Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà như Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Đại Bổn A Di Đà
Ngày vía Phật A Di Đà

Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà như Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Đại Bổn A Di Đà... thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.


Thực ra, ngày 17 tháng 11 âm lịch là ngày sanh của Đại sư Vĩnh Minh-Diên Thọ, Tổ sư đời thứ sáu của 13 vị Tổ tông Tịnh Độ Phật giáo Trung Quốc.


Theo Tiểu sử 13 vị tổ Tịnh Độ tông của HT.Thích Thiền Tâm, Đại sư Vĩnh Minh-Diên Thọ (904-975), tự Xung Huyền, họ Vương ở Tiền Đường, người đời Tống. Lúc thiếu thời, ngài thích tụng kinh Pháp Hoa.

Lớn lên, Xung Huyền được Văn Mục Vương tuyển dụng, cho làm quan trông nom về thuế vụ. Nhiều lần Xung Huyền đem tiền công quỹ đến Tây Hồ mua cá trạnh phóng sanh nên bị pháp ty xử ngài vào tội tử. Lúc sắp đem đi chém, thấy ngài trước sau vẫn an nhiên điềm tĩnh nên lấy làm lạ mới cho diện kiến Văn Mục Vương. Vương hỏi duyên cớ, ngài đáp: "Tôi tự dụng của công, đáng tội chết. Nhưng toàn bộ số tiền đó, tôi dùng cứu được muôn ức sanh mạng, thì dù thân này có chết, cũng được vãng sanh về cõi Lạc bang, vì thế nên tôi không có gì phải lo sợ". Văn Mục Vương nghe qua cảm động, ra lịnh tha bổng. Ngài xin xuất gia, Vương bằng lòng.

Sau đó, ngài đến quy đầu với Thiền sư Thúy Nham ở Tứ Minh. Kế lại tham học với Thiều quốc sư ở Thiên Thai, tỏ ngộ tâm yếu, được quốc sư ấn khả, ngài từng tu Pháp Hoa Sám ở chùa Quốc Thanh. Trong lúc thiền quán thấy Đức Bồ tát Quán Thế Âm rưới nước cam lồ vào miệng, từ đó được biện tài vô ngại và nhất ý chuyên tu Tịnh nghiệp.

Năm Kiến Long thứ hai, đời Tống, Trung Ý Vương thỉnh ngài trụ trì chùa Vĩnh Minh, tôn hiệu là Trí Giác thiền sư. Ngài ở đây khoảng 15 năm, độ được 1.700 vị Tăng. Đại sư lập công khóa, mỗi ngày đêm tụng một bộ kinh Pháp Hoa, niệm 10.000 câu Phật hiệu.

Đại sư thường truyền giới Bồ tát, mua chim cá phóng sanh, thí thực cho quỷ thần, tất cả công đức đều hồi hướng về Tịnh độ. Ngài trước tác Tông Cảnh Lục, Vạn Thiện Đồng Quy Tập..., đặc biệt là soạn Tứ Liệu Giản: "1-Có Thiền không Tịnh độ/Mười người, chín lạc lộ/Ấm cảnh khi hiện ra/Chớp mắt đi theo nó. 2-Không Thiền có Tịnh độ/Muôn tu muôn thoát khổ/Vãng sanh thấy Di Đà/Lo gì chẳng khai ngộ? 3-Có Thiền có Tịnh độ/Như thêm sừng mãnh hổ/Hiện đời làm thầy người/Về sau thành Phật, Tổ. 4-Không Thiền không Tịnh độ/Giường sắt, cột đồng lửa/Muôn kiếp lại ngàn đời/Chẳng có nơi nương tựa" để xiển dương đường lối tu tập cũng như yếu chỉ của tông Tịnh Độ.

Niên hiệu Khai Bảo thứ tám, vào buổi sáng sớm ngày 26 tháng 2 âm lịch, Đại sư lên chánh điện đốt hương lễ Phật xong, ngài họp đại chúng lại dặn dò khuyên bảo, rồi ngồi kiết già trên pháp tòa mà vãng sanh thị tịch, thọ 72 tuổi.

Tuy nhiên, liên quan đến vấn đề thị tịch vãng sanh của Đại sư Vĩnh Minh-Diên Thọ, có một giai thoại thiền lâm thật thú vị, mà theo đó, người đời truyền tụng Đại sư là một trong những hóa thân của Đức Phật A Di Đà tại Trung Hoa.


Tiểu sử 13 vị tổ Tịnh Độ tông ghi: "Theo truyện ký, vào thời Ngô Việt Vương, tại Hàng Châu có Hòa thượng Hành Tu, trụ trì chùa Pháp Tướng.

Ngài vốn con nhà họ Trần ở Tuyền Nam, sanh ra có tướng lạ, hai tai dài chấm tới vai, đến bảy tuổi vẫn không nói. Một hôm có người đùa hỏi, ngài bỗng ứng tiếng đáp:

- Nếu không gặp bậc tác gia, nói cho lắm chỉ xô phá lầu khói mà thôi!

Sau ngài Hành Tu xuất gia ở chùa Ngõa Quan tại Kim Lăng, tham phỏng với Tuyết Phong thiền sư, ngộ được tâm ấn. Từ đó mãnh thú gặp ngài đều thuần phục, từng nổi tiếng là ông Tăng có nhiều sự phi thường, linh dị.

Ngô Việt Vương nhân khi đến chùa lễ Phật, hỏi Đại sư Vĩnh Minh:

- Bạch Tôn đức! Thời nay có bậc chân tăng nào khác chăng?

Đại sư đáp:

- Có Hòa thượng Hành Tu, đôi tai dài, chính là Phật Định Quang ứng thân đấy!

Vương y lời tìm đến ngài Hành Tu ở chùa Pháp Tướng, cung kính đảnh lễ, tôn xưng là Định Quang Như Lai ra đời.

Hòa thượng Hành Tu bảo:

- Đại sư Vĩnh Minh thật khéo nhiều lời. Ông ta cũng chính là Phật A Di Đà ứng thân đó! Nói xong, Hòa thượng Hành Tu ngồi yên mà hóa.

Ngô Việt Vương vội vã trở về chùa Vĩnh Minh định gạn hỏi cho rõ ngọn ngành thì Đại sư Vĩnh Minh-Diên Thọ cũng vừa thị tịch
".

Thì ra, chư Phật và Bồ tát thường xuyên thị hiện để chuyển mê khai ngộ cho chúng sanh. Hành trạng của các Ngài vốn thong dong tự tại, không thể nghĩ bàn. Đại sư Vĩnh Minh-Diên Thọ được người đời truyền tụng là hóa thân của Phật A Di Đà nhưng trong 72 năm thị hiện làm Tăng ở Ta bà không ai biết được.

Chỉ đến những giờ phút sau cùng, lúc thị hiện nhập Niết-bàn, mới phương tiện cho hàng Tăng kẻ tục biết Ngài là Phật A Di Đà hóa thân để tăng trưởng tín tâm, phát tâm niệm Phật, cầu vãng sanh Tây phương Tịnh độ. Từ đây, ngày sanh của hóa thân Phật A Di Đà (Đại sư Vĩnh Minh - Diên Thọ) được chọn làm ngày vía Khánh đản Phật A Di Đà.


Về Menu

ngày vía phật a di đà ngay via phat a di da tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

福慧圆满的究竟佛是怎样成呢 仏壇 通販 父母呼應勿緩 事例 con nguoi van hoa 市町村別寺院数順位 duc do va tai nang trong hanh nguyen hoang phap 必使淫心身心具断 元代 僧人 功德碑 市町村別寺院数 一念心性 是 tuc 梁皇忏法事 五戒十善 精霊供養 お仏壇 お供え อธ ษฐานบารม 四比丘 ภะ お墓参り kinh dẫn biet va khong biet 仏壇 おしゃれ 飾り方 曹村村 อธ ษฐานบารม 做人處事 中文 nhà බ ද ධ න ස සත 一日善缘 phat phap 二哥丰功效 sài gòn mùa ngóng gió 佛教教學 皈依是什么意思 川井霊園 phat ゆいじょごぎゃくひほうしょうぼう ส วรรณสามชาดก như ng ba i thơ hay vê phâ t gia o 鎌倉市 霊園 佛教書籍 度母观音 功能 使用方法 Khám phá mới nhất của Khoa học loai tru nhung thoi hu tat xau 簡単便利 戒名授与 水戸 Vòng eo tăng nguy cơ ung thư vú tăng 천태종 대구동대사 도산스님 Nét 阿那律 香炉とお香