Duyên xuất gia thì xuất gia, duyên cư sĩ thì vui làm cư sĩ đừng cố chấp, gồng mình làm theo mà dễ bỏ cuộc Trên bước đường tu tập thì đừng vội thấy chùa to lớn mà nghĩ nơi ấy là trú xứ của Chánh pháp đừng vội thấy thầy được đông chúng vây quanh mà ngh
Nghe lại chính mình

"Duyên xuất gia thì xuất gia, duyên cư sĩ thì vui làm cư sĩ; đừng cố chấp, gồng mình làm theo mà dễ bỏ cuộc. Trên bước đường tu tập thì đừng vội thấy chùa to lớn mà nghĩ nơi ấy là trú xứ của Chánh pháp; đừng vội thấy thầy được đông chúng vây quanh mà nghĩ là minh sư.
Con hãy đi, hãy nhìn, nghe kỹ và ngẫm sâu để biết rằng: đến ngôi chùa dù to hay nhỏ, dù nghèo hay giàu nhưng tới nơi ấy thì được an nhiên, tự tại, chỉ muốn cúi đầu đảnh lễ chư Phật, Bồ-tát, Hiền Thánh Tăng mười phương ba đời thì đó là Tam bảo hiện tiền. Còn nếu gặp vị thầy nào dù có vẻ ngoài sang trọng hay giản dị, con đừng bận tâm việc ấy, hãy xem từ nơi thầy có toát ra sự ấm áp, yêu thương, vỗ về, che chở; là vị thầy mà đáng để mình kính trọng thì đó thật là vị thầy để con đảnh lễ, vui nghe và học theo hạnh tu của người…”. 

Ni sư đã nói với tôi những lời ấy khi những năm tôi còn đương trai trẻ, chỉ khoảng 24, 25 tuổi. Lứa tuổi của cống hiến, khả quyết và dễ chạy theo cảnh trần. Những lời nói ấy cứ âm ỉ chảy trong tôi. Và tôi đã đi và thấy đúng như vậy. Hiện Ni sư đã hơn 30 năm miệt mài tuổi đạo, 72 tuổi đời sống vì yêu thương hết thảy và chân chánh.

“Nghe kỹ và ngẫm sâu”, lời Ni sư dạy, chợt đồng hiện trong tôi từ những lời kinh Phật. Lúc nào Ngài cũng bắt đầu cụm từ “các ông hãy chú ý lắng nghe và suy nghĩ kỹ, Tôi sẽ vì các ông mà nói…”. Như vậy sự chú ý lắng nghe kỹ sẽ đem lại hiệu quả. Bởi có tập trung, có để tâm đến vấn đề hiện tại đang giải nghi hoặc đang đàm luận hoặc đang trên bước đường tu hành thì sẽ thực hành đúng, có vậy mới gặt hái thành công. Nếu không nghe kỹ, không chú ý sẽ nghe nhầm và suy luận lệch lạc. Lúc đó thực hành sẽ sai đường. Vậy thì mê vẫn hoàn mê, chưa thể tri kiến khai ngộ.

Trong một ngày chúng ta nghe rất nhiều thứ âm thanh, mình chạy theo âm thanh ấy để phân biệt đúng sai, tốt xấu để rồi phiền não dấy lên như những cơn sóng biển luôn chồm lên vồ vập. Cái nghe ấy chỉ là nghe của thanh trần bên ngoài, của vọng tưởng, của phân biệt, thị phi cho nên mình buồn, khổ, than oán. Ít khi nghe kỹ, ngẫm sâu để thấy cái nghe thật sự trong tâm trong veo kia. Nghe lời xu nịnh, thêu dệt, nói đôi chiều, nói dối, lời đường mật… thì sẽ gây ra bao cảnh đổ vỡ. Bởi nghe một chiều, nghe không kiểm chứng, nghe không suy sâu xét kỹ thì nghe đó trôi lăn trong vô minh đau khổ. Người từng nhắc với tôi rằng đừng vội nghe cô nói mà con hãy đi xa, đi nhiều, rồi có dịp tiếp xúc và suy xét lại để thực hành cho đúng.

Sau bao năm nửa đời, nửa đạo tôi vẫn thấy sự tu và công phu tu phi thời của Ni sư luôn là hành trang quý báu để mình học theo hạnh nguyện ấy trên bước đường học và hành theo lời Phật dạy. Ni sư  ngoài những thời khóa công phu chung thì vẫn luôn dành cho riêng mình thời khóa: kinh Lăng Nghiêm, kinh Vạn Phật, Lương Hoàng Bảo Sám. 

Ni sư từng nói rằng: “Lạy Phật bằng niềm tin chân thật. Sám hối nghiệp chướng từ tâm chân thật. Tụng kinh cũng từ tâm chân thật. Trì chú cũng từ tâm chân thật. Ngồi thiền cũng từ tâm chân thật không vọng tưởng mong cầu… thì tất cả sẽ có cảm ứng vậy!”. Mái chùa quê, lời nói của vị Ni sư giản dị mà sâu xa thuần lắng biết bao.

Ni sư xuất thân trong một gia đình giàu có. Mẹ làm nghề kim hoàn, từ nhỏ ăn uống đã có người hầu kẻ hạ, thế nhưng vẫn một lòng quy hướng Phật. Mẹ người từng nói: “Tu khó lắm con ơi!”... Trải qua bao gian khó và bằng ý chí tha thiết mãnh liệt, cuối cùng người đã thực hiện được hạnh xuất gia, theo bước Như Lai giải thoát khổ đau của cảnh huyễn mộng thế gian này.Chiều nay, tôi nương cái nghe theo tiếng mưa để trở về với âm thanh của tiếng chuông chùa quê mộc mạc, nơi mà tôi từng có lần đã cùng với những bậc hiền trì kinh Pháp hoa. Tôi ngồi im lặng và nghe lại chính mình, nghe lại bản tâm trong veo của mình cũng như những giọt nước ngoài thinh không kia trong trẻo đang tuôn chảy cho đời tươi mát, mặc kệ tiếng khen chê. 

Tôi định vấn an Ni sư qua điện thoại, nhưng thôi… và tôi với người đang gọi nhau từ chốn không cùng của vô biên trú xứ để hòa cùng dòng nước mát này ra biển tâm rộng lớn. Tôi thầm nói: Con lạy thầy! Con đã trở về! Thế rồi âm thanh đại hồng chung đang rung trong không gian đặc sệt mưa. Tôi ngồi đó in như bất động mà mặc tưởng công hạnh chư Phật rồi thầm niệm danh hiệu Phật để an trú trong an lạc hiện tại, ngay phút giây này. 

 
Tâm Anh

Về Menu

nghe lại chính mình nghe lai chinh minh tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Chất béo chuyển hóa không tốt cho trí 修妬路 hộ pháp nhìn đời như bọt nước nghìn thẩm quyết cuoc song Vô ngã duc phat cua tuoi Khi ăn nên nhai kỹ Giấc Đất ươn mầm sống Tùy bút Hoa của người hàng xóm 10 dấu hiệu cảnh báo bệnh thận Sự linh ứng của chú Đại bi chùa nhÕn giải pháp chuyển hóa thân nữ thành thân đề buddhanandi Lợi ích của uống nước muối loãng Thức uống dinh dưỡng từ thiên nhiên thuat ngu kasaya phien nao hay buong ra Quả me Thuốc hay ngày hè Hơi thở sâu giúp tăng hiệu quả rau cho một nền đạo đức toàn cầu chien phật giáo việt nam bo tat co that khong Đọc bút ký của một nhà báo doi song la mong manh Lối sống lành mạnh giúp giảm 45 cuoc doi thanh tang ananda phan 3 ngậm Trái tim bất tử Kỳ 1 Đêm trước Ni trưởng Thích nữ Viên Minh đại thọ Gỏi dưa leo làm thế nào để thuyết phục bố mẹ duc dat lai lat ma thuyet giang tai chua quang thấy tao khe Ùc tám giç tac hai cua dien thoai thong minh voi doi song M០trải nghiệm không gian thờ cúng bằng Sư bà Hải Triều Âm viên tịch thọ 94 Liệu Điều trị chứng khô