Mùa xuân năm Canh Tuất (1010), vài tháng sau khi lập triều Lý, sau cái tết đầu tiên trên ngai vua ở kinh thành Hoa Lư, Lý Công Uẩn về thăm hương Cổ Pháp, viếng đền vị anh hùng làng Gióng và tặng thần danh hiệu Xung thiên thần vương (Thần vương xông lên trời)... Sau những việc trên, Lý Công Uẩn tự tay viết chiếu về việc chuyển kinh đô – sự kiện trọng đại sau ngày sáng nghiệp vương triều Lý. Nhiều thế kỷ sau, các con cháu của Người đã nhiều lần ngẫm ngợi, nghĩ suy về bài chiếu này. Và cứ mỗi lần ngẫm ngợi lại nhận ra những điều tâm đắc mới từ bản chiếu dời đô bất hủ.

	Ngàn năm chưa dễ đã ai quên...

Nhân hội thảo 1.000 năm vương triều Lý và kinh đô Thăng Long (Hà Nội, 21.11)

Ngàn năm chưa dễ đã ai quên...

Chiếu dời đô

Năm 1960, Nguyễn Lương Bích đã đưa ra nhận định trong cuốn Lịch sử thủ đô Hà Nội (Trần Huy Liệu chủ biên): “Lý Thái Tổ đã chọn miền Hà Nội, vì miền Hà Nội lúc ấy, ngoài những điều kiện thiên nhiên thuận lợi sẵn có, còn có những điều kiện kinh tế xã hội rất tốt để làm nền tảng cho việc xây dựng kinh thành mới được bền vững lâu dài. Những điều kiện kinh tế xã hội của miền Hà Nội thời ấy đã được Lý Thái Tổ nhận thấy và nói rõ trong bài Chiếu thiên đô”. Năm 1999, khi Suy nghĩ tản mạn nhân đọc lại bài chiếu về việc dời đô nhân 989 năm sự kiện này, cố giáo sư Trần Quốc Vượng đã cho rằng: Chiếu của Lý Công Uẩn về việc dời đô là một bản tuyên ngôn địa – chính trị, địa – chiến lược, địa – văn hoá về Đại La, Thăng Long – Hà Nội.

Mục đích tối thượng của việc xây dựng kinh đô mới của quốc gia, được ghi rõ trong Thiên đô chiếu là: “mưu toan nghiệp lớn”, là “vi ức vạn thế tử tôn chi kế” (tính kế muôn đời cho con cháu). Ngày nay, điều này được chúng ta diễn đạt bằng ngôn từ hiện đại là quan điểm phát triển bền vững.

Sau khi trả giá cho quá nhiều sai lầm trong quá trình vận động của mình vì đã nhắm mắt bỏ qua những kinh nghiệm lịch sử, chỉ quan tâm những kết quả nhãn tiền... đến đầu thế kỷ 21 nhân loại đã bàn nhiều đến quan điểm lịch sử cho sự phát triển bền vững. Lịch đại và đồng đại là hai mặt của quá trình tồn tại – vận động – phát triển. Thiếu tư duy đồng đại thì không có sự vận động, phát triển. Ngược lại, nếu thiếu tư duy lịch đại, không rút kinh nghiệm, thiếu định hướng, thì sự vận động đó không thể bền vững, thậm chí tác dụng ngược lại, làm rối loạn sự phát triển, sẽ làm mất nhiều lợi ích của các thế hệ cháu con, là bóc ngắn cắn dài, là hy sinh tương lai cho cái trước mắt...

Không vì nhấn mạnh bài học của quá khứ, chỉ mở đầu bằng Tích (chuyện xưa) – là kiểu tư duy lịch đại mà nhờ đó con người có cách đo, lường, “ôn cố nhi tri tân”, rút kinh nghiệm sâu sắc cái đã qua – mà Lý Công Uẩn thiếu đi tư duy đồng đại. Không chỉ dựa vào kinh nghiệm tri thức phương Bắc, Lý Công Uẩn còn đối chiếu với kinh nghiệm của các thế hệ trước ở kinh thành Hoa Lư (từ 968 đến 1009) – trong đó bản thân ông cũng từng trải nghiệm. Đó chính là những tri thức từ thực tiễn nóng hổi.

Nhưng dù dẫn kinh nghiệm tri thức lịch sử phương Bắc cổ đại – là tri thức thế giới đương thời, tri thức sách vở –- hay dẫn chuyện thực tiễn cụ thể ở Hoa Lư của hai nhà Đinh, Lê thời Đại Cồ Việt, thì với Lý Công Uẩn, cả hai bài học kinh nghiệm, kiểm định lịch sử ấy, chỉ là nền cho phép ông xây dựng, nhất quán một nguyên tắc: Đó là công việc hệ trọng. Công việc đó phải đảm bảo kết hợp, thống nhất “trên vâng mệnh trời” với “dưới theo ý dân” – không (được) khinh thường mệnh trời (và) theo ý riêng mình.

Trước khi kết thúc bản chiếu bất hủ của mình, đấng quân vương Lý Công Uẩn – người lãnh đạo cao nhất, tuyệt đối của chế độ quân chủ thời Lý, vẫn thêm một lần hạ bút “Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?” – Chỉ có như thế ông mới thật thanh thản!

Và thấy sử cũ ghi: Bề tôi đều nói: “Bệ hạ vì thiên hạ lập kế dài lâu, trên cho nghiệp đế được thịnh vượng lớn lao, dưới cho dân chúng được đông đúc giàu có, điều lợi như thế, ai dám không theo. Vua cả mừng”...

Bài và ảnh Ngô Vương Anh (Sgtt)


Về Menu

Ngàn năm chưa dễ đã ai quên...

Nên Nhiều lời dạy sau cùng của đức phật trước long tu bi va con nguoi mÙng Mít kho sả ớt món chay quê Gặp gỡ Giáo sư người Mỹ gốc Việt 永代供養 東成 Chánh niệm có thể làm giảm sự 茶湯料とは 士用果 cu si nguyen van hieu 1896 V廕 お墓のお æ æ Vì sao nên để điện thoại xa nơi ngủ Thiền tập xóa bớt lo âu 佛教教學 Cồn hoa thuong thich hue chieu 1895 お墓 pham 淨空法師 李木源 著書 chai nhựa gây hại cho răng của trẻ さいたま市 氷川神社 七五三 打七 忌日是指哪一天 nhật ký å คำอาราธนาศ ล ข น ต 赞观音文 bảo nhung tu tuong de suy niem nhan dip nam moi 剃度出家 ÐÑÑ Khảo biện về kinh Dược Sư 浄土真宗 お守り 怎麼微笑 一行 Steve tin phÃƒÆ t mc phan anh o bhutan van lam cho den chet 生前墓 Mười cách tạo phước lành Tháng Giêng nhiều người Sài Gòn ăn niềm tin vào phật dược sư sinh 曹洞宗 歌 Cải tanh 佛頂尊勝陀羅尼