, nhưng sắc thái biểu cảm khá hay, có tính văn chương và thẩm mỹ khá và có lẽ chính vì thế mà thấy “nó” xuất hiện cả trong những bài phát biểu chính thức có tính nhà nước và trong cả giáo trình liên quan đến Phật giáo. Cũng theo chiều lạm ngôn “cả gan” của người sơ cơ học ít, tôi tho rằng GIEO – DUYÊN xứng  đáng   được  đánh giá như một sáng tạo về ngôn ngữ trong học tập, quán triệt và biểu đạt Phật pháp trong bối cảnh người ta dễ giải hơn rất nhiều khi nói về sáng tạo ngôn ngữ, ngày nay.

Cá nhân tôi, tất nhiên, khá thích từ ngữ này, do những lý lẽ như vậy.

Nam Mô a di Đà Phật!

 
Nguyễn Thành Công

Về Menu

ngẫm về cách dùng từ gieo duyên khi nói về phật pháp ngam ve cach dung tu gieo duyen khi noi ve phat phap tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

無量義經 món 菩提 慈恩传 敕命玄奘法師充任上座 寺院 演若达多 nghĩ về thân và thù 7 thủ phạm gây ho 不空羂索心咒梵文 白骨观全文 ร บอ ปก quà châm Dạy con hiếu thuận Hãy thương mẹ nhiều hơn nhung dong song o giua 曹洞宗管長猊下 本 四大皆空 無分別智 สรนาาใสย สงขฝลล sóng 佛陀会有情绪波动吗 ï¾ï½ Lễ húy nhật lần thứ 35 của cố Bổ sung vitamin B có tốt cho trí nhớ một chế độ ăn chay đúng đắn Sinh phat Các sản phẩm bơ sữa có làm tăng nguy 横江仏具のお手入れ方法 Ăn đường nhiều có hại như thế nào cÃƒÆ n 持咒 出冷汗 ภะ 般若心経 読み方 区切り บทสวด Phật pháp và bệnh trầm cảm 华严经解读 不可信汝心 汝心不可信 そうとうぜん 経典 般涅槃 大法寺 愛西市 Chú dược sư TP Hồ Chí Minh Tưởng niệm lần thứ 47 thuật ngữ kasaya phiền não 忉利天 định nghĩa về tốt và không tốt đạo phật đang lan truyền đến những åº lẽ